Giáo dục Việt Nam: Những lỗi sai đáng trách

(Sóng trẻ) Một cuốn sách Tiếng Việt nâng cao ghi sai thành bài tập Toán, những câu hỏi trắc nghiệm với cả đề bài lẫn đáp án "đánh đố" không chỉ học sinh tiểu học mà ngay cả người lớn cũng phải đau đầu mà không sao có lời giải,... Những sự cẩu thả đó trong hệ thống giáo dục Việt Nam thật đáng trách.

Sách Tiếng Việt dạy trẻ học Toán! 

Hình ảnh dưới đây chính là những lời mở đầu trong cuốn sách Bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp 2 (tập 1 của NXB Đại học Sư phạm khiến các bậc phụ huynh phải ngỡ ngàng về khả năng dạy và học không phải Tiếng việt mà là Toán của nó.

cf9e3d4ae_anh1.jpg

Đối với những em nhỏ cấp Tiểu học, sách giáo khoa được coi là phương tiện học tập có tác dụng định hướng suy nghĩ và phương pháp học. Tuy nhiên, với những sai lầm như cuốn sách này, liệu các em có thay đổi suy nghĩ về việc mua sách Tiếng Việt sẽ dạy học Toán và ngược lại, biết đâu, sách Toán sẽ dạy cách làm bài Tiếng Việt.

Với một Nhà xuất bản lớn như Đại học Sư phạm, cuốn sách in lỗi ngay ở lời mở đầu khiến không ít các bậc phụ huynh mất niềm tin về những nhà xuất bản nổi tiếng, đồng thời, chính họ cũng phải nghi ngờ về độ tin cậy của những bài tập trong cuốn sách này. 

Những bài kiểm tra lạ kỳ không đáp án

Song song với một lịch trình cùng khối lượng học khá nặng, các em học sinh tiểu học còn phải đối mặt với những bài toán "sao" mang tính chất vô cùng đánh đố. 

Chủ nhân của facebook dưới đây gọi những giáo viên ra đề Kiểm tra môn Toán – Tiếng Việt lớp 2 này là “Thánh” bởi câu hỏi : Con lợn nặng 45kg, con chó nhẹ hơn bao gạo 28kg. Hỏi con chó nặng bao nhiêu kg? Đề kiểm tra Toán này không chỉ đánh đố các em mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng phải “bó tay” vì những dữ liệu không liên quan gì với nhau. 

cf9e3d4ae_anh2.jpg

Bài số 2: Câu hỏi không câu trả lời 

Có thể đây là lỗi vô ý do lúc soạn thảo của người ra đề nhưng không thể chấp nhận việc giáo viên không hề kiểm tra lại, chỉnh sửa những sai sót mà đã cho các em làm bài kiểm tra trong một đợt khảo sát chất lượng lớp 2?  Đây không chỉ là do thái độ thiếu trách nhiệm của một bộ phận những người làm thầy mà quan trọng nó ảnh hưởng đến tâm lý của những đứa trẻ: hoang mang khi không hiểu đề và không thể làm được bài. Những phụ huynh còn có đủ niềm tin vào một nền giáo dục vẫn từng ngày được “tuyên bố” là đang cải cách như hiện nay?

Hay việc áp dụng phong trào “nói không với tiêu cực trong thi cử” cũng dẫn đến những tình huống nực cười khi giáo viên cẩn thận quá mức.

cf9e3d4ae_anh3.jpg

Nếu không xem hết những câu hỏi phía dưới, nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là bài kiểm tra môn Văn của những em học sinh THPT bởi phần mở đầu giống như một bài nghị luận xã hội về tính trung thực trong học đường.

Để được làm bài thi, trước hết học sinh phải kí tên để chứng minh mình trung thực và không có bất kì hành vi sai phạm nào. Điểm nhấn của bài kiểm tra này là Bài kiểm tra chỉ dành cho học sinh có danh dự. Bài kiểm tra này không chỉ kiểm tra các em về kiến thức mà nó còn chứng tỏ các em là những người có danh dự, lấy danh dự để đảm bảo việc không có chuyện quay cóp hay nhận bất kì sự giúp đỡ nào trong thời gian làm bài.

Không nói về nội dung của bài kiểm tra nhưng việc cẩn thận quá mức cần thiết của giáo viên không chỉ gây cười mà nó còn đặt ra một vấn đề về sự tin tưởng giữa giáo viên với học sinh: chỉ khi các thầy cô không hề có một niềm tin nào với các em mới buộc các em làm bài bằng danh dự của mình như vậy!

Trên facebook của một nhà báo nổi tiếng Ngô Bá Lục có đăng tải một đoạn phản ánh của một bạn có facebook là Nguyễn Quang Duy về câu hỏi gây thắc mắc trong cuốn “Cùng em học Tiếng Việt” lớp 2.

cf9e3d4ae_anh4.gif

Chính nhà báo cũng đã nhận định về nền giáo dục “vui quá là vui” hiện nay khi đọc câu hỏi trắc nghiệm này. Đây là câu hỏi không khó nhưng không phải ai cũng biết, đặc biệt là đối với các em mới học lớp 2 khi có thể các em không hề biết về câu chuyện liên quan đến câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. Vấn đề ở câu hỏi này là sự khôi hài của nó trong đáp án: B.Có một bà cụ mải miết mài thỏi sắt thành tảng đá. Đọc đáp án này liệu các em có nghĩ bà cụ phải có một sức mạnh siêu nhiên nào để có thể mài sắt thành đá? 

Tạm kết 

Những nhầm lẫn, những bài kiểm tra gây cười trên dù không mang tính phổ biến nhưng để lâu dài,  nếu không có sự sửa chữa kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của các em học sinh. 

Cải cách giáo dục là cần thiết nhưng nếu thay đổi mà không nhìn lại những thiếu sót thì tình trạng gây cười của giáo dục như hiện nay vẫn có cơ hội tiếp tục xảy ra!
Thu Huyền
Truyền hình K31A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN