Khi tình nguyện chỉ còn là danh nghĩa

(Sóng Trẻ) - Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào tình nguyện cũng như số lượng người tham gia như hiện nay đang làm nảy sinh nhiều biến tướng và mặt trái của hoạt động này.

“Mốt” làm tình nguyện của sinh viên

Chuyện sinh viên đua nhau làm tình nguyện đã không còn mới lạ. Hiểu đơn giản, tình nguyện là sẵn sàng đóng góp, dành một chút thời gian và kĩ năng của mình để giúp đỡ cộng đồng như hàng xóm láng giềng, bạn bè, hay những người khó khăn một cách tự nguyện.

Tình nguyện mang lại nhiều lợi ích như giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm với thực tế, rèn luyện khả năng tự lập, làm việc nhóm cũng như mở rộng quan hệ nại giao. Nhiều sinh viên đã không ngại khó, ngại khổ đăng kí tham gia. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng đem nhiệt huyết của mình ra để cống hiến, hết mình với tình nguyện.

alt
Phong trào tình nguyện luôn có sức hút với đa số sinh viên

Những tổ chức tình nguyện tự phát

Những tổ chức tình nguyện này đa số xuất phát từ ham muốn bột phát của một cá nhân hay một nhóm người nào đó. Chỉ cần một vài phút lập sự kiện (event) trên facebook là bạn có thể kêu ̣i mọi người tham gia tình nguyện.

T.Nhung (ĐH Quốc gia Hà Nội) nói: “Thời gian này mình nhận được rất nhiều thư mời tham gia các sự kiện tình nguyện giúp các em nhỏ khó khăn trên khắp cả nước. Đa số các tổ chức đó đều không ghi rõ địa điểm hoạt động, người đứng đầu hay có website quảng bá. Chỉ có một vài dòng thông tin vắt tắt địa điểm tổ chức hoạt động, quyên ́p và thời gian”.

Tuy là các tổ chức tự phát nhưng lại thu hút rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên tham gia. Do không có quy định chặt chẽ về việc thành lập, tôn chỉ, mục đích nên dễ dẫn đến tình trạng phát triển ồ ạt: số lượng không ngừng tăng nhưng mục đích và chất lượng của các tổ chức này cần phải xem xét lại. Bởi ẩn chứa bên trong những tổ chức này là vô số những bất cập như địa điểm làm tình nguyện thường chỉ là một chỗ cố định, hoạt động theo cảm hứng hay phong trào,…

Tình nguyện và câu chuyện “đem con bỏ chợ”

Một tổ chức tình nguyện với số lượng thành viên ít ỏi, nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào sự đóng ́p của các thành viên dễ đi vào đường cụt hay “đem con bỏ chợ” khi gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động.

Một trong những khó khăn mà các tổ chức tình nguyện hay gặp phải nhất là ý thức và chữ tâm của các tình nguyện viên. Nhiều người tham gia tình nguyện không phải để giúp đỡ cộng đồng mà nhằm mục đích riêng như được cộng điểm rèn luyện ở các trường đại học, được đi tới nhiều nơi theo đoàn, được quen biết, mở rộng quan hệ… Chưa kể, nhiều kẻ xấu còn lợi dụng điều này nhằm trục lợi riêng cho mình với những mánh khóe lừa đảo.

Như một số bài viết đã đề cập, màu áo xanh vốn là biểu tượng đẹp của sinh viên, thanh niên Việt Nam, được nhiều người coi trọng và cảm thấy đáng tự hào khi khoác lên mình. Với việc dễ dàng có được một chiếc áo xanh nài chợ, kẻ xấu đã lợi dụng danh nghĩa tình nguyện để lừa đảo.

Tình nguyện – không còn đẹp trong mắt mọi người

Dễ dàng thấy trong các đợt thi đại học vừa qua, bên cạnh số lượng lớn sinh viên tham gia giúp đỡ công tác hướng dẫn các thí sinh dự thi, làm thủ tục, tìm nhà trọ thì lại có không ít tình nguyện viên sẵn sàng đi bán đáp án đề thi, bán nước, hay lấy lệ phí của gia đình thí sinh khi tìm phòng trọ giúp. Những hình ảnh đó đã làm xấu đi vẻ đẹp của màu áo xanh. Bên cạnh đó, như đã đề cập, nhiều sinh viên tham gia tình nguyện với mục đích riêng cũng là một nhân tố khiến cho chữ tâm không còn nguyên vẹn.

alt
Hãy để tình nguyện đẹp như tên của nó

Một số sinh viên của học viện X (Hà Nội) khi được hỏi lý do tham gia tình nguyện là gì đều trả lời thẳng thắn rằng “Tham gia tình nguyện có nhiều cái lợi như được đi nhiều, tham gia nhiều hoạt động, chưa kể còn được điểm cộng”. Như vậy, chữ tâm khi làm tình nguyện của các bạn sinh viên đã bị bóp méo đi nhiều.

Cần thắt chặt quản lý để hoạt động tình nguyện hoạt động hiệu quả hơn

Với thực trạng đang diễn ra như hiện nay thì yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải có những quy định chặt chẽ để quản lý các hoạt động tình nguyện, ngăn chặn tình trạng lừa đảo, lợi dụng tình để thực hiện ý đồ xấu.

Điều này đòi hỏi những người đứng đầu các tổ chức cần phải xem xét lại hoạt động của mình nhằm đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh sự quản lý từ người đứng đầu tổ chức thì các tình nguyện viên cũng cần phát huy tinh thần của mình, đóng ́p công sức bằng chính cái tâm của mình để có được ý nghĩa đích thực của “tình nguyện”, tránh biến nó trở thành danh nghĩa, lý thuyết suông.

                                                                                                Tạ Thị Hà

                                                                     Báo mạng điện tử K30

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN