Giao lưu trực tuyến: Doanh nghiệp xã hội - Cơ hội và thách thức của người Việt trẻ
(Sóng Trẻ) - Những câu chuyện, bài học kinh nghiệm về Doanh nghiệp xã hội & hành trình khởi nghiệp của người Việt trẻ trong lĩnh vực này được chia sẻ cùng khách mời là Giám đốc điều hành Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) - bà Phạm Kiều Oanh tại B11 Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Bà Phạm Kiều Oanh là người sáng lập, đồng thời hiện đang là giám đốc điều hành Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP). Với phương châm sống “Nghĩ thật, làm thật, và mang lại giá trị thật cho cộng đồng", cái tên Phạm Kiều Oanh đã không còn quá xa lạ đối với những người làm công tác phục vụ cộng đồng. Hoạt động một cách say mê và tích cực từ năm 2009 đến nay, bà là người đỡ đầu cho rất nhiều các sáng kiến xã hội, doanh nghiệp xã hội, đem lại sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của hàng trăm nghìn người khuyết tật, của phụ nữ, trẻ em, của những người yếu thế, thiệt thòi.
Buổi giao lưu trực tuyến có sự tham dự của đông đảo các bạn sinh viên lớp Báo mạng điện tử K33 và các sinh viên khác tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
14h, buổi giao lưu trực tuyến chính thức bắt đầu.
Cô Trần Phương Lan - Trưởng BBT Sóng Trẻ tặng hoa cho khách mời của chương trình
Nội dung buổi giao lưu trực tuyến:
Câu hỏi: Xin chị cho biết, hiện tại có khoảng bao nhiêu % các bạn trẻ khởi nghiệp theo mô hình Doanh nghiệp xã hội? (Hồng Trang, 22 tuổi, SV trường KTQD)
Trả lời: Con số thống kê cụ thể hiện tại chưa có. Tuy nhiên, thông qua 1 vài hoạt động đã cho thấy, sáng kiến khởi nghiệp kinh doanh liên quan đến muc tiêu xã hội khá nhiều: 20 - 25% sáng kiến liên quan trực tiếp đến việc giải quyết các vấn đề xã hội.
Câu hỏi: Nhóm tuổi phổ biến khởi nghiệp trong mạng lưới doanh nghiệp xã hội xã hội của CSIP là gì? Và những thay đổi trong thời gian tới như thế nào? (Thu Hương, 22 tuổi, SV Nại thương)
Trả lời: Trên thực tế, các bạn trẻ có rất nhiều ý tưởng. Những hồ sơ, ý tưởng, thể hiện sự quan tâm của các bạn trẻ với CSIP rất nhiều. Tuy nhiên, số lượng những hồ sơ được CSIP hỗ trơ thì đã phải thực sự bắt tay triển khai doanh nghiệp của mình một cách nghiêm túc… số lượng này cũng không nhiều lắm, hầu hết đều mới chỉ dừng ở project, ý tưởng, còn biến nó thành một doanh nghiệp xã hội thì chưa nhiều. Đa phần độ tuổi từ 30 - nài 30 là độ tuổi chín để cải thiện những ý kiến kinh doanh về cộng đồng của mình. Đó cũng là thách thức dành cho giới trẻ khi có nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng phải tổ chức tốt hơn nữa để triển khai thực tế ý tưởng ấy.
Câu hỏi: Lý do gì chị lại chọn con đường doanh nghiệp xã hội để bắt đầu khi lúc bấy giờ chưa có ai tiên phong, cũng không có chính sách nào hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp này? ([email protected])
Trả lời: Có thể một số bạn biết đến cuốn sách với tiêu đề “Con gái Bà Triệu thế kỷ 21”, trong đó mình có kể về hành trình mình đến với doanh nghiệp xã hội. Mình tốt nghiệp đại học Tổng hợp năm 1990, là cử nhân Triết học. Sau khi tốt nghiệp, mình có làm nhiều nghiên cứu. Đến một thời điểm, mình muốn làm những công việc gắn bó với cộng đồng, phục vụ cộng đồng.
Mình bắt đầu làm cho một vài tổ chức xã hội như UNICEF và các tổ chức phi chính phủ khác...
Mình nhận thấy nếu hoạt động như một tổ chức xã hội thông thường thì sẽ rất khó khăn. Tại thời điểm đó, các nước bắt đầu phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội. Mình may mắn được biết đến và tiếp cận, và thấy rằng đó là giải pháp cho sự phát triển các tổ chức xã hội. Tinh thần của doanh nhân sẽ giúp các tổ chức xã hội phát triển mạnh mẽ.
Câu hỏi: Chị hãy chia sẻ những giai đoạn/vấn đề khó khăn mang tính chất quan trọng nhất trong hành trình tiên phong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội và cách mà chị đã giải quyết thành công nó được không? ([email protected])
Trả lời: Khó khăn rất nhiều, mỗi giai đoạn sẽ có khó khăn riêng: về nhân sự, tổ chức... Vì doanh nghiệp xã hội là một mô hình mới nên thiếu nhân lực được đào tạo hay có kinh nghiệm. Nài ra, việc thuyết phục cộng đồng, doanh nghiệp về doanh nghiệp xã hội cũng là những khó khăn rất lớn.
Công tác xã hội là việc đến từ trái tim, kinh doanh đến từ khối óc nhiều hơn, vì thế việc “kết hôn” giữa trái tim và khối óc cũng gây ra nhiều sự nghi ngờ. CSIP phải chứng minh sự hiệu quả của một mô hình kinh doanh tốt, động cơ không phải về tiền bạc hay tài chính mà là hướng đến cộng đồng. CSIP cũng đã chứng minh được điều đó thông qua một số mô hình đã được xã hội biết đến như tò he...
Nài ra, còn có khó khăn về nhận thức, về khuôn khổ pháp lý cũng như những khó khăn về số lượng doanh nghiệp xã hội là chưa lớn. CSIP đang nỗ lực để tháo gỡ những khó khăn đang được đặt ra.
Khách mời Phạm Kiều Oanh chia sẻ & trả lời câu hỏi từ độc giả
Câu hỏi: Chị cùng với CSIP đã có 1 quá trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp xã hội do người Việt trẻ sáng lập. Xin chị cho biết những khó khăn (thách thức) chung đối với những người trẻ trong quá trình khởi nghiệp với mô hình doanh nghiệp xã hội? (về ý tưởng, về vốn hay về chính sách tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động…)? ([email protected])
Trả lời: Chúng ta cần ý tưởng giải pháp khởi nghiệp nhất định. Mình được tiếp xúc với nhiều nhóm bạn trẻ, có ý tưởng rất hay như ĐH Bách Khoa Đà Nẵng. Là dân kỹ thuật, các bạn ấy mong muốn một giải pháp về mặt công nghệ hỗ trợ người khuyết tật. Đây là ý tưởng rất hay. Khi nói chuyện cũng các bạn trong nhóm thì mình mới hiểu tình cờ trước đó đã có những tương tác hoạt động cùng người khuyết tật Đà Nẵng. Ở một mức độ nào đó, các bạn ấy hiểu đối tượng các bạn ấy quan tâm. Cộng với năng lực về mặt công nghệ, các bạn đã đưa ra được giải pháp hỗ trợ.
Quay trở lại, khi đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ mình thấy rằng các bạn nên tạo ra cho mình những cơ hội để khám phá những lĩnh vực mình quan tâm sâu sắc hơn. Ví dụ trong lĩnh vực môi trường, các bạn hãy xuống những nơi có vấn đề về môi trường, bối cảnh, vấn đề xung quanh tạo ra hậu quả. Từ việc các bạn hiểu, có xúc cảm với chuyện đó…
Ai cũng biết HN mùa gặt có nhiều khói bụi. Có những lần mình đi công tác gần Nôi Bài có hàng chục, hàng trăm đốm lửa khác nhau do bà con đốt rơm rạ. Nếu bạn đam mê, rung động, nếu bạn quan tâm đến môi trường thì cần phải tương tác, có những hoạt động về vấn đề đó. Có thể nói chuyện với những chuyên gia về vấn đề các bạn quan tâm. Trên cơ sở đó, nếu các bạn là cử nhân của ngành nào đó, hãy sử dụng thế mạnh cộng với nhu cầu cộng đồng, cùng sự quan tâm khát khao, các bạn có thể đưa ra giải pháp gì thực tế và gần gũi với cộng đồng và năng lực triển khai của các bạn.
Với những vấn đề liên quan đến vốn đa phần các bạn đều nghĩ khởi nghiệp cần rất nhiều tiền. Nhưng đa phần các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công họ đều huy động vốn. Còn thời gian mới là vốn quan trọng nhất. Thay vì dành thời gian đi làm thêm thì nên quan tâm đến vấn đề này hơn.
Nếu như bạn ko tự bỏ tiền ra cho công việc của mình mà chỉ săn đón ở bên nài thì sẽ ko thể làm được điều đó.
Chính vì vậy, giai đoạn đầu tiên bạn phải dựa vào chính mình, gia đình, bạn bè mình… thì mới có thể chứng minh cho người khác đầu tư vào.
Nên nhớ, đồng tiền có 2 mặt nên nếu ta không biết kiểm soát, chia sẻ với nhà đầu tư thì dự án còn nhanh đổ vỡ hơn.
Theo mình, ngay từ đầu bạn phải hiểu vấn đề, xây dựng mô hình cho sản phẩm của mình sau đó mới nghĩ đến việc gây vốn và xin đầu tư.
Câu hỏi: Ở nước ta hiện nay có 1 số tổ chức xã hội do người trẻ sáng lập hoạt động vì những người yếu thế, thiệt thòi. Vậy theo chị, các tổ chức này có nên chuyển sang mô hình hoạt động của một doanh nghiệp xã hội không? Tại sao? (Trần Loan, 21 tuổi, SV Học viện Báo chí & Tuyên truyền)
Trả lời: Để thành lập doanh nghiệp xã hội cần động cơ, mục tiêu xã hội tương đối rõ ràng. Đối với các tổ chức xã hội do người trẻ sáng lập hoạt động vì những người yếu thế, thiệt thòi thì đã có mục tiêu xã hội rồi. Tuy nhiên, mô hình doanh nghiệp xã hội cũng là mô hình kinh doanh, nghĩa là phải có thị trường, phải cung cấp được các sản phẩm dịch vụ, phải có người mua, người trả tiền, còn những hình thức như gây quỹ, chia sẻ như trên thì không gọi là doanh nghiệp xã hội. Lúc nào có khả năng hoạt động với hình thức thị trường thì hãy gây dựng và phát triển thành doanh nghiệp xã hội.
Câu hỏi: Được biết, chị không chỉ là người tiên phong phát triển doanh nghiệp xã hội, chị còn là 1 trong các thành viên rất tích cực tham gia vận động chính sách để đưa doanh nghiệp xã hội vào Luật doanh nghiệp, xin chị chia sẻ về quá trình này ạ? (Thuỳ Dương, 22 tuổi, ĐH Luật Hà Nội)
Trả lời: Vận động pháp lý là một bài toán lâu dài và phức tạp. Không phải một mình mình mà cần cùng làm chung với nhiều đối tác khác để xây dựng khung pháp lý cho doanh nghiệp xã hội. Hiện tại, khung pháp lý cho doanh nghiệp xã hội đã tương đối hoàn thành ở 1 khía cạnh nào đó.
Trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 có điều 10 đề cập cụ thể đến doanh nghiệp xã hội. Sau đó, vào năm 2015 có nghị định 96 để hướng dẫn triển khai thực hiện điều 10 trong luật và đến tháng 5/2016, có thông tư quy định cụ thể về mặt mẫu mã, quy trình và hình thức đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội.
Các bạn trẻ nếu muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội có thể đến phòng đăng ký kinh doanh để thực hiện các thủ tục pháp lý. Hiện nay, có thể nói, cơ sở pháp lý về doanh nghiệp xã hội đã rõ rãng hơn.
Câu hỏi: Người trẻ thường khởi nghiệp để có chỗ đứng và quan trọng là kiếm được nhiều lợi nhuận về kinh tế cho bản thân. Trong khi ấy doanh nghiệp xã hội là nhằm phục vụ cho cộng đồng. Vì vậy có một vài ý kiến cho rằng 2 điều này đang có những mâu thuẫn với nhau, chị đánh giá thế nào về ý kiến này? (Huyền Giang, 27 tuổi, Bắc Giang)
Trả lời: Trong số khoảng 500.000 Doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay thì doanh nghiệp xã hội chỉ chiếm dưới 10%. Không phải ai cũng phù hợp nên các bạn không phải lo lắng nó là con đường duy nhất để kiếm sống. Và không phải tất cả các bạn trẻ đều đặt mục tiêu là kiếm được nhiều tiền. Nếu muốn kiếm được nhiều tiền thì nó không phải động cơ phù hợp để các bạn thành lập doanh nghiệp xã hội.
Đôi khi doanh nghiệp xã hội sẽ đến theo con đường "cong". Không phải ai sinh ra, học ĐH đã biết mình muốn gì, giá trị cốt lõi của mình nằm ở đâu. Các bạn có thể xem chương trình “Chuyến xe khởi nghiệp”, câu chuyện của anh Trần Văn - Founder công ty “Vé xe rẻ” - 1 trong những DN được CSIP hỗ trợ năm 2014.
Câu chuyện của Văn, cũng là một người không mấy khá giả, được học bổng MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh) ở Mỹ. Sau đó, bạn ấy hoạt động nhiều điều khác nhau nhưng chưa tìm được việc gì mình muốn làm, vừa phát triển mục tiêu kinh doanh vừa đáp ứng mục tiêu cá nhân là hỗ trợ nhiều bạn khác.
Trong đêm Giáng sinh buồn ở Mỹ, bạn ấy đã lên mạng search về việc công nhân Việt Nam gặp khó khăn khi mua vé tàu Tết. Bạn ấy nghĩ đó là vấn đề và đã tạo ra sự kết nối giữa hãng xe và người mua Việt để có được vé rẻ nhất, tiện nhất… ”Vé xe rẻ” đã ra đời năm 2014 và khởi nghiệp tương đối thành công khi thu hút cả nhàđầu tư nước nài.
Đây là câu chuyện của người trẻ vừa kinh doanh vừa giải quyết được vấn đề của xã hội.
Nhưng không phải ai cũng ngay lập tức tìm được con đường đó. Đừng ảo tưởng các bạn trẻ đều nên thành lập doanh nghiệp xã hội, không phải ai cũng có thể khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội. Chỉ cần bạn có giá trị tương đồng, có niềm đam mê thì mới nên làm doanh nghiệp xã hội.
Nếu bạn có thể làm sẽ rất tuyệt vời. Còn nếu bạn đang làm mô hình lợi nhuận thì cũng đừng buồn vì chỉ cần bạn không làm ảnh hưởng đến môi trường, những người dân xung quanh, đặt kim chỉ nam chính trực, hướng đến giá trị phục vụ cộng đồng… thì đó đã là giá trị xã hội nhân văn rồi.
Cô Trần Phương Lan - Trưởng BBT Sóng Trẻ chỉ đạo chương trình giao lưu trực tuyến
Câu hỏi: Người trẻ có thể khởi nghiệp theo mô hình doanh nghiệp xã hội trong những lĩnh vực nào, thưa chị? (Lan Chi, 19 tuổi, SV năm nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Trả lời: Các bạn có thể khởi nghiệp với mô hình doanh nghiệp xã hội trong bất kì lĩnh vực nào, cũng như kinh doanh thôi, các bạn có thể kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mình nghĩ, việc lựa chọn lĩnh vực tuỳ thuộc vào ý tưởng, sự sáng tạo và tất nhiên, phụ thuộc cả vào sở thích của các bạn Trong truyền thông, chúng ta cũng có thể phát triển doanh nghiệp xã hội. Các bạn chắc cũng biết đến một số cuộc thi điện ảnh ủng hộ những người làm điện ảnh sản xuất các phim có tác động xã hội rộng rãi: như những bộ phim về nghèo đói, về HIV, về bảo vệ phụ nữ và trẻ em.
Báo chí truyền thông là phương tiện rất tốt để định hướng hành vi của giới trẻ để chuyển sang những hành vi có lợi cho môi trường, những điều đó đều có thể trở thành cơ sở cho sự ra oời của doanh nghiệp xã hội.
Câu hỏi: Theo Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp năm 2015 của Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI, khoảng trên 50% người trẻ lo sợ thất bại khi khởi nghiệp, liệu khởi nghiệp theo mô hình doanh nghiệp xã hội có phải là một giải pháp hiệu quả cho nỗi sợ đó không? Vì sao? (Bác Yên, 50 tuổi, Trung Kính)
Trả lời: Khởi nghiệp với doanh nghiệp xã hội có khi còn khó hơn khởi nghiệp với doanh nghiệp bình thường, cả 2 hình thức đều tồn tại rất nhiều rủi ro, vì vậy, các bạn cần phải chuẩn bị cho những rủi ro đó.
Theo mình, đối với các bạn trẻ thì mục tiêu khởi nghiệp có phải chỉ là để kiếm tiền, hay đó là quá trình để các bạn tự khám phá chính mình, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và giá trị của bản thân. Vì thế, có thể nói đây là hành trang có lãi cho hoạt động khởi nghiệp doanh nghiệp bình thường hay doanh nghiệp xã hội. Như vậy, có thể khởi nghiệp thành công hay không thành công thì đều luôn là tài sản đáng quý cho các bạn trong cuộc sống.
Câu hỏi: Được biết, chính phủ đã có những chính sách riêng cho những doanh nghiệp xã hội vì tính chất phục vụ cộng đồng của mình, và chị cũng đã giúp đỡ thành lập rất nhiều các doanh nghiệp xã hội tại VN. Liệu đã bao giờ chị gặp phải, hoặc nghĩ tới trường hợp có những doanh nghiệp xã hội chỉ mang danh doanh nghiệp xã hội nhưng thực chất lại không phục vụ cộng đồng hay chưa? Liệu có cách nào để giải quyết tình trạng này hay không? ([email protected])
Trả lời: Với những doanh nghiệp được CSIP hỗ trợ thì gần như không có vì sự tuyển chọn rất kĩ và không có gặp trường hợp nào man trá. Tuy nhiên, trường hợp này có thể xảy ra khi các doanh nghiệp dùng danh nghĩa này để PR cho họ. Bình thường cũng có rất nhiều doanh nghiệp lừa đảo, doanh nghiệp xã hội cũng vậy. Điều đặt ra là chúng ta phải hạn chế nó.
Nhà nước có cơ chế về mặt quản lí như báo cáo, kiểm tra, kiểm soát - đây là một cách để quan lí.
Còn một điều cần phải nhìn lại là nhà nước không thể kiểm soát hết, nên người sử dụng dịch vụ, đối tác mới nhìn được vấn đề của doanh nghiệp. Nếu chúng ta có một cơ chế, để mọi người đưa ra được tiếng nói của mình, phản ánh được những điều chưa tốt của doanh nghiệp, thì đó sẽ là kênh giám sát được tốt nhất những khuyết điểm của doanh nghiệp xã hội.
Câu hỏi: Việt Nam vẫn là một nước nghèo với nhiều thành phần vì nhiều lý do mà luôn cần những sự giúp đỡ từ cộng đồng. Theo chị, việc thành lập các doanh nghiệp xã hội có thể giải quyết được các vấn đề này một cách đúng đắn và lâu dài hay không? Tại sao? (Ngọc Chinh, 20 tuổi, SV năm 3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Trả lời: Mình nghĩ là doanh nghiệp xã hội chỉ là 1 chiến lược để giải quyết những vấn đề liên quan đến nghèo đói, giúp đỡ cộng đồng yếu thế. Chúng ta vẫn cần những hình thức khác như những hình thức hỗ trợ nhân đạo từ cá nhân, doanh nghiệp, từ các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội là một trong những phương thức để đảm bảo sự hỗ trợ bền vững và lâu dài hơn.
Câu hỏi: Chị đánh giá thế nào về cơ hội với người Việt trẻ khi khởi nghiệp với doanh nghiệp xã hội? (Minh Anh, 19 tuổi, Hà Nội)
Trả lời: Hiện nay, các bạn trẻ có nhiều cơ hội được các tổ chức, cơ quan hỗ trợ: tổ chức, cuộc thi hỗ trợ, đặc biệt là cho các bạn trẻ, tổ chức tên HR: kêu gọi sáng kiến khởi nghiệp cho sinh viên, giúp các bạn đưa ra sáng kiến phát triển doanh nghiệp với giải thưởng rất lớn. Đó là những điều kiện rất thuận lợi.
Chương trình giao lưu trực tuyến được cập nhật trực tiếp, quý độc giả có thể gửi câu hỏi cho khách mời tại đây hoặc trên fanpage của Sóng Trẻ
Câu hỏi: Các doanh nghiệp xã hội của người trẻ trong mạng lưới doanh nghiệp xã hội của CSIP có xuất phát điểm như thế nào: từ một DN kinh doanh vì lợi nhuận hay một doanh nghiệp, tổ chức vì cộng đồng (xuất phát điểm nào chiếm tỷ lệ cao hơn)? (Thanh Phong, 30 tuổi, Sóc Trăng)
Trả lời: Các xuất phát điểm này đều có. Thực tế, nhóm mà từ tổ chức xã hội thông thường sẽ đòi hỏi một quãng thời gian chuyển đổi sang doanh nghiệp khá lâu và nhiều thách thức hơn so với nhóm có xuất phát điểm từ một doanh nghiệp kinh doanh, vì bộ kĩ năng của các tổ chức xã hội rất khác so với bộ kĩ năng của doanh nhân.
Trả lời: Chiến lược của CSIP không có tuần tự, mà liên quan đến mỗi hoạt động khác nhau thì sẽ có cách thức khác nhau.
Với 6 năm qua, CSIP đã có những chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp xã hội khởi sự có thời gian hoạt động từ 1 năm trở lại.
Hiện chương trình đó đã kết thúc và hiện nay thì đang có chương trình dành cho các Doanh nghiệp xã hội hỗ trợ về y tế cho người HIV; đồng bào dân tộc như ở Lào Cai, Hòa Bình,...
Các bạn trẻ có thể liên hệ để có thể được hỗ trợ. CSIP đang ươm mầm 1 kênh riêng cho giới trẻ về sáng kiến xã hội để nó không còn giới hạn về địa dư, không gian, thời gian.
Mọi người có thể tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng, cùng nhau trao đổi để đưa ra các dự án, giải pháp kinh doanh vì cộng đồng hoặc tìm kiếm nhờ hỗ trợ của những người hiểu biết về kỹ thuật.
Trả lời: Mình nghĩ lợi thế của các bạn trẻ hiện nay là có lượng kiến thức khá tốt, các bạn có nhiều ý tưởng hay, sáng tạo. Có nhiều bạn cũng đã bắt đầu đưa được các yếu tố công nghệ vào các sáng kiến xã hội đó, đây cũng là điều rất hay.
Mình cũng muốn chia sẻ thêm là trong giai đoạn tới, CSIP sẽ tiếp tục tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm của các tấm gương đã khởi nghiệp thành công với mô hình doanh nghiệp xã hội để mang đến những định hướng, những gợi mở cho các bạn trẻ đang muốn khởi nghiệp với mô hình doanh nghiệp xã hội.
Trả lời: Hai điều này đều quan trọng và không quan trọng. Cái quan trọng là năng lực, đam mê, khả năng của các bạn. Người Việt rất giỏi đưa ra ý tưởng. Nói đùa rằng chỉ cần ra các quán bia, cafe thì sẽ ra được rất nhiều ý tưởng hay ho. Người nước nài lại không nhiều ý tưởng bằng người Việt tuy nhiên họ dám làm. Với bất cứ tổ chức, nhà đầu tư nào thì vốn cũng quan trọng. Còn thực tế, vốn chỉ đến sau. Các nhà đầu tư sẽ chỉ trao cho bạn vốn khi bạn thể hiện được niềm đam mê, quyết tâm và đưa ra được giải pháp sản phẩm bạn là tốt.
Có thể ban đầu thất bại. Điều đó không thực sự quan trọng. Bạn phải thông qua đó để chứng mình mình đủ sâu, cam kết đủ dài để đi qua khó khăn, vì ai cũng có thể nói được: "Thất bại là mẹ của thành công", nhưng không phải ai cũng làm được tốt.Như Edison thất bại đến 999 lần mới thành công, nếu không chúng ta đã không có bóng đèn để dùng. Quan trọng là bạn cần năng lực, nỗ lực. Có thể bạn phải mất vài nghìn lần chứ không chỉ 1000 lần như ông ấy. Nhưng đừng ngại thử và cố gắng. Phải dám nghĩ và cả dám làm.
Khán giả trong hội trường B11 tham gia đặt câu hỏi cho khách mời Phạm Kiều Oanh
Trả lời: Thông qua những kênh tương tác của mình, CSIP mong các bạn trẻ hiểu hơn về vấn đề xung quanh doanh nghiệp xã hội. CSIP tạo cho các bạn nhiều kênh tương tác để các bạn đang quan tâm có thể hỏi, trao đổi lẫn nhau, từ đó đưa ra những sáng kiến kinh doanh doanh nghiệp xã hội thực tế hơn. CSIP luôn chào đón và hi vọng rằng các bạn hiểu doanh nghiệp xã hội không phải của riêng CSIP mà các bạn đều có khả năng và đều sẽ tham gia phòng trào lan tỏa doanh nghiệp xã hội.
Gần đây, Hội đồng Anh đã kêu gọi mọi người tham gia một sáng kiến khá đơn giản và thú vị: với việc sử dụng hashtag #weknow các bạn sẽ góp phần giới thiệu những sáng kiến xã hội xung quanh chúng ta như quán cafe tạo việc làm cho người khiếm thị hay các dự án tái chế... Khi các bạn lan tỏa những câu chuyện đó, các bạn cũng sẽ trở thành 1 phần lan tỏa cho doanh nghiệp xã hội được mạnh mẽ hơn.
Câu hỏi: Có người cho rằng, người trẻ ở các nước phát triển có kỹ năng và môi trường khởi nghiệp tốt hơn nhiều so với người trẻ Việt. Chị suy nghĩ gì về điều này? (Trần Minh Phúc, 22 tuổi, ĐH KTQD)
Trả lời: Các yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển, tất nhiên chúng ta dễ thấy ở nước ta vẫn có những hạn chế nhất định so với các quốc gia phát triển. Song nếu cứ nghĩ mãi về những khó khăn thì chúng ta sẽ tự cản trợ chúng ta. Còn về kỹ năng, kinh nghiệm thì mình nghĩ người trẻ Việt cũng có những lợi thế riêng.Nhiều bạn trẻ có khả năng sáng tạo tốt và sự linh hoạt trong nắm bắt cơ hội khởi nghiệp.
Câu hỏi: Làm sao để một start-up doanh nghiệp xã hội chưa có thương hiệu, tài chính hạn hẹp có thể thu hút người tài đồng hành với mình trong những năm tháng đầu? (Quỳnh Liên, 20 tuổi, ĐH Nại thương)
Trả lời: Chúng ta luôn cần những “người đồng hành” giỏi để bắt đầu một dự án khởi nghiệp. Trong khởi nghiệp với mô hình doanh nghiệp xã hội cũng như vậy. Nếu các bạn tìm được những người có thể chia sẻ với bạn những mục tiêu chung trong việc phục vụ cộng đồng cùng quan tâm thì sẽ là một điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên, bài học là luôn cần công khai về quyền lợi, trách nhiệm và phải tôn trọng lẫn nhau. Tìm được người cùng chí hướng với mình luôn là yếu tố rất quan trọng để gây dựng và phát triển một doanh nghiệp xã hội.
Câu hỏi: Việc hợp tác quốc tế có phải là nguồn hỗ trợ chính cho các doanh nghiệp xã hội do CSIP đỡ đầu hay không? (Lê Thị Loan, 26 tuổi, ĐH Hà Nội)
Trả lời: Hiện nay, nguồn hỗ trợ cho các doanh nghiệp xã hội của CSIP đến nhiều từ các tổ chức hợp tác quốc tế hơn là các tổ chức trong nước.
Tuy nhiên những sự hỗ trợ về kỹ thuật, con người lại đến từ các tổ chức, doanh nghiệp, anh chị em thương gia trong nước rất nhiều. Các tổ chức quốc tế hỗ trợ về mô hình và tài chính là chính.
Chương trình giao lưu trực tuyến kết thúc vào lúc 15h30.
Mặc dù vẫn còn rất nhiều những câu hỏi, sự quan tâm gửi về từ khắp nơi qua những kênh thông tin của buổi giao lưu trực tuyến ngày hôm nay nhưng do thời lượng chương trình có hạn, BBT sẽ gửi những câu hỏi chưa được giải đáp trực tiếp đến khách mời và tiếp tục cập nhật tới quý vị độc giả.
Xin chân thành cảm ơn khách mời Phạm Kiều Oanh - Giám đốc điều hành Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) đã dành thời gian giao lưu và chia sẻ nhiều điều hữu ích và thú vị tới các độc giả của Sóng Trẻ. Cảm ơn cô giáo Trần Phương Lan đã luôn đồng hành, tư vấn và hướng dẫn BBT thực hiện thành công chương trình này. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi, quan tâm và ủng hộ chương trình.
Sau chương trình giao lưu trực tuyến cùng khách mời Phạm Kiều Oanh - Giám đốc điều hành Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) với thời lượng 90 phút, BBT Sóng Trẻ đã trả lời 23 câu hỏi (đã bao gồm 2 câu hỏi trực tiếp tại Hội trường và 2 câu hỏi từ độc giả của fanpage Sóng Trẻ) trên 6 nội dung chính sau: - Những con số về khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội - Ý tưởng thành lập CSIP và các sáng kiến về doanh nghiệp xã hội - Thách thức và cơ hội khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội đối với người trẻ Việt - Cách thức CSIP hỗ trợ các doanh nghiệp xã hội trẻ - Điều kiện khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội, các tiêu chuẩn nền tảng cần có - Định hướng phát triển của CSIP nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xã hội trẻ
|
Báo mạng điện tử K33 / BBT Sóng Trẻ
Cùng chuyên mục
Bình luận