Làng cổ Đường Lâm: Mất dần nét xưa quý


(Sóng Trẻ) - “Trên các án thư, vì kèo, những con rùa ngậm cành hoa, lưng cõng tráp sách, những con phượng múa lượn trên mây, những con cua, cá, tôm nô rỡn trong nước giữa các khóm sen, những hình hoa lá cách điệu…” Đó là hoài niệm của họa sĩ Phan Kế An về làng cổ Đường Lâm. Ông trở thành hoạ sĩ tài danh từ những nét đầu tiên vẽ lại cảnh vật ở làng.

Làng quê giàu văn hoá dân gian


Trong cái nắng hanh hao đầu đông, chúng tôi về với Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) đắm mình trong khung cảnh thanh bình của làng quê Việt. Bóng dáng cây đa, bến nước, sân đình, những nét đặc trưng rất tiêu biểu của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nơi đây như còn vẹn nguyên. Con đường thôn quê nhỏ nằn nghoèo lát gạch nghiêng, giếng đá ong ghi dấu trầm tích, bình dị và lặng lẽ. Trong từng nhà dân, cây cau, vại tương, chĩnh muối… thân thuộc vẫn nhẫn nại cùng thời gian.

Theo giới thiệu của anh Nguyễn Thế Thuỷ, cán bộ văn hoá xã, chúng tôi đi tham quan hệ thống đình, đền, chùa, miếu, một số nhà thờ họ cũng như nhà dân cổ với kiến trúc độc đáo ở Đường Lâm.  Anh Thuỷ cho biết, các hoạt động văn hoá, lễ hội ở đây rất phong phú, hấp dẫn, nổi bật là các hoạt động lễ hội tôn vinh anh hùng dân tộc, trưng bày truyền thống, lễ Phật ở chùa Mía, nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong từng gia đình, lễ nhập họ cho các thành viên mới ở một số dòng họ.

Hiện ở Đường Lâm còn khoảng hai nghìn trang văn bản Hán Nôm ghi chép thần phả, sắc phong của các vị thành hoàng, gia phả của các dòng họ; các loại hoành phi câu đối, văn tự trên các văn bản khắc gỗ ở các nhà cổ, di tích còn khá nhiều.


6ec12a662_369.1.jpg
Văn khấn cổ tại nhà anh Nguyễn Văn Hùng, một trong những ngôi nhà cổ nhất tại Đường Lâm

Vào các dịp lễ hội, làng Đường Lâm có nhiều trò chơi như trò chơi dân gian  như diễn Phùng Hưng đánh hổ của ở Cam Lâm; trò chơi hái dây rừng buộc cổ nhau vào rặng ruối đại thụ để giả làm voi ngựa của Ngô Quyền; các trò chơi như chọi gà, đánh đu, chơi cù, pháo đất…  nổi bật nhất trong lễ hội.


79379a8be_369.2.jpg
Rặng ruối cổ thụ gắn với gốc tích của vua Ngô Quyền
 

Cụ Hà Văn Mài, sinh năm 1922 đang phụ trách đón khách tại đình làng Mông Phụ. Cụ cho biết những nét văn hoá độc đáo ở Đường Lâm, phong tục, lối sống của nhân dân, truyền thống yêu quê hương, gắn kết chòm xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, tôn ti trật tự có trên, có dưới. Người Đường Lâm vốn hiền lành, chất phác, cư xử rất trọng lễ nghĩa.

cb70c61bf_369.3.jpg
Chị Lã Thị Thảo làm bánh chè lam, một nghề cổ truyền

Cần bảo tồn cả văn hoá phi vật thể


Ánh mắt mờ đục xa xăm, cụ Mài thổ lộ, cuộc sống cách tân nhiều, nhiều nếp gia phong bị mai một. Các trò chơi dân gian giờ đây chỉ có ở các lễ hội, còn trong cuộc sống thường nhật thì bọn trẻ bận quá, không còn thời gian chơi. Các trò chơi dân gian cũng đã mất  dần đi trong đời sống thường ngày.  

Khi đến các nhà dân, trẻ con đi học vắng. Một vài cháu bé chưa đến tuổi đi học vẫn chơi những đồ chơi mà trẻ con giờ hay chơi, đồ chơi điện tử của Trung Quốc. Cháu Hà Hoài Thu, học sinh lớp 4B, Trường Tiểu học của địa phương đi học về, cho biết ở trường cũng như ở nhà, hầu như cháu và các bạn không chơi trò chơi gì, nếu có thì chỉ là đá bóng, nhảy dây…

Giờ đây những câu ca dao không còn được truyền khẩu để người dân nào trong làng cũng thuộc, thường dùng trong sinh hoạt thường ngày. Quy định cổ truyền của làng gần như một lời nguyền “Không ai được xây nhà cao hơn mái đình” dường như đã bị chìm vào quên lãng, để nhà cổ ngày một ít đi, nguy cơ bị kiên cố hoá, bê tông hoá ngày càng lan rộng…

Từ khi Đường Lâm được công nhận di tích lịch sử văn hoá quốc gia, hoạt động bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể được chú trọng. Các hoạt động văn hoá tinh thần được duy trì rất đa dạng nhưng chỉ là trong lễ hội.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều bất cập trong việc bảo tồn làng cổ như tình trạng xuống cấp của một số ngôi nhà cổ khiến người dân cơi nới, sửa chữa để đảm bảo chỗ ở; bê tông hoá đường làng… Kéo theo đó là phong tục tập quán, lối sống của người dân thay đổi, có chiều hướng đô thị hoá, phong tục tập quán vì thế dần mai một theo.


c566a9144_369.4.jpg
Hoa văn làm từ hạt quả trám vừa làm cho nền nhà chắc, vừa là trò của trẻ giờ đây hầu như đã mai một


b67e186bd_369.5.jpg
Một giếng cổ ở Đường Lâm không có biện pháp bảo vệ, như giếng hoang

Đường Lâm vốn là điểm đến thú vị trong kỳ nghỉ cuối tuần, nhưng cuộc sống thường ngày của người dân rất ít thấy hoạt động văn hoá tinh thần thuần Việt. Vì vậy giải pháp bảo tồn làng cổ Đường Lâm cần phải có cả các giải pháp bảo tồn văn hoá phi vật thể ở làng, trước hết ở ý thức người dân trong duy trì phong tục, tập quán, lối sống truyền thống tốt đẹp.

Trường Tiểu học, Trung học ở Đường Lâm có thể phổ biến cho học sinh chơi các trò dân gian, đưa một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao, dân ca xứ Đoài thêm vào chương trình thì sẽ có tác động trực tiếp đến bảo tồn giá trị văn hoá tinh thần ở làng. Bởi dòng chảy đời sống là nơi bảo tồn giá trị tinh thần của nền văn hoá làng Việt.

      Đức Đào 
Lớp Báo chí K.31B
 Học viện Chính trị.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN