Hành trình theo đuổi lối sống không rác của người trẻ Việt

(Sóng trẻ) - Chiều 27/07, talkshow “Giới trẻ Việt Nam và lối sống không rác” được diễn ra dưới hình thức trực tuyến nhằm lan tỏa lối sống lành mạnh, không sử dụng nhựa, hạn chế thải rác nhựa nguy hại ra ngoài môi trường.

Buổi talkshow trực tuyến với sự tham gia của các diễn giả: chị Quách Thị Xuân – Điều phối viên Liên minh không rác Việt Nam; ThS. Phạm Minh Hoa – Giảng viên bộ môn Truyền thông tại Đại học RMIT phân hiệu Hà Nội; chị Hồ Hoài Oanh – người sáng lập tiệm tạp hóa xanh “nói không” với rác thải nhựa (No Waste To Go); anh Nguyễn Văn Thơ – chủ tiệm cà phê tái chế Hidden Gem Coffee. 

z3600496061026_456ea564f79d1eb3193c9c0aa3e412d8.jpg
"Giới trẻ Việt Nam và lối sống không rác" được phát sóng trực tiếp trên Fanpage "Vietnam Zero Waste Allience" và trên ứng dụng Zoom (Ảnh chụp màn hình)

Sự kiện mở đầu bằng thước phim tài liệu “Hãy thay đổi”. Theo đó, mỗi người dân Việt Nam thải, bỏ hơn một chiếc túi mỗi ngày và số lượng túi ni-lông thải ra môi trường hàng năm là khoảng 31,4 tỷ túi, chỉ 17% trong số số đó được tái sử dụng và tái chế. Ước tính hàng năm, khoảng 4,8 đến 12,7 triệu tấn nhựa thải vào các đại dương trên thế giới.

Đáng chú ý, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni-lông. Con số này không ngừng tăng lên theo thời gian.

"Tháng 7 không nhựa" là một phong trào toàn cầu, mục tiêu giúp hàng triệu người trở thành một phần quan trọng trong các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Với các hoạt động tiêu biểu như: làm sạch đường phố, làm sạch biển,… Chiến dịch nhằm giáo dục con người về nguy cơ tiềm ẩn của nhựa, nâng cao nhận thức của cộng đồng về lối sống không rác. Đồng thời, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế xoay quanh lối sống không rác tại Việt Nam (Zero Waste).

Zero Waste –  lối sống không rác, được coi là một trong những chiến lược hành động vì môi trường nhanh và dễ dàng nhất để giảm ngay lập tức các lượng khí thải ra môi trường.

Theo tổ chức Zero Waste Internation Alliance, hệ thống phân cấp các cách thực hành không rác bao gồm: Rethink (nghĩ lại), redesign (thiết kế lại), refuse (từ chối), reduce (giảm thiểu), reuse (tái sử dụng), recycle compost (tái chế ủ phân); material recovery (phục hồi tài nguyên), resource management (quản lý tài nguyên) và không chấp nhận. 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu về môi trường, chị Quách Thị Xuân cho rằng: "Giải pháp đốt rác là không thể chấp nhận được vì nhiều lý do. Thứ nhất, việc đốt rác ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Thứ hai, chi phí đốt rác rất đắt. Thứ ba, việc đốt rác làm triệt tiêu động cơ phân loại tái chế và cản trở con người tiến tới nền kinh tế tuần hoàn. Thứ tư, đốt rác không tạo ra nhiều công ăn, việc làm. Cuối cùng, việc đốt rác không giúp giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên."

Bên cạnh việc xác định sứ mệnh, mục tiêu tổ chức Liên minh không rác của chị Xuân còn triển khai các mô hình không rác như: khu dân cư không rác, trường học không rác. Song song với đó là việc vận động để đổi mới các chính sách như: trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất, hạn chế sản phẩm sử dụng một lần hay phân loại rác, thu phí rác dựa trên khối lượng. Liên minh cũng tiến hành một số các hoạt động về trách nhiệm của doanh nghiệp và không ngừng duy trì thực hiện các biện pháp để tăng cường năng lực và mở rộng mạng lưới.

294796085_1712191382481503_5700932207590399429_n.png
Diễn giả Nguyễn Văn Thơ đã hiện thực hóa ước mơ của mình bằng việc phát triển thương hiệu quán café tái chế từ rác đã bỏ đi. (Ảnh: Vietnam Zero Waste Allience)

Quyết định từ bỏ công việc hướng dẫn viên du lịch với mức thu nhập khá, anh Thơ “ngậm đắng, nuốt cay” trước những lời đàm tiếu của mọi người để thực hiện ước mơ. Thời gian đầu, anh vấp phải không ít khó khăn trong việc xây dựng mô hình quán cà phê sử dụng 100% các vật dụng được tái chế từ rác. Tuy nhiên, chỉ sau 6 - 8 tháng, anh đã thu hồi được vốn và cửa hàng của anh ngày càng được nhiều người biết đến. “Với mình, mình sẽ theo đuổi ước mơ đến cùng, khó khăn thế nào mình cũng sẽ vượt qua”, anh Thơ bày tỏ.

295121787_1712388445795130_5252359414854461799_n.png
Ý thức được trách nhiệm bảo việ môi trường từ rất sớm, chị Oanh đã tham gia nhiều dự án xử lý rác thải ở nhiều địa phương trong cả nước. Bản thân chị cũng là người có nhiều ý tưởng về các sản phẩm tái chế, sử dụng sản phẩm (Ảnh: Vietnam Zero Waste Allience)

Khác với lối đi của nhiều người, cửa hàng của chị Oanh không đi theo hướng kích cầu mà hướng tới mục đích giảm tiêu dùng, chỉ mua những thứ cần thiết. Đây là một giải pháp mới để hạn chế sử dụng túi ni-lông, nhựa dùng một lần. “Mình phải viết một vài bài content trên facebook, instagram về cách thực hành lối sống xanh và tạo cảm hứng cho mọi người. Việc sử dụng biện pháp nào để quảng cáo không quan trọng bằng nội dung, thông điệp mình mang tới”, chị Oanh tâm sự. 

294403158_1712397432460898_8975016153270818792_n.png
ThS Phạm Minh Hoa chia sẻ quan điểm cá nhân qua phần thuyết trình "Từ Reels đến Real - Truyền thông giảm rác thải nhựa" (Ảnh: Vietnam Zero Waste Allience)

Ngoài ra, buổi tọa đàm còn đề cập đến “Thử thách 30 ngày không nhựa cùng VZWA”. Đây là sự kiện hưởng ứng chiến dịch "tháng 7 không nhựa". Thử thách, khuyến khích người tham gia Facebook sáng tạo video với độ dài một phút mô tả một hoặc nhiều hoạt động thường ngày không sử dụng đồ nhựa/nhựa dùng một lần. Tại đây, chị Phạm Minh Hoa cũng chia sẻ một số kinh nghiệm trong cách xây dựng những video truyền thông với chủ đề rác thải nhựa.

Hiện chương trình “Thử thách 30 ngày không nhựa cùng VZWA” vẫn đang trong thời gian diễn ra và sẽ khép lại vào ngày 31/7. Ban tổ chức chương trình hy vọng nhận được nhiều sản phẩm dự thi chất lượng, đồng thời lan tỏa thông điệp "sống xanh" đến với mọi người.

“Thử thách 30 ngày không nhựa cùng VZWA”

1. Mốc thời gian dự kiến: 

· Thời hạn nộp và đăng reels: 01 – 31/07/2022

· Chấm điểm: 01 – 03/08/2022

· Công bố giải: 10/08/2022

2. Cách thức tham gia:

a. Bước 1: Sáng tạo nội dung và hoàn thiện video có nội dung phù hợp

b. Bước 2: Đăng tải video lên chức năng Reels của nền tảng facebook cùng caption với nội dung lan tỏa và kêu gọi thực hành không nhựa. 

***Lưu ý: Yêu cầu bắt buộc: 

· Caption cần tag tên của 03 người bạn và bao gồm các hashtag sau: #30Day_PlasticFree_Challenge #GAIA #VZWA #July2022

· Like Fanpage của Liên minh Không rác Việt Nam (https://www.facebook.com/LienminhKhongracVietNam) 

c. Bước 3: Nhằm hợp thức hóa sự tham gia của người chơi, thí sinh vui lòng gửi email về địa chỉ [email protected].

3. Cơ cấu điểm:

- Điểm do Ban giám khảo chấm: 70% tổng số điểm

- Điểm bình chọn trên Facebook: 30% tổng số điểm

· Like/Reaction: 01 điểm

· Lượt chia sẻ: 02 điểm

4. Cơ cấu giải thưởng:

· 01 Giải nhất: 2.700.000 tiền mặt + 01 phần quà từ BTC + 01 giấy chứng nhận

· 02 Giải nhì: 1.800.000 tiền mặt + 01 phần quà từ BTC + 01 giấy chứng nhận

· 03 Giải ba: 900.000 tiền mặt + 01 phần quà từ BTC + 01 giấy chứng nhận

· 01 Giải yêu thích: 900.000 tiền mặt + 01 phần quà từ BTC + 01 giấy chứng nhận

5. Liên hệ:

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ qua email: [email protected] hoặc số điện thoại: 0902991268 (Ms. Tuyến)

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN