Giải thích một số hiện tượng xảy ra hằng ngày bằng phân tích hóa học
(Sóng Trẻ) - Máu màu đỏ, cỏ màu xanh, tóc ướt dài hơn tóc khô; hay những việc làm như thợ lặn uống nước mắm cốt trước khi xuống nước, lắc ngược bình cứu hỏa trước khi dùng… là những điều chúng ta đều biết nhưng lại không hiểu vì sao như vậy. Những lý giải bằng hóa học sẽ giúp chúng ta hiểu thêm những điều thú vị của cuộc sống mà hằng ngày chúng ta vẫn thường chứng kiến.
1. Tại sao máu màu đỏ, cỏ màu xanh?
Trong diệp lục tố (clorophin) có mặt của ion Mg2+ tạo phức với vòng Pophirin. Sự tạo phức giữa Mg2+ xảy ra qua 4 nguyên tử N trong 4 vòng pyrrol của Pophirin. Phức chất có màu xanh, vì vậy nên lá cây (chất diệp lục) có màu xanh.
Porofin cũng có thể tạo phức với những ion kim loại khác như Fe2+. Fe3+, Zn2+, Cu2+,… Porofin tạo phức với ion sắt trong hợp chất hemoglobin có màu đỏ.
Còn loài động vật ở sâu dưới đáy biển có máu màu xanh là do sự tạo phức của chất này với ion V3+. Ở loài người và một số động vật khác có màu máu khác là do sự có mặt của ion Cu2+. Ngày xưa, ở Ai Cập, Hi Lạp,...những người đàn ông có máu xanh được coi là anh hùng. Lí do một phần là do sự có mặt ion Cu2+ làm cho khi chém trúng ông ta thì vết thương mau lành, không chảy máu nhiều.
2. Tại sao trước khi lặn xuống biển, thợ lặn thường uống nước mắm cốt?
Thợ lặn thường uống nước mắm cốt trước khi xuống nước (ảnh: internet)
Trong nước mắm cốt có chứa rất nhiều đạm, dưới dạng các aminoaxit và polipeptit, vì vậy trước khi lặn, người thợ lặn thường uống nước mắm cốt để cung cấp năng lượng, giữ ấm cơ thể.
3. Tại sao tóc ướt lại dài hơn tóc khô?
Tóc khi ướt bị dài ra là do các mô protit chuyển từ cấu dạng xoắn anpha thành cấu dạng gấp bêta. Vì vậy khi tóc ướt chúng ta sẽ thấy dài hơn lúc khô.
4. Tại sao trước khi dùng bình cứu hoả thì trước hết ta phải dốc ngược bình (lắc vài cái) rồi mới mở vòi? Bình cứu hoả hoạt động như thế nào vậy? Có phải bình đó dùng được trong mọi vụ cháy không?
Một số bình chữa cháy khẩn cấp, trước khi dùng phải lắc (ảnh: internet)
Trong bình chữa cháy người ta thường để H2SO4 và muối cacbonat của natri. Khi cần dùng thì phải dốc ngược để hai chất tiếp xúc với nhau và phản ứng tạo CO2
NaHCO¬3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O.
Do CO2 là khí không duy trì sự cháy và nặng hơn không khí sẽ làm tắt lửa. Nhưng không phải đám cháy nào cũng dùng CO2 để dập được, ví dụ các vụ cháy kim loại có ái lực mạnh với Oxi như Mg, Al , K. Vì các kim loại đó sẽ kết hợp với Oxi trong CO2 và cháy rất mạnh trong CO2.
4Al + 3 CO2 → 2Al2O3 + 3C
Trong trường hợp này dùng cát thì tốt hơn.
5. Tại sao khi phun nước rửa sạch đường phố người ta thường cho thêm CaCl2 (rắn) xuống đường?
CaCl2 rắn có khả năng hút ẩm rất tốt, vì vậy người ta cho CaCl2 để giữ hơi nước lâu hơn trên mặt đường.
Mai Linh – Hương Liên
Báo mạng điện tử K30
Cùng chuyên mục
Bình luận