Làng cổ Đường Lâm: Kiến trúc quen thuộc mà độc đáo

(Sóng trẻ) - Du khách đến Đường Lâm như được bước vào một “bảo tàng sống” đang lưu giữ đặc trưng của kiến trúc và lối sống vùng nông thôn Bắc Bộ. Cùng với những giá trị văn hóa của làng cổ Việt Nam, là “cái hồn” của Đường Lâm – những công trình xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi.

ee0adc2de_anh1.jpg
Cổng làng Đường Lâm nằm dưới bóng cây đa đã 300 năm tuổi, hai cánh cổng đã bạc màu sương gió. Cổng cùng với lũy tre xanh bao bọc, trở thành bức tường thành bảo vệ làng.

ee0adc2de_anh2.jpg
Qua cổng làng là con đường lát gạch nghiêng hình mu rùa. Do tận dụng tốt độ dốc cho nên đường làng tương đối sạch sẽ và thoáng đãng.

ee0adc2de_anh3.jpg
Bước vào Đường Lâm du khách sẽ thấy một hệ thống đường ngang, ngõ tắt như xương cá mà trục đường làng chính là xương sống. Nét kiến trúc độc đáo này giúp đề phòng trộm cướp, còn người dân Đường Lâm mở cổng ra là gặp ngõ, qua ngõ là gặp đường làng, đi hướng nào cũng về được nhà.

ee0adc2de_anh4.jpg
Ngõ nhỏ đi giữa những bức tường đá ong rêu phong. Không khí trong làng khá tĩnh lặng, khiến du khách không khỏi hoài niệm về một thời đã qua.

ee0adc2de_anh5.jpg
Cổng nhà ở cũng được xây bằng đá ong, liên kết bằng vữa vôi trộn với mật mía và muối, bền lâu mặc cho hàng trăm năm trôi qua. Cánh cổng được làm bằng tre nứa hay gỗ xoan, nhà nào có điều kiện thì làm bằng gỗ tứ thiết (đinh, lim, sến, táu)

e540d94f8_anh6.jpg
Trên cổng thiết kế một cái then đơn giản, để người nài có thể mở được cửa nếu bên trong không chốt. 

e540d94f8_anh7.jpg
Nhà được bố trí năm gian hoặc ba gian hai chái và có hiên rộng. Hiên được che bởi một cái mành đan bằng tre có thể tháo lắp dễ dàng giúp ngăn gió lạnh về mùa đông, che bớt cái nắng gay gắt, chói chang về mùa hè. Trên hiên thường đặt một cái sập, mà theo lời bà Hà Thị Điền thì đó là chỗ để người nhà nằm nghỉ hay cánh đàn ông ngồi uống rượu, chơi cờ.

e540d94f8_anh8.jpg
Bên cạnh nhà chính có nhà phụ, nhà chính là nơi ở, nơi thờ cúng tổ tiên, ông bà, nơi tiếp khách. Gắn liền với đó là các bộ hoành phi, câu đối, tranh ảnh cổ, các bộ đồ thờ, bộ trường kỷ. Hai chái nhà thường được xây kín, không mở cửa sổ, là nơi để đồ, hoặc dành làm chỗ ngủ cho đàn bà con gái. Nhà phụ là bếp, kho, có nhà còn có khu chăn nuôi, sân giếng. Nhà chính, nhà phụ thường bố cục theo hình chữ  L, ôm lấy khoảng sân rộng.

e540d94f8_anh9.jpg
Kiến trúc mái nhà được tạo thành đường cong giống như lưng con lợn ỉn Bắc Bộ, nhưng vững chắc. Ngói được lợp giống vây cá, các lớp ghép khít vào nhau, tránh mưa dột. Hai bên mái được thường được trang trí hình long, ly, quy, phụng.

e540d94f8_anh10.jpg
Bậu cửa nhà cổ thường rất cao theo quan niệm xây dựng trước đây, nếu người đi không quen có thể bị vấp ngã.

08b46b52c_anh11.jpg
Trần nhà được chống đỡ, gia cố bằng các cột trụ, thanh xà bằng gỗ tốt. Chỗ đầu câu, vòm cửa được khắc hoa văn trang trí tỉ mỉ. 

Bảo tồn làng cổ Đường Lâm không chỉ để biến nơi đây trở thành địa điểm thu hút khách du lịch, mà trên hết là giữ gìn kiến trúc làng quê Việt Nam, một giá trị văn hóa quý giá của dân tộc.

Mỹ Huyền, Hoàng Ngân, Lê Oanh, Diệu Thanh





Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN