Món ăn “ hot ” nhờ mạng xã hội
(Sóng trẻ)- Mỳ cay, xoài lắc...là một trong những món ăn vặt được săn lùng nhờ sự “ lăng xê ” của mạng xã hội. Mốt ăn uống theo trào lưu “ sớm nở tối tàn ” nhanh chóng bị trôi vào quên lãng.
Bỗng “ gây sốt ” bởi cộng đồng mạng
Không cần quan tâm đến chất lượng như thế nào, chỉ cần thấy một ngày khắp các mạng xã hội như : Facebook, Zalo..., người người nói, nhà nhà đăng ảnh món ăn đó trên trang cá nhân, cộng đồng mạng đã lập tức “ săn lùng ” địa điểm, kéo team đi ăn món mới.
Xoài lắc, mỳ cay nhiều cấp độ, mỳ bay hay tiramisu...là những món ăn đã “ làm mưa làm gió ” trong thị trường ẩm thực của giới trẻ.
Bạn Trần Thị Hòa ( Sinh viên ĐH Luật ) chia sẻ :
Check in và check in, mọi người lại tiếp tục chụp hình về địa điểm và món ăn đó rồi đăng tải trên trang cá nhân. Cứ như thế, như một dây chuyền, các món ăn đó được săn đón nhiệt tình.
Xoài lắc – một trong những đồ ăn “ hot ” trong thời gian qua
Bạn Trần Thu Hà ( Sinh viên trường Đại học Công nghiệp ) chia sẻ : “ Mình biết đến những món ăn vặt đó chắc nhờ facebook hơn là báo đài đưa tin. Bạn bè, dân mạng thấy ai cũng chụp ảnh các kiểu về đồ ăn đó, quả thực làm mình tò mò và quyết định lập team đi thử nó ít nhất một lần ”.
Những đồ ăn đó trở nên “ cơn sốt ” một phần do được giới trẻ PR bằng những bức ảnh, những dòng bình luận hay những lời khen ngợi “ lên tận mây xanh ”. Chả biết thực hư chất lượng ra sao, nhưng thấy “ đám đông ” quảng cáo là đã phải thử rồi.
Cư dân mạng “ quảng cáo ” cho đồ ăn
“ Dân mạng ” chia sẻ nhau địa chỉ ăn nn, háo hức trao đổi kinh nghiệm đi ăn ở đâu nn và rẻ, an toàn. Không thể phủ nhận rằng mạng xã hội là một trong những phương tiện truyền thông hữu ích nhất phổ cập các món ăn mới cho giới trẻ, biến nó trở nên “ nổi tiếng ” bởi những “ nhà làm truyền thông ” không chuyên nghiệp.
Hiệu ứng đám đông nhất thời của giới trẻ
Tâm lý đám đông của một bộ phận giới trẻ đang ngày càng phổ biến, tạo ra những trào lưu ăn vặt thông qua các trạng mạng xã hội “ sớm nở, chóng tàn ”.
Có thể hiểu được điều đó, vì giới trẻ luôn luôn thích cái mới, muốn khám phá và ưu trải nghiệm. Nên món ăn gì nó đang “ hot ” thì sẽ được các bạn trẻ “ săn lùng ” ngay. Như vậy, tâm lý của giới trẻ bị kích thích bởi những món ăn mới lạ vì lối suy nghĩ của lứa tuổi là thích thể hiện điều gì đó để chứng minh bản thân đã ăn qua, trải nghiệm qua.
Bạn Đỗ Thu Hà ( Sinh viên Luật ) chia sẻ : “ Sinh viên bọn mình thích ăn thử nhiều đồ ăn mới lạ lắm, thử để biết mà, nhưng cũng chỉ ăn những đồ ăn mà vừa với túi tiền thôi vì sinh viên nghèo mà ”.
Mặc dù biết những dạng trào lưu ăn uống này chỉ là hiệu ứng đám đông. Đa phần đến từ mạng xã hội nhưng cũng là sự phản ánh gu ẩm thực đa dạng của giớ trẻ và họ cũng đang hứng thú chờ đợi món ăn “lên ngôi” kê tiếp là gì?.
Giới trẻ hiện nay đang ăn bất chấp chất lượng, “ ngó lơ ” đi những câu hỏi về an toàn thực phẩm, cách chế biến...Với họ được ăn và thử nghiệm những món ăn mới, lạ là “ bắt kịp xu hướng ” rồi, hoàn toàn không để tâm đến cái đi đôi với món ăn là chất lượng.
Vân Kiều ( Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền ) chia sẻ
Đến nhanh chóng, đi chớp mắt
Mỳ cay, xoài lắc, mỳ bay...là những món ăn được hưởng ứng rầm rộ trên mạng nhưng cũng nhanh chóng bị “ khai tử ” trôi vào quên lãng.
Kiểu ẩm thực ăn theo trào lưu, hưởng ứng nhờ độ “ hot ” là mốt ăn uống của giới trẻ hiện nay. Nhờ mạng xã hội mà món ăn đó đến nhanh chóng, nhiều đồ ăn vặt đột nhiên nở rộ, để rồi sau đó lại lẳng lặng chìm xuống vì chính những khách hàng “khó tính ” gạt bỏ.
Nama chocolate – cơn sốt một thời bị giới trẻ quên bẫng
Bạn Nguyễn Hiền ( Sinh viên Đại học Xã hội và Nhân văn ) chia sẻ :
Những trang fage, cửa hàng kinh doanh, hay những sạp bán đồ ăn vặt đang dần bị “ quên lãng ” trước sự lên xuống thất thường, sự thay đổi chóng mặt về trào lưu ăn uống của giới trẻ.
Rất nhiều bạn trẻ đang rất háo hứng, “ lót dép, ngồi chờ ” xem món ăn gì sẽ được “ trình làng ” tiếp theo. Nhiều bạn lại chọn cách quay về với những món ăn truyền thống hơn là chạy theo trào lưu “ sớm nở, nhanh tàn ” này.
Thùy Linh ( sinh viên ĐH Sư phạm ) chia sẻ : “ Món ăn hiện nay đa dạng, mới lạ độc xuất hiện ngày càng nhiều, với mỗi người có gu ẩm thực khác nhau, mình thích những món ăn truyền thống hơn là những trào lưu ăn uống “ hot ” nửa vời trên mạng ”.
Đồ ăn còn bị thay đổi xoèn xẹt như quần áo, kiểu “ có mới nới cũ ” của giới trẻ thì đây đúng là thời đại sống theo trào lưu, hiệu ứng đám đông. Hãy đón nhận những cái mới một cách chọn lọc để biết cái gì là chất lượng !
Nguyễn Thị Vân
Lớp Báo chí Đa phương tiện k34a1
Cùng chuyên mục
Bình luận