Khám phá 4 món nn xứ Lạng

(Sóng trẻ) - Đắm mình trong màu xanh của vùng miền núi Đông Bắc, xứ Lạng có những đặc trưng riêng trong văn hóa ẩm thực với những món ăn đa dạng, phong phú và rất đặc biệt. Sẽ rất tiếc nếu các thực khách đến Lạng Sơn mà không thưởng thức những món ăn này.

Món khâu nhục

Đây là món ăn đặc biệt không thể thiếu trong các dịp lễ cưới hỏi hay các dịp lễ tết của dân tộc Tày, Nùng. Nó được gọi với cái tên khá lạ bởi nghĩa của từ "khâu" là hầm cho tới nhừ, "nhục" là thịt, nài ra người dân tộc còn gọi là "nằm khâu".

c149f6ef9_mon_khau_nhuc.jpg
Món khâu nhục 

Để tạo ra món ăn này phải qua công đoạn chế biến khá dài và cần đầy đủ các gia vị cần thiết. Thịt được dùng là loại thịt ba chỉ, rửa sạch cắt ra thành miếng khoảng 0.5kg, luộc qua, vớt ra và dùng tăm tre chọc trên lớp bì để ngấm gia vị, sau đó đem đi quay. Để cho lớp bì có màu vàng đẹp cần quết mật ong, thái lát thịt tầm khoảng hai ngón tay với đủ ba phần: bì, mỡ, nạc.

Gia vị không thể thiếu làm nên hương vị đặc biệt cần hành, tỏi, ngũ vị hương, đường, tiêu, húng lìu băm thật nhỏ... Nấm hương, mộc nhĩ, thảo qua, củ cải ướp làm cốt. Cho thịt đã thái ướp khoảng 10-15 phút, xếp vào đĩa sao cho lớp bì quay lên trên, úp bát tô vừa khít và hầm 4-6 tiếng.

Mở bát tô ra hương thơm ngào ngạt, thịt nhừ nhưng không nát. Khi ăn, từng mùi vị hòa quyện tan dần trong miệng đến độ ngọt bùi của thịt mà chỉ cần ai thử một lần thì chắc chắn không thể quên. Đây là món ăn rất thích hợp trong cái tiết trời se lạnh nơi xứ Lạng.

Rau bò khai

Có thể nói đây là món quà thiên nhiên ban tặng, chỉ có ở vùng miền sơn cước. Tùy theo từng dân tộc mà có nhiều cách gọi khác nhau như: lòng châu sỏi (người Dao), rau hiến, phắc hiển (người Tày). Đây là thực phẩm sạch từ thiên nhiên, rau bò khai từ lâu đã trở thành món ăn khoái khẩu của người dân xứ Lạng, đặc biệt là vào tiết hè nóng nực

c149f6ef9_rau_bo_khai.jpg
Rau bò khai

Loại rau thân mềm này mọc trên rừng cao, ăn rất mát, có hương vị nồng nồng nhưng không đắng. Rau bò khai thường được xào kết hợp với thịt bò hay xào với bánh đa tuy nhiên phải xào tái ăn mới nn.

Rau sau sau

Sau sau là loài cây thân gỗ mọc trong rừng, thường hay nở lộc vào đầu xuân, những búp sau sau chớm nở dùng như một loại rau.

c149f6ef9_rau_sau_sau.jpg
                                                                   Rau sau sau

Thường thường,  rau sau sau hay ăn sống kèm với mẻ chua rất nn, vị chát tê tê đầu lưỡi, nhai kỹ ta cảm nhận được vị bùi và ngọt thấm dần vào miệng. Vào đầu xuân, bạn có thể thấy rất nhiều sau sau bán ở các chợ đầu mối Lạng Sơn như Đông Kinh, Chi Lăng... Rau này có hai loại là sau sau trắng và sau sau đỏ. Nài ra, rau sau sau còn dùng làm xôi ngũ sắc để cúng tổ tiên trong dịp tết Thanh minh.

Bánh ngải

Bánh ngải cũng là món ăn truyền thống của người dân tộc Tày. Được chế biến bằng nguyên liệu từ thiên nhiên là lá ngải cứu và gạo nếp. Bánh có hình tròn giống bánh dày của người Kinh, có màu xanh non của lá ngải kết hợp với màu trắng của gạo tạo ấn tượng độc đáo với thực khách.

c149f6ef9_banh_ngai_cua_nguoi_tay.jpg
Bánh ngải của người Tày

Lá ngải cứu được đem luộc với nước vôi hoặc tro, vắt kiệt nước và đem đồ với xôi. Sau đó phải giã thật đều tay khi còn nóng cho bánh mềm nhuyễn và dễ nặn. Nhân bánh được làm từ vừng rang vàng giã mục và nấu với đường phên. Bánh làm từ lá ngải nên thơm mùi lá ngải mà  không còn vị đắng. Khi ăn ta cảm nhận được vị mát bên nài quyện với vị ngọt bùi của nhân vừng bên trong, hòa với cái dẻo mềm của gạo nếp.Cũng chính nhờ món bánh này mà người ta biết được sự khéo léo của người con gái Tày khi về làm dâu. Đây là món bánh rất nn và dễ tìm thấy, là thức quà lúa mới cho những ai đi xa về..

Phương Dung
Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN