Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh

(Sóng trẻ) - Bản sắc dân tộc là giá trị cốt lõi của nền văn hóa, những giá trị ấy là động lực đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Việc giáo dục văn hóa truyền thống trong nhà trường là rất quan trọng và cần thiết. Qua đó sẽ góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa dân tộc, giúp đời sống tinh thần của các em lành mạnh và phong phú, thúc đẩy hình thành những nhân cách sống tốt cho học sinh.

Vài năm trở lại đây, phường Tây Mỗ đang bước vào thời kì đô thị hoá mạnh mẽ. Việc này khiến cho dân số trên địa bàn phường thay đổi rất lớn. Nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, đổi mới theo hướng hiện đại thu hút người dân đến sinh sống. Sự thay đổi về cơ cấu dân số tác động, khiến cho việc lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương bị ảnh hưởng ít nhiều.

Xu hướng phát triển nhanh chóng trong thời kỳ hội nhập quốc tế của đất nước mang lại nhiều giá trị tích cực cũng như thuận lợi, song cũng tồn tại không ít mặt tiêu cực: nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, vấn đề giáo dục cho thế hệ trẻ, những mầm non tương lai của đất nước lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

img_7515.JPG
Cô Trần Thị Ngọc Oanh – Hiệu trưởng Trường tiểu học Tây Mỗ 

 

Cô Trần Thị Ngọc Oanh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Mỗ chia sẻ: “Việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh thực sự có vai trò rất quan trọng. Với các em bậc tiểu học, đây là lứa tuổi mà nhận thức của các em còn non nớt và cần được bồi dưỡng rất nhiều. Trong mỗi tiết học, các cô sẽ khơi gợi cho các em trí tò mò về những sự kiện liên quan gắn liền với di tích lịch sử đó. Việc giảng dạy bằng máy chiếu cũng trở lên phổ biến để cho các em học sinh thấy được những hình ảnh trực quan, sinh động, giúp các con thêm hứng thú, say mê với bài giảng và tiếp thu bài học một cách dễ dàng hơn”.

Vừa qua, nhà trường đã phát động cuộc thi vẽ tranh “Quê hương Tây Mỗ qua nét vẽ trẻ thơ”. Hội thi nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của tập thể cán bộ giáo viên và gần 1600 em học sinh của nhà trường tham gia dự thi. Thông qua cuộc thi nhà trường cùng với ban tổ chức cuộc thi muốn lan tỏa tình yêu quê hương đất nước, giáo dục thế hệ trẻ về việc bảo tồn lưu giữ những giá trị truyền thống của quê hương Tây Mỗ.

dsc_7387.JPG
Một góc sân Trường Tiểu học Tây Mỗ 

 

Với người dân Tây Mỗ, việc lưu giữ văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ. Nền văn hóa, văn hiến lâu đời mà cha ông để lại như những gì tinh túy nhất mà thế hệ trước chắt chiu dành dụm cho con cháu. Cũng vì thế nên từ các cấp bộ ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương, nhà thờ họ, tổ dân phố cho tới từng cá nhân người dân đều coi văn hóa Tây Mỗ như một phần máu thịt của mình.

Đình làng Phú Thứ, Tây Mỗ  
Đình làng Phú Thứ, Tây Mỗ  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

img_7491-1.JPG
Đình làng Miêu Nha, Tây Mỗ 

 

Ngoài vai trò của nhà trường thì giá trị giáo dục từ gia đình cũng rất quan trọng và có cần sự liên kết chặt chẽ với nhau. Các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm tới việc học của con em mình cũng là nguồn động viên rất lớn đối với các em; bởi vì ngoài sự giáo dục của nhà trường thì gia đình chính là nơi ảnh hưởng đến nhận thức của con trẻ rất nhiều.

Muốn giữ gìn truyền thống, bản sắc của quê hương thì không chỉ riêng ngành giáo dục mà còn cần tới sự vào cuộc của tất cả các tầng lớp nhân dân và chính quyền địa phương. Giá trị văn hóa không chỉ nằm ở những di tích lịch sử mà còn ở truyền thống văn hiến lâu đời của quê hương Tây Mỗ. Đặc biệt là truyền thống hiếu học, đề cao vai trò giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho người dân, từ đó sẽ có tác động tích cực tới việc bảo tồn, lưu giữ văn hóa cổ truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN