Lối đi nào cho thơ Việt Nam đương đại?

(Sóng trẻ) - Nằm trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16, sáng 27/2, tại Hội trường Hội nhà văn Việt Nam, số 9 Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) đã diễn ra hội thảo “Thơ và những vấn đề của thơ đương đại”. Những vấn đề “nóng” của thơ ca đương đại đã được các nhà thơ lão thành thẳng thắn đề cập tại buổi hội thảo.


c7b240938_i_6001.jpg

"Thơ và những vấn đề của thơ đương đại" là hội thảo chuyên sâu lần đầu tiên được tổ chức nằm trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam

Hội thảo có sự tham dự của nhà thơ Hữu thỉnh, chủ tịch hội liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; Nhà thơ Trần Ninh Hồ, Chủ tịch hội đồng thơ, Hội nhà văn VN; Nhà thơ Vũ Quần Phương, Chủ tịch câu lạc bộ Văn chương, Hội nhà văn Việt Nam cùng đông đảo các nhà thơ trong các câu lạc bộ thơ trên cả nước.

c7b240938_i_6091.jpg

4 nhà thơ chủ trì buổi hội thảo: Trần Ninh Hồ, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Vũ Quần Phương (từ trái qua)

Thơ và những vấn đề hôm nay

Mở đầu hội thảo, nhà thơ Vũ Quần Phương có bài tham luận đề dẫn, “xới” lên một số vấn đề của thơ ca ngày nay. Theo ông, số người mê thơ ở nước ta chưa bao giờ lại đông thế này, số người được tôn vinh là nhà thơ ước tính tới hàng chục vạn, riêng câu lạc bộ Việt Nam có tới một vạn thành viên, chưa kể đến trùng trùng lớp lớp các câu lạc bộ tại các tỉnh, thành, phường, xã... Vì vậy, đã có ý kiến với Quốc hội tự phong nước ta là Thi quốc. Thế nhưng có một nghịch lý ở đây là làm thơ đã trở thành niềm say mê của cả cộng đồng, nhưng người đọc thơ thì “im ắng” quá. Câu hỏi đặt ra là nền thơ nước ta “đang đi lên hay đi xuống, hay đang đi ngang?” . Vũ Quần Phương đã đặt ra một câu hỏi bỏ ngỏ để mọi người cùng suy ngẫm.

Nài ra, ông còn đề cập đến phê bình lý luận thơ và các vấn đề liên quan như các giải thưởng thơ. Ông cho rằng việc nước ta có quá nhiều giải thưởng thơ và thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân là sự thiếu công bằng chính xác trong xét giải. Ông đề xuất cần có những quy chế mới trong bình chọn và cần cấu tạo đội ngũ ban giám khảo uy tín để khắc phục tình trạng này.

Còn theo nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, ông cho rằng “Thơ hôm nay đang thực sự mất mùa vì thơ hay quá ít mà thơ dở quá nhiều”. Đề cập đến những sự kiện có dấu hiệu “đạo thơ” hay tình trạng in thơ ở các NXB đang “bùng nổ thơ dở”, “lạm phát thơ dở” dẫn tới tình trạng thơ in ra không bán được, mà chỉ dành để tặng nhau.

Cũng theo ông, sở dĩ có tình trạng trên vì các nhà thơ thường hay sáng tác thơ về chủ đề “tình tang muôn thuở” mà quay lưng lại với đời sống cần lao, khó nhọc, lấm láp của những người lao động đang phải oằn mình mưu sinh từng ngày.

Tại buổi hội thảo, nhiều nhà thơ khác cũng đã xoáy vào những vấn đề trọng tâm của thơ ca nước ta hiện nay. Nhà thơ Đặng Huy Giang cho rằng thơ nước ta đang ngày một gia đi, cũ đi, thái quá về mặt hình thức và cảm xúc; hay nhà thơ Y Phương nhận định thơ nước ta không có các tác phẩm chất lượng  cao; nhà thơ Đặng Hiền bàn về lực lượng sáng tác thơ...

Có cái nhìn lạc quan hơn, nhà thơ Lê Thành Nghị nhìn thấy thơ Việt đang chuyển động: “Tôi không bi quan về tình trạng ít người đọc hiện nay của thể loại kén người đọc này. Ngược lại tôi rất mừng vì chúng ta đang có nhiều cách diễn đạt mới. Đó là hy vọng vủa một người yêu thơ”.

c7b240938_i_6080.jpg

Nhà Thơ Mai Nam Thắng có bài tham luận "Đôi điều cảm nhận về thơ trẻ hôm nay"

Giống nhà thơ Lê Thành Nghị, nhà thơ Mai Nam Thắng cũng mở ra một hướng đi mới cho nền thơ ca nước nhà khi đề cập đến sự xuât hiện của các nhà thơ trẻ thế hệ 8x, 9x với những “lưng vốn” văn chương đáng kể.

Đổi mới thơ có là giải pháp?

Theo nhà thơ thanh Thảo, trong thơ Việt Nam hiện nay cũng đã có những hình thức thơ tân kỳ trên thế giới. Đó là biểu hiện của đổi mới, của hội nhập. Nhưng đồng thời ông cũng khẳng định, càng hội nhập, thì càng phải dân tộc. dân tộc ở đây chính là cái cốt lõi trong thơ, là lòng yêu nước, là tinh thần dân tộc, là tìm về với cội nguồn nhân dân.

Còn theo nhà thơ Tử Quốc Hoài thì “muốn đổi mới thơ, cần đổi mới cảm thức của nhà thơ”. Ông nhận định thơ Việt đương đại đang ở trên nhiều ngã rẽ cách tân. Thành tựu thực sự vẫn còn hiếm bởi các nhà thơ đang bị cuốn theo làm mới hình thức mà quên mất linh hồn của thơ là cảm xúc. Cảm xúc thực thụ sẽ cho nhà thơ thấy cuộc sống, số phận con người là điểm đến. Chỉ có cuộc sống, số phận của chính con người Việt Nam mới tạo ra bản sắc thơ Việt, trước khi nó vươn ra thế giới.

Kết thúc buổi hội thảo là những tổng kết của nhà thơ Hữu Thỉnh về những vấn đề của thơ ca Việt Nam. Những ý kiến tổng kết của nhà thơ đã mở ra nhiều chiều hướng tích cực đối với thi ca Việt Nam đương đại trong tương lai.

Thùy Trang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN