Giảng đường hay sàn diễn thời trang di động?
(Sóng Trẻ) - Áo mỏng, quần ngắn, váy ren,... xuất hiện ngày càng thường xuyên tại các giảng đường Đại học. Môi trường học đường đang bị pha tạp bởi nhiều phong cách khác nhau. Điều này tạo nên một hình ảnh không đẹp mắt.
Thời trang sinh viên biến dạng
Ngày nay, không khó để bắt gặp hình ảnh sinh viên ăn mặc quá đà tại các giảng đường Đại học. Từ quần soóc, váy ngắn, quần rách đến lối trang điểm cầu kỳ hay những loại tóc nhiều màu đều được “chưng diện” hàng ngày.
Sinh viên ăn mặc có phần tự do thái quá.
“ Mình có cảm giác một số bạn mặc đồ để đi chơi chứ không phải để đến trường. Quá nhiều phong cách khác nhau, thậm chí rất kỳ lạ cũng xuất hiện tại giảng đường.” – Hải Hà, sinh viên Đại học Hà Nội cho biết.
Giảng đường đang bị nhiều sinh viên biến thành sàn diễn thời trang di động với đủ loại phong cách, từ quần áo, giày dép tới các loại phụ kiện rườm rà.
Cách ăn mặc của nhiều sinh viên khiến môi trường học tập mất đi không khí, thậm chí trở nên lộn xộn, bát nháo.
Hoàng Anh, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền tâm sự:
Cuộc sống ngày càng phát triển, sự giao thoa với nhiều nền văn hóa cũng khiến phong cách ăn mặc của sinh viên thay đổi nhanh chóng.
Ăn mặc hiện đại là xu hướng của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.
Mai Trang, sinh viên Đại học Hà Nội chia sẻ:
Thoát ly khỏi đồng phục, thay vì lựa chọn đơn giản là quần jean, áo sơ mi, nhiều sinh viên lại chọn những bộ cánh sặc sỡ, rườm rà để tạo phong cách riêng.
Lối ăn mặc thể hiện phong cách, cá tính và gu thẩm mỹ của mỗi người. Đó là lý do phổ biến nhất cho việc xuất hiện nhiều loại trang phục chưa phù hợp với môi trường giáo dục.
Quần soóc là “mốt” được nhiều sinh viên nữ yêu thích
Thanh Hằng, sinh viên năm 4, Đại học Kinh tế Quốc dân thẳng thắn bày tỏ:
Phong cách hay phản cảm?
Chỉ quan tâm tới cá tính trong ăn mặc mà bỏ quên các giá trị thẩm mỹ, lịch sự khiến trang phục trở nên không phù hợp.
Quan điểm thoải mái, tự do về cách ăn mặc lại thường dẫn tới những biểu hiện thái quá.
Hình ảnh váy ngắn, áo ren mỏng, quần rách rưới hay các phụ kiện vòng, lắc, khuyên không còn xa lạ với một bộ phận sinh viên hiện nay.
Một số lại quá xuề xòa trong việc lựa chọn trang phục như mặc quần soóc, xỏ dép lê tới trường.
Những điều này vô hình chung làm trang phục trong trường Đại học trở nên thiếu thiện cảm, thậm chí là nhố nhăng, phản cảm.
“ Việc nhiều bạn thể hiện cá tính ở cách ăn mặc quá đà khiến mình cảm thấy không thoải mái. Mình nghĩ cá tính cũng nên phù hợp với môi trường, ăn mặc nên tôn trọng người khác. Cá tính không đi liền với phản cảm” – Nguyễn Thị Vân, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ.
Sự thiếu đứng đắn trong cách ăn mặc của sinh viên cũng gây những tác động không nhỏ tới tâm lý người giảng dạy.
Không ít giảng viên cho rằng việc sinh viên ăn mặc thiếu nghiêm túc khiến người dạy cảm thấy không được tôn trọng khi lên lớp.
Cô Trần Phương Thảo, giảng viên Đại học Nại ngữ cho biết:
Mặc thế nào là phù hợp?
“ Mặc có cá tính nhưng cũng nên cân nhắc cho phù hợp với không gian học tập và không gây cảm giác khó chịu cho người khác. Cá tính cần được đặt đúng lúc, đúng chỗ” – cô Phương Thảo, giảng viên Đại học Nại Ngữ, chia sẻ.
Mỗi người có một chuẩn mực cái đẹp riêng để tạo nên cá tính. Tuy nhiên, cá tính cần phù hợp với với con người và môi trường xung quanh.
Việc bài trừ hay cấm đoán các xu hướng thời trang ảnh hưởng từ bên nài là điều không thực tế.
Bản thân mỗi sinh viên cần cân đối cá tính để có thể lựa chọn trang phục thoải mái, tự tin nhưng vẫn phù hợp với môi trường học.
Thiết nghĩ mỗi trường cần có một chuẩn mực riêng cho việc lựa chọn trang phục của sinh viên để giảng đường là nơi tiếp thu kiến thức một cách đúng nghĩa thay vì bị biến thành sàn diễn.
Thời trang học đường vốn là vẻ đẹp văn hóa cần được giữ gìn thay vì làm biến dạng.
Nguyễn Thị Luyến
Đa phương tiện k34a1
Cùng chuyên mục
Bình luận