Giới trẻ cần thay đổi ý thức
(Sóng trẻ) - Sau khi Trang tin Sóng trẻ (songtre.tv) mở diễn đàn “Quản lý phát ngôn của sinh viên trên mạng xã hội vẫn như “bắt cóc bỏ đĩa?”, Ban Biên Tập (BBT) Sóng Trẻ đã nhận được hàng trăm ý kiến phản hồi, bình luận. Đa số độc giả đều đưa ra quan điểm đây là vấn đề nhức nhối nhưng để quản lý được thì không phải điều dễ dàng.
Sau một tuần BBT Sóng Trẻ đăng tải bài viết “Quản lý phát ngôn của sinh viên trên mạng xã hội vẫn như “bắt cóc bỏ đĩa?” đã có hàng trăm ý kiến độc giả phản hồi. Phần đông các ý kiến cho rằng đây là vấn đề vô cùng nhức nhối nhưng việc quản lý sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều độc giả nêu lên muốn quản lý được vấn đề bình luận trên mạng xã hội thì giới trẻ cần phải thay đổi ý thức.
Quản lý bình luận trên Facebook – Vẫn đề nan giải
Trong số hàng trăm ý kiến phản hồi của độc giả gửi về bàn luận trên diễn đàn, BBT Sóng Trẻ đã nhận được không ít bình luận của quý độc giả đưa ra quan điểm quản lý bình luận trên Facebook là một vấn đề không dễ. Số lượng bình luận khá lớn cho thấy diễn đàn đã trở thành nơi chia sẻ thẳng thắn, đa cảm xúc cho độc giả quanh đề tài.
Độc giả có địa chỉ mail [email protected] đưa ra quan điểm: “Mình nghĩ cái này chẳng quản lý được triệt để đâu. Mỗi người có một trang cá nhân riêng, không thể bắt người khác phải làm gì ở cái chỗ riêng tư ấy... luật này chỉ hiệu quả khi ở trên các fanpage công cộng khi áp dụng xử phạt, bộ lọc từ ngữ... thì ok, chứ can thiệp sâu quá vào đời sống cá nhân trên mạng của người khác thì không cần thiết và có thể gây ra chống đối ấy.”
Cùng chung quan điển bạn độc giả [email protected] bày tỏ: “Cái này phải quản là đúng rồi đó. Tuy trang cá nhân là của mỗi người thật, nhưng khi đưa ra chế độ công khai thì ai cũng xem được, nó sẽ bị biến thành của chung rồi, và đương nhiên sẽ có ảnh hưởng đến nhiều người. Ở đây không phải ảnh hưởng trực tiếp mà là ảnh hưởng gián tiếp. Có những bạn vốn dĩ chẳng biết nói tục chửi bậy là gì đâu, tiếng lóng cũng không biết, nhưng vì cứ xem nhiều status của bạn bè có dùng mấy từ đó là dần dần cũng bị ảnh hưởng theo. Có những lúc xem trang chủ fb toàn tiếng lóng rồi phát ngôn ngông cuồng, mình cũng cứ thấy nó không ổn làm sao đó.”
Có rất nhiều bình luận bày tỏ quan điểm về vấn đề “Quản lý phát ngôn của sinh viên trên mạng xã hội vẫn như “bắt cóc bỏ đĩa?”
Không chỉ đưa ra quan điểm cho rằng đây là vấn đề nan giải, khó quan lý, độc giả còn bàn luận và đưa ra những biện pháp khắc phục thực trạng đăng tải những bình luận dung tục, vi phạm thuần phong mỹ tục của không ít bạn trẻ hiện nay trên mạng xã hội đặc biệt là Facebook.
Bạn độc giả với địa chỉ mail [email protected]: “Thực ra cái này khó quản lắm, mà quản bằng mấy cái văn bản, quy chế càng khó hơn nữa, vì dễ đụng chạm đến quyền tự do ngôn luận của người ra. Chỉ có tuyên truyền, quản lý bằng quan niệm đạo đức để thay đổi dần lối suy nghĩ thôi. Ví dụ như người ta thấy lời mình phát ngôn không được nhiều người đồng tình, thậm chí còn bị lên án thì đương nhiên người ta không muốn nói như thế nữa.”
Quy chế được ban hành là điều hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Nhưng quản lý bằng văn bản, quy chế hiệu quả còn chưa được như mong đợi. Độc giả [email protected] cho rằng: “Việc quản lý triệt để việc này là một điều vô cùng khó, tuy nhiên để cho các bạn tiếp thu được quy chế thì cần có những buổi giao lưu, tuyên truyền phổ biến quy chế, nâng cao nhận thức cho các bạn học sinh sinh viên có thái độ, suy nghĩ đúng đắn khi sử dụng mạng xã hội và các phương tiện internet.”
Giới trẻ cần thay đổi ý thức
Tài khoản Facebook hay bắt cứ một tài khoản trên mạng xã hội nào đều do một cá nhân quản lý. Nhiều bạn trẻ cho rằng, trang cá nhân của họ, đó là tài khoản của riêng họ, nên tự tung tự tác muốn nói gì, muốn đăng gì là quyền của họ. “Mình thích thì mình đăng” đó sự phản biện hồn nhiên của không ít bạn trẻ để biện minh cho hành động đăng những dòng bình luận dung tục, vi phạm thuần phong mỹ tục trên mạng xã hội Facebook.
Trong diễn đàn nhiều bạn trẻ đã đưa ra quan điểm để ngăn chặn triệt để thực trạng nhức nhối trên Facebook, để làm sạch được Facebook thì giới trẻ cần thay đổi ý thức của chính bản thân mình.
Bạn độc giả với địa chỉ mail [email protected] đã giải thích và đưa ra quan điểm rõ ràng vấn đề này nằm ở ý thức cá nhân: “quản lý phát ngôn trên mạng xã hội sẽ chạm vào 2 mặt đối lập nhau là văn minh công cộng và quyền tự do cá nhân. ví dụ như người ta có thể lấy lý lẽ là đây là trang cá nhân của tôi tôi muốn nói gì thì nói; còn cộng đồng thì lại lý luận rằng đã là mạng xã hội thì không thể riêng tư tuyệt đối và người dùng phải cẩn trọng với phát ngôn của mình để không ảnh hưởng đến người khác bởi nài chính chủ thì cả bạn bè của chủ tài khoản cũng đọc mà không phải ai cũng muốn đọc những phát ngôn thiếu văn minh. nên theo mình thì vấn đề này vẫn nằm ở ý thức cá nhân là chính chứ quy định và chế tài cũng chỉ là một phần thôi.”
Cũng có chung quan điểm với độc giả nói trên, một độc giả có địa chỉ mail [email protected] cho rằng: “Ví dụ ngay từ những ngày đầu fb xuất hiện đã quản lý chặt rồi thì giờ may ra ms thành dc cái "nếp" chứ bây giờ để rõ là lâu rồi, người dùng ngày càng đông, phát hiện thấy vấn đề tiêu cực xong ms đùng cái bảo quản lý điều chỉnh thì làm sao mà quản lý được,kiểu mất bò ms lo làm chuồng :)) mà kể cả là quản lý dc đi chăng nữa cũng chỉ là tương đối thôi. Phụ thuộc hết vào ý thức là chủ yếu.”
Ý kiến cho rằng giới trẻ cần thay đổi nhận thức thì vấn nạn mới có thể chấm dứt
Tình trạng bình luận dung tục, vi phạm thuần phong mỹ tục trên mạng xã hội nói chung và Facebook nói chung là một vấn đề nhức nhối, tồn tại từ lâu. Nhưng để chấm dứt được thực trạng nói trên không phải chuyện một sớm một chiều có thể đưa ra quy chế cấm là cấm được ngay. Thiết nghĩ để hạn chế được tình trạng này thì những cá nhân cần thay đổi ý thức của mình. Hãy tiết chế cái tôi của mình trong cộng đồng.
Diễn đàn “Quản lý phát ngôn của sinh viên trên mạng xã hội vẫn như “bắt cóc bỏ đĩa”? xin khép lại. BBT Trang tin điện tử Sóng trẻ chân thành cảm ơn sự ủng hộ của quý độc giả và mong rằng BBT sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của quý độc giả trong các chủ đề bàn luận sau.
Cùng chuyên mục
Bình luận