Khóe mắt cay vì nhớ bữa cơm gia đình

(Sóng trẻ) - Đặt chân đến thành phố hào nhoáng cũng được gần 3 năm rồi, chốn lạ dần cũng thành chốn quen nhưng nhiều khi khiến những đứa sinh viên như tôi ướt nhòe nước mắt vì nhớ bữa cơm gia đình.

Khi còn là học sinh cấp 3, mang trong mình nhiều khát khao, hoài bão, muốn vẫy vùng, muốn được xách ba lô lên và đi ra khỏi làng quê thân thuộc. Ngày con nhận giấy báo đỗ đại học, xách ba lô lên thành phố theo đuổi ước mơ cũng là ngày mẹ rơi nước mắt nhiều vì nhớ, vì lo cho đứa con bé bỏng phải sống cuộc sống tự lập. “Chắc con sẽ  thấy khó khăn lắm đây!” - con thấy được điều đó trong đôi mắt mẹ. 

Còn con háo hức, chỉ mong muốn và quyết tâm để có thể lên thành phố, muốn mọi người nhìn con bằng ánh mắt “Nó đã lớn rồi”. Nhưng đến khi xa rồi con mới đau đáu nhớ về cái làng quê nghèo ấy.

Học xa nhà nhiều khi con chạnh lòng lắm. Khi mà nhà nhà lên bếp, quây quần bên nhau. Chẳng biết có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị hay không nhưng nhiều khi nó làm con ướt nhòe vì nhớ bữa cơm gia đình. Bởi lẽ, đến giờ ăn thì mấy đứa sinh viên bọn con lại gọi nhau í ới, hôm nay ăn gì để tự mua. Hôm nào chăm thì cắm nồi cơm và nấu mấy món đặc trưng của sinh viên: đậu phụ, trứng rán… thậm chí thức ăn bày nguyên trong nồi chẳng buồn bày ra đĩa. Hôm nào ngủ quá giấc, muộn giờ chợ thì lại ăn mì tôm, bánh mì…

41f8aa9d9_chamsocsuckhoegiadinh.jpg
Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương

Những bữa ăn vội rồi cũng trở thành thói quen. Thỉnh thoảng ăn tiệm nhưng đâu có bằng nồi cá kho, đĩa sườn mẹ làm. Để rồi ngậm ngùi nhớ về bữa cơm gia đình. Nơi đó có cha, có mẹ, có em đủ làm con ấm yêu thương. 

Thành phố lộng lẫy và kiêu sa nhất là khi lên đèn. Nhưng khi ấy bỗng thấy lòng mình bé lại. Ừ thì cuộc sống sinh viên tự do thật, muốn làm gì thì làm, ăn gì thì ăn. Ấy thế nhưng lại mong về với bếp lửa giản đơn, chiếc mâm tròn và mấy người ngồi thành vòng, ấm cúng, hạnh phúc biết nhường nào. 

Thèm được mẹ gắp cho từng miếng nn. Thèm mấy món bố cao hứng vào bếp nấu giúp mẹ, thèm được ngồi tỉ tê bên bếp lửa sum vầy to nhỏ cùng bố mẹ về cuộc sống chật chội ở nài kia. Chứ không phải cuộc sống đứa ngồi trước laptop ăn cơm, đứa buôn điện thoại với bạn bè, người yêu…Thèm lắm bữa cơm đông đủ, được nũng nịu đôi ba câu khi mẹ gọi xuống dọn mâm. 

Gia đình bao giờ cũng là tổ ấm, nơi đó luôn có cha mẹ mãi đợi ta về khi ta xa nhà. Đợi ta về sum vầy. Những bữa cơm ấy lắm lúc khiến những đứa xa quê ướt nhòe nước mắt vì nhớ. Chẳng phải mâm cao cỗ đầy mà chỉ vì bữa cơm nhà có bố, có mẹ, có anh chị em ấm áp yêu thương. 

Thùy Linh
Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN