Giáo dục báo chí: Chậm

(Sóng trẻ)Sự nổi lên của thể loại báo chí mới cùng với sự biến đổi không ngừng của đội ngũ độc giả đang đợi việc giáo dục báo chí vào tình thế phải đuổi bắt. Đâu sẽ là con đường phát triển của giáo dục báo chí để bắt kịp với xu hướng hiện nay?

Trong thời đại công nghệ thay đổi từng giờ, mỗi khám phá, phát minh của con người có thể biến đổi một khía cạnh nào đó trong cuộc sống. Và khi nền báo chí, bản chất cũng là một ngành năng động, nhiều biến đổi chuẩn bị đón nhận một bước nặt mới thì việc giảng dạy báo chí cũng chịu những tác động tương ứng, thậm chí là phải lột xác hoàn toàn. 

Tờ báo một người

Một trong những phát minh công nghệ quan trọng bậc nhất trong thập kỷ vừa qua chính là chiếc điện thoại iPhone của Apple. Giờ đây, mọi thao tác, mọi chức năng đều gói gọn trong một chiếc điện thoại nặng chưa tới 200 gram. Người dùng có thể chụp ảnh, quay phim với độ phân giải cao ngay trên điện thoại. Và cũng vì thế, một loại hình tin tức mới ra đời: tin tức do độc giả sản xuất (user-created content). Một thông tin loại này vẫn có thể đảm bảo tất cả các tiêu chí của tin tức báo chí, thậm chí còn nổi trội hơn ở khía cạnh đa phương tiện. 

Về mặt xuất bản, giờ đây đó đang dần trở thành sân chơi cho mạng xã hội. Một tin tức nóng sốt, cập nhật từ hiện trường thay vì phải gửi tới các tòa báo, có thể được đăng tải trực tiếp lên các trang cá nhân. Với Facebook, Twitter hay Instagram việc một hình ảnh với lời miêu tả đầy đủ, chi tiết có tới với hơn 500 người cùng lúc. Hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng là gần như ngay tức thì. Nói một cách thẳng thắn, một con người giờ đây có thể đảm nhận nhiệm vụ của cả một tờ báo. 

Vụ đánh bom ở giải marathon Boston. Tin tức từ ngay hiện trường được người chứng kiến chụp lại. Thông tin này tới với hơn 2000 người cùng lúc

Tác động với giáo dục báo chí

Với công nghệ phát triển như vậy dẫn tới một hệ quả là nổi lên một loại hình báo chí mới – báo chí công dân (citizen journalism). Các cá nhân, có thể không phải là nhà báo, hoàn toàn đủ khả năng hấp dẫn người đọc vào các trang blog của mình. Những cá nhân đó có thể chỉ chuyên biệt về một mảng nhất định như kinh tế, văn hóa, nghệ thuật nhưng do lối viết hấp dẫn, lôi cuốn, nhiều nguồn tin mà ngay cả nhà báo cũng không có, đã tạo ra nét khác biệt. 

Thậm chí với những người không có được những ưu thế là cách viết, nguồn tin nhưng vẫn muốn thực hành viết lách vẫn có những loại hình phù hợp với họ. Đó là việc xuất hiện các tờ báo dạng blog cho phép người dùng vừa viết blog chia sẻ vừa cập nhật tin tức. Huffingston Post đã chứng minh rằng họ chỉ cần 3 năm, với một mô hình trang tin kết hợp blog cho người dùng, để có thể vượt qua Washington Post về lượt truy cập cũng như đe dọa vị thế của New York Times-tờ báo chính thống hàng đầu tại Mỹ. 

880f1f053_ny.png
Có thể thấy rõ Huffingston Post hơn hẳn NY Times về lượng truy cập
Nguồn: Báo cáo của NY Times

Từ đó có thể thấy, một cá nhân không nhất thiết cần tới bằng báo chí để có thể làm báo giỏi. Nghề báo là một nghề yêu cầu nhiều kỹ năng, mà đa số đều chỉ có thể đạt được nài thực tiễn hơn là trên ghế nhà trường. Hơn nữa, một nhà báo chỉ có thể phát huy hết khả năng làm báo trong một lĩnh vực riêng biệt. Dành 4 năm học chuyên về một lĩnh vực rồi đi làm báo hay ngồi 4 năm rèn luyện kỹ năng viết báo rồi mới cố gắng chuyên biệt một lĩnh vực?

Một hiện thực bây giờ là không chỉ ở Việt Nam mà các trường báo trên thế giới đang phải đối mặt là thế giới báo chí đang thay đổi quá nhanh để có thể thích ứng. Khóa học kéo dài nhưng chương trình học gồm nhiều môn không cần thiết, gây tình trạng lãng phí không đáng có. Dù là một ngành cần nhiều thực tế nhưng thời gian thực tập gần như tương đương với các trường khác cũng là một trở ngại.

Chương trình học ở các lớp đa phần bị kéo dài không hợp lý. Các môn chuyên ngành bị giành ít thời gian hơn so với các môn lý luận trong khi chính các môn chuyên ngành mới là nơi để sinh viên trau dồi kĩ năng. Ngay bản thân các môn chuyên ngành cũng ít có được sự cập nhật với chính những yêu cầu ngày càng nhiều cho một phóng viên trong thời đại số hiện nay. Mảng giáo dục về mạng xã hội gần như còn bỏ ngỏ, rất ít đề cập.

Với bản chất là một ngành năng động, luôn biến đổi, câu hỏi về bằng cấp báo chí không sớm thì muộn cũng sẽ được đặt ra đối với báo chí nước nhà. Theo bạn, có phải tấm bằng báo chí đang dần trở nên mất giá trị? Sẽ cần những sự thay đổi nào trong việc giảng dạy báo chí để có thể đạt được tối đa hiệu quả cho người học?

Xin mời độc giả gửi các bình luận về vấn đề này bằng cách bình luận phía dưới bài viết hoặc gửi ý kiến về hòm thư: [email protected]

Nhóm 4
Báo mạng điện tử K31




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN