Hoa 20/10 - kẻ cười, người khóc!

(Sóng Trẻ) - Mỗi năm, cứ đến những ngày lễ, tết như 8/3, 20/10,… thị trường hoa lại trở nên sôi động, tấp nập hơn bao giờ. Từ trước ngày lễ 1-2 ngày, hoa được “hét” với mức giá “trên trời”, gấp hàng chục lần những ngày bình thường.

Tuy nhiên, chỉ cần dò hỏi giá hoa tại những vùng đầu mối chuyên cung cấp, hẳn mọi người sẽ rất sửng sốt khi biết rằng giá của chúng khi rời khỏi vườn chỉ bằng một phần rất nhỏ so với số tiền họ đã bỏ ra.

Thử làm khách mua hoa

Chúng tôi đi một vòng qua các con đường lớn như Nguyễn Chí Thanh, Cầu Giấy - Hà Nội vào tối 18/10, thử vào hỏi mua hoa tại một số quầy ven đường. Chưa kịp dừng lại ở quán nào, chúng tôi đã bị những người chào hàng chạy ra tận nài đường để lôi kéo vào mua hoa. Giá của các quán hầu như không chênh lệch nhau là mấy, trung bình 1 bông hồng có giá khoảng 20 ngàn trở lên, 1 cành ly từ 2-3 bông có giá khoảng 100-120 ngàn. Hoa được bó sẵn thành nhiều bó, lẵng rất đẹp, tuy nhiên giá của chúng thấp nhất từ 200-250 ngàn đồng trở lên tùy theo yêu cầu của khách hàng. Dù giá hoa đắt như vậy, song chúng tôi chứng kiến không ít đấng mày râu vào chọn hoa và đều chấp nhận chi với mức giá đó mà không mặc cả gì.

Những ngày lễ, tết như 8/3 hay 20/10 là những dịp hiếm hoi để phái nam có cơ hội bày tỏ tình cảm tới phái nữ - những người bà, người mẹ, người vợ, chị em gái, đồng nghiệp, bạn gái hay người yêu của mình. Lợi dụng tâm lí này, những người bán hoa tự ý đẩy giá hoa lên cao một cách khủng khiếp và rất khó kiểm soát. Các dịch vụ gói hoa, chuyển hoa mọc lên như nấm với chi phí được coi là đắt so với mức thu nhập trung bình của đại đa số người dân lao động Việt Nam hiện nay.

Người nông dân trồng hoa nói gì?


Chiều ngày 19/10, chúng tôi tìm đường về xã Mê Linh - huyện Mê Linh - vùng đất trồng hoa nổi tiếng, chuyên cung cấp hoa hồng cho Hà Nội và một số nơi khác trong cả nước. Hoa ở đây được trồng trên những cánh đồng rộng mênh mông, chia thành từng luống theo từng loại hoa. Và điều đặc biệt là, giá hoa ở đây vô cùng rẻ. Hỏi chuyện bác Nguyễn Thị Chín - một nông dân đang chăm sóc hoa trên đồng, bác nói: “Hoa ở đây hôm nay xuống giá, chỉ 300-500 đồng một bông hồng màu, đỏ gai, đỏ không gai và 800 đồng một bông hồng phấn. Hôm qua, hôm kia (tức 17, 18) giá còn cao hơn chút: 1000-1200 đồng một bông. Năm nay, giá hoa không chênh lệch so với năm nái nhưng chi phí bỏ ra cho phân, thuốc lại đắt gấp đôi năm nái nên tiền bán hoa chẳng được là bao”.  Khi được hỏi, tại sao bác không trực tiếp mang hoa ra Hà Nội bán để lấy lời cao hơn, bác trả lời: “Nhà không ai đi chợ được, ra nài cũng không biết chỗ bán, chỉ có người ta về đây mua buôn thôi”.

Quả thưc, chứng kiến công việc của bác, chúng tôi mới hiểu hết sự vất vả của các hộ nông dân trồng hoa ở đây. Bên cạnh ảnh hưởng của thời tiết, người trồng hoa phải thường xuyên chăm sóc, theo dõi hoa, phun thuốc, bón đất cho cây, phải canh, bấm cho hoa nở vào đúng các dịp lễ tết. Công sức họ bỏ ra không biết bao nhiêu cho đủ mà thu nhập từ hoa đem lại quá ít ỏi. Hầu hết các hộ đều phải làm thêm các công việc khác như thợ xây, trồng rau để trang trải thêm cho gia đình. Cuộc sống vất vả cơ cực khiến nhiều nông dân ở đây phải từ bỏ nghề hoa, phá ruộng, tìm công việc mới. Vì thế, trên những cánh đồng hoa, nhiều sào đất đang bị bỏ hoang lãng phí, không ai canh tác. Ruộng đất bỏ hoang ngày càng nhiều, còn người nông dân thì cố gắng xoay sở với những công việc mới trong khi cuộc sống đói nghèo vẫn đeo bám họ năm này qua năm khác.


 Cô Nguyễn Thị Chín nói về những vất vả của người trồng hoa


 Những bông hoa đã đến “ thì” mà chưa được hái vì giá rẻ


Người nông dân hái hoa bán tại ruộng

Trước khi ra về, chúng tôi mua một bó hồng đỏ 35 bông, cô bán hoa vui vẻ chọn cho chúng tôi những bông hoa được gói cẩn thận trong từng lớp giấy, bó thành bó tròn. Giá của bó hoa đó là 15 ngàn đồng - số tiền nếu ở nội thành Hà Nội thì không đủ để mua 1 bông. Điều mà chúng tôi băn khoăn khi rời khởi xã Mê Linh là đến bao giờ người nông dân mới được hưởng thu nhập xứng đáng với công sức lao động họ bỏ ra? Đến bao giờ những người mua hoa được mua hàng đúng giá, không phải “xót ruột” khi muốn tặng một món quà ý nghĩa cho người thân của mình?

                                                          Triệu Thị Hồng Hạnh

                                                          Lớp Báo in K30 A1


 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN