Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020

(Sóng trẻ) - 9h, 27/4 tại tầng 2, tòa A, tòa nhà Novaedu (Ba Đình, Hà Nội) diễn ra Hội thảo nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020. Hội thảo được Viện Chính sách Kinh tế Môi trường phối hợp với Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức.

1.jpg
PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

 

Hội thảo do PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Mạng lưới Bảo tồn Nguồn nước Việt Nam chủ trì và điều phối nội dung.

2.jpg
Các chuyên gia, khách mời tham gia Hội thảo


Tham dự Hội thảo gồm có: đại diện Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường); PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường; TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường); GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Luật sư Hà Huy Phong, Trưởng ban Pháp chế, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường cùng nhiều đại diện doanh nghiệp khác.

3.jpg
Đại diện các doanh nghiệp tham dự Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam nhận định vấn đề về giấy phép môi trường và đăng ký môi trường là thủ tục mang tính bắt buộc.

4.jpg
PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam

Trong Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chia sẻ về 5 đối tượng cần phải thực hiện Giấy phép môi trường bao gồm:

-  Đối với các dự án đầu tư, thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường phải đánh giá tác động môi trường.

- Dự án đầu tư ko thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường cũng phải đăng ký giấy phép môi trường.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.

- Dự án đầu tư có quy mô thuộc nhóm 3. 

- Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có quy mô thuộc nhóm 3.

Ngoài ra, điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2022 là việc đăng ký môi trường sẽ tiến hành đăng ký tại UBND các xã. UBND các xã có trách nhiệm tiếp nhận và đưa lên hệ thống quốc gia.

TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường nhận định một số vấn đề bất cập hiện nay đó là có những ngành nghề không nằm trong quy định. Ông nhấn mạnh, các dự án phải phù hợp với quy hoạch, nhưng hiện nay quy hoạch đang bị chồng chéo dẫn đến doanh nghiệp không biết phải tuân theo quy hoạch nào cho đúng.

5.jpg
TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường nêu một số bất cập cần phải sửa đổi trong bộ Luật bảo vệ môi trường 2022

Ngoài ra, ông còn lưu ý doanh nghiệp cần phải cân nhắc thời điểm làm hồ sơ đánh giá tác động môi trường cho phù hợp. Vì thực tế tiềm ẩn một rủi ro, đó là khi doanh nghiệp bỏ tiền để hoàn thành công trình bảo vệ môi trường nhưng cơ quan quản lý vẫn không duyệt hồ sơ đánh giá tác động môi trường.

“Trong thời gian tới, cơ quan quản lý cần phải xác định rõ và điều chỉnh lại quy chuẩn cho phù hợp với từng tiêu chí để doanh nghiệp có thể hiểu đúng và đủ để thực hiện”, TS. Hoàng Dương Tùng yêu cầu.

6.jpg
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường, Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế môi trường lưu ý các doanh nghiệp quan tâm đến chính sách thuế, phí bảo vệ môi trường

Trước đây, thuế bảo vệ môi trường do Bộ Tài chính quản lý. Khi Luật Bảo vệ môi trường ra đời, việc thu thuế bảo vệ môi trường thì bộ Tài chính phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Sau khi thực hiện thu phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng thành công, tới đây nhà nước sẽ thu 3 phí bao gồm phí dịch vụ đất ngập nước, dịch vụ sinh thái biển, khai thác núi đá.

GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho rằng: “Nếu có kế hoạch tuân thủ, thực thi luật cho đúng thì chi phí phát sinh thêm sẽ không lớn”. Còn chi phí phát sinh thêm sẽ tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp.

GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam chia sẻ về chi phí phát sinh khi doanh nghiệp thực thi luật bảo vệ môi trường.

7.jpg
Ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường giải đáp một số câu hỏi của các vị khách mời.

Phát biểu kết thúc Hội thảo, PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia, khách mời đã tham gia, đóng góp ý kiến, góp phần vào thành công của Hội thảo.

8.jpg
Các vị chuyên gia chụp ảnh kỷ niệm khi kết thúc Hội thảo



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN