Học tủ - cẩn thận tủ đè!
(Sóng Trẻ) - Hè đến cũng là lúc các bạn học sinh, sinh viên chuẩn bị bước vào một mùa thi hết sức căng thẳng. Trong khi nhiều bạn đang miệt mài bên chồng sách vở, bận rộn với những đề luyện thi, thì có không ít người đang đau đầu tìm cách… đoán tủ.
Khoanh vùng “tủ” bằng cách nào?
Trong quá trình học, kiến thức rất nhiều, mà đề thi lại muôn dạng và xuyên suốt từ đầu đến cuối chương trình học. Nhiều học sinh, sinh viên vì thế mà tỏ ra hoang mang, lo sợ. nhưng thay vì học hành chăm chỉ, không ít bạn cố đoán già đoán non đề mà thầy cô sẽ ra, loại trừ và khoanh vùng kiến thức để học tủ.
Thông thường, nhiều người chú ý tới những bài ở cuối chương trình học bởi nó mới hơn và dễ nhớ hơn; nhiều bạn lại dựa vào những bài mà cô giáo giảng kỹ, cho ghi chép nhiều để học. Bạn Hoàng Lê, học sinh cuối cấp trường THPT Chu Văn An cho biết: “Bọn em loại ra các bài có trong đề thi 3 năm gần đây và những bài hiếm ra trong đề thi rồi học những bài còn lại”. Hay như An (cùng trường) cho rằng: “Đề thi thường ra theo sự kiện của năm, nên em cứ dựa theo đó để học.”
Mùa thi đến, nhiều sinh viên lại đau đầu… đoán tủ
Bên cạnh đó còn có những cách đoán tủ rất khôi hài và vô căn cứ. Lâm, lớp 12 THPT Kim Liên tự tin nói: “Em rất sát đề, bài nào có cảm tình thì học, không thì chơi trò ăn may, bốc phải bài nào thì học bài đấy. Một số bạn trong lớp cũng đua nhau học theo em”. Bạn Thanh, lớp 12 trường THPT Đống Đa cũng cho biết: “Trong lớp em còn có nhóm bạn đi xem bói xem năm nay ra đề thi gì rồi về học”.
Học tủ, lợi bất cập hại
Theo quan điểm của nhiều người thì nguyên nhân chính của tình trạng học tủ là do các bạn sinh viên lười học. Ngay từ đầu, các đã bạn đã xao nhãng việc học hành, không chú trọng ôn luyện, để đến khi thì thì đầu rỗng tuếch, không có chút kiến thức nào. Nếu có kiến thức vững vàng, học đến đâu ôn đến đó… thì chắc hẳn các bạn sẽ không phải lo “đoán tủ” và sẽ cảm thấy tự tin hơn khi bước vào phòng thi. Anh Tùng, ĐH Văn hóa tâm sự: “Học tủ cũng là do bản thân mình không giữ vững lập trường. Thấy các bạn trong lớp đổ xô học tủ nên mình thấy lo lắng cũng học theo.”
Bên cạnh đó, nguyên nhân của hiện tượng này còn là do một số giáo viên chưa xác định cho sinh viên cách học hiệu quả mà cũng đoán tủ, nhấn mạnh và khoanh vùng, giới hạn đề thi. Không chỉ vậy, việc ra đề thi theo lối mòn cũng góp phần hình thành thói quen học tủ của học sinh, sinh viên. Đề thi qua các năm còn chưa phong phú và thường có một dạng cố định nên nhiều bạn đã dựa vào các dạng đề của năm trước để học tủ.
Do chỉ học một số bài tiêu biểu nên nhiều bạn khi đọc đề thi xong, biết không trúng vào bài tủ đã trở nên luống cuống, run và mất tập trung, làm ảnh hưởng cả quá trình làm bài sau đó, dẫn đến kết quả thi không tốt.
Cần có một phương pháp học đúng đắn
Thay vì lười biếng trong một thời gian dài và chỉ học khi kì thi đến, các bạn nên tích lũy kiến thức dần dần ngay trong quá trình học để đến khi ôn luyện, chúng ta không bị ngợp trước một lượng kiến thức khổng lồ buộc phải tiếp thu trong một thời gian ngắn.
Khi ôn thi, các bạn nên ôn luyện toàn bộ chương trình học, nắm vững kiến thức cơ bản và bổ trợ những kiến thức bên nài. Ta cũng cần học cách tư duy dạng đề thi, phân tích được vùng kiến thức trọng tâm để quá trình ôn tập đạt hiệu quả cao nhất.
Học tủ là cách học chỉ mang tính đối phó tạm thời, nó sẽ không mang lại cho ta một hệ thống kiến thức đầy đủ, toàn diện và ta hoàn toàn có thể quên kiến thức ngay sau khi thi xong. Hơn nữa, việc học tủ còn chứa đựng nhiều yếu tố may rủi, việc bị “tủ đè” hoàn toàn có thể xảy ra, nên mỗi chúng ta cần chủ động trong việc thu nạp và tích lũy kiến thức nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.
Khoanh vùng “tủ” bằng cách nào?
Trong quá trình học, kiến thức rất nhiều, mà đề thi lại muôn dạng và xuyên suốt từ đầu đến cuối chương trình học. Nhiều học sinh, sinh viên vì thế mà tỏ ra hoang mang, lo sợ. nhưng thay vì học hành chăm chỉ, không ít bạn cố đoán già đoán non đề mà thầy cô sẽ ra, loại trừ và khoanh vùng kiến thức để học tủ.
Thông thường, nhiều người chú ý tới những bài ở cuối chương trình học bởi nó mới hơn và dễ nhớ hơn; nhiều bạn lại dựa vào những bài mà cô giáo giảng kỹ, cho ghi chép nhiều để học. Bạn Hoàng Lê, học sinh cuối cấp trường THPT Chu Văn An cho biết: “Bọn em loại ra các bài có trong đề thi 3 năm gần đây và những bài hiếm ra trong đề thi rồi học những bài còn lại”. Hay như An (cùng trường) cho rằng: “Đề thi thường ra theo sự kiện của năm, nên em cứ dựa theo đó để học.”
Mùa thi đến, nhiều sinh viên lại đau đầu… đoán tủ
(Nguồn: Internet)
Bên cạnh đó còn có những cách đoán tủ rất khôi hài và vô căn cứ. Lâm, lớp 12 THPT Kim Liên tự tin nói: “Em rất sát đề, bài nào có cảm tình thì học, không thì chơi trò ăn may, bốc phải bài nào thì học bài đấy. Một số bạn trong lớp cũng đua nhau học theo em”. Bạn Thanh, lớp 12 trường THPT Đống Đa cũng cho biết: “Trong lớp em còn có nhóm bạn đi xem bói xem năm nay ra đề thi gì rồi về học”.
Học tủ, lợi bất cập hại
Theo quan điểm của nhiều người thì nguyên nhân chính của tình trạng học tủ là do các bạn sinh viên lười học. Ngay từ đầu, các đã bạn đã xao nhãng việc học hành, không chú trọng ôn luyện, để đến khi thì thì đầu rỗng tuếch, không có chút kiến thức nào. Nếu có kiến thức vững vàng, học đến đâu ôn đến đó… thì chắc hẳn các bạn sẽ không phải lo “đoán tủ” và sẽ cảm thấy tự tin hơn khi bước vào phòng thi. Anh Tùng, ĐH Văn hóa tâm sự: “Học tủ cũng là do bản thân mình không giữ vững lập trường. Thấy các bạn trong lớp đổ xô học tủ nên mình thấy lo lắng cũng học theo.”
Bên cạnh đó, nguyên nhân của hiện tượng này còn là do một số giáo viên chưa xác định cho sinh viên cách học hiệu quả mà cũng đoán tủ, nhấn mạnh và khoanh vùng, giới hạn đề thi. Không chỉ vậy, việc ra đề thi theo lối mòn cũng góp phần hình thành thói quen học tủ của học sinh, sinh viên. Đề thi qua các năm còn chưa phong phú và thường có một dạng cố định nên nhiều bạn đã dựa vào các dạng đề của năm trước để học tủ.
Do chỉ học một số bài tiêu biểu nên nhiều bạn khi đọc đề thi xong, biết không trúng vào bài tủ đã trở nên luống cuống, run và mất tập trung, làm ảnh hưởng cả quá trình làm bài sau đó, dẫn đến kết quả thi không tốt.
Cần có một phương pháp học đúng đắn
Thay vì lười biếng trong một thời gian dài và chỉ học khi kì thi đến, các bạn nên tích lũy kiến thức dần dần ngay trong quá trình học để đến khi ôn luyện, chúng ta không bị ngợp trước một lượng kiến thức khổng lồ buộc phải tiếp thu trong một thời gian ngắn.
Khi ôn thi, các bạn nên ôn luyện toàn bộ chương trình học, nắm vững kiến thức cơ bản và bổ trợ những kiến thức bên nài. Ta cũng cần học cách tư duy dạng đề thi, phân tích được vùng kiến thức trọng tâm để quá trình ôn tập đạt hiệu quả cao nhất.
Học tủ là cách học chỉ mang tính đối phó tạm thời, nó sẽ không mang lại cho ta một hệ thống kiến thức đầy đủ, toàn diện và ta hoàn toàn có thể quên kiến thức ngay sau khi thi xong. Hơn nữa, việc học tủ còn chứa đựng nhiều yếu tố may rủi, việc bị “tủ đè” hoàn toàn có thể xảy ra, nên mỗi chúng ta cần chủ động trong việc thu nạp và tích lũy kiến thức nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.
Bùi Thị Nhung
Báo Mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo Mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận