Hàng trăm sĩ tử đổ về Văn Miếu Quốc Tử Giám cầu may trước thềm kỳ thi THPT Quốc gia

(Sóng trẻ) - Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia ngày một đến gần, bên cạnh việc ôn tập kiến thức, nhiều sĩ tử tranh thủ đến Văn Miếu Quốc Tử Giám đọc văn khấn, xin chữ cầu may.

726e0f887_2012844986381_762283749f757f1905efa2f99847b208.jpg

Mỗi mùa thi, Văn Miếu Quốc Tử Giám lại đón hàng trăm sĩ tử đến cầu may

726e0f887_2012845003360_38b0a7b5c8774516083780bf040be270.jpg

Ban quản lý Văn Miếu Quốc Tử Giám thực hiện các biện pháp phòng dịch cho khách tham quan: Đo thân nhiệt, rửa tay khử trùng,... trước khi vào dâng hương.

ff5433c13_2012844495812_b4e17a6c1c2440c72544e66219f2ea64.jpg

Chỉ còn 2 ngày nữa, hơn 900.000 nghìn thí sinh sẽ bước vào kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia. Kỳ thi năm nay được chia làm 2 đợt, đợt 1 vào 2 ngày 09 và 10/8, gồm các thí sinh không trong diện cách ly xã hội, đợt 2 gồm các thí sinh ở địa phương cách ly xã hội hoặc thuộc diện F1 (phải cách ly tập trung), F2 (tiếp xúc F1) được tổ chức thi sau.

d4d3de254_2012844981358_072232d6d053fa215949fa74740f3c90.jpg

Việc dâng hương, cầu nguyện lấy may tại Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là tục lệ quen thuộc của các sĩ tử trước mỗi kỳ thi, mà còn là nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam.


Các sĩ tử mang lễ vật, viết sớ, viết lên "bảng vàng" may mắn họ tên, số báo danh, nguyện vọng,... để cầu mong một kỳ thi may mắn, đạt kết quả cao.

ff5433c13_2012844976401_7d610216d80d80410bdb72086e165db1.jpg

Bên cạnh việc dâng hương, một số sĩ tử xin chữ Ông Đồ để cầu may mắn. Các chữ được xin nhiều nhất là chữ "Minh", "Đỗ Đạt", "Đăng Khoa"...

2ce8c3dba_2012844983285_72ca484cae813132a0ae4fc6177e96b8.jpg

Khi thực hiện nghi lễ dâng hương, khấn vái, các sĩ tử vẫn đeo khẩu trang, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng dịch.

ff5433c13_2012844976406_f00c21c14cde89d23ffa838ceea1b471.jpg

Bạn Lưu Thúy Quỳnh (Trường THPT Hoài Đức A, Huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) chia sẻ: "Em đến thăm Văn Miếu từ một đến hai lần một năm. Thường là trước một kỳ thi quan trọng nào đó, ví dụ như kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia sắp tới. Em đến để cầu cho mình sẽ có may mắn, đủ bình tĩnh, tự tin để vượt qua và hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. Chính việc cầu nguyện trước cột mốc quan trọng của cuộc đời làm cho bản thân em có thêm niềm tin, động lực, vơi bớt sự lo lắng. Cầu nguyện cũng giúp đầu óc giải toả căng thẳng sau giờ ôn thi mệt mỏi, để cho lòng mình lắng lại, bình tĩnh hơn".

Lan Vy

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN