Làng Đường Lâm: Từ cổ xưa thành "cổ nhân tạo"
(Sóng Trẻ)- Làng cổ Đường Lâm ( Sơn Tây- Hà Nội ) được biết đến với lịch sử phát triển hàng trăm năm, nhưng đến nay đã có nhiều thay đổi. Phần lớn những ngôi nhà cổ đều được trùng tu xây dựng lại. Mặc dù vẫn giữ lối kiếm trúc xưa nhưng nét cổ kính đã không còn vẹn nguyên.
Mang đầy đủ vẻ đẹp đặc trưng của làng quê Việt với giếng nước, gốc đa, sân đình cùng những ngôi nhà 3 gian, ngói đỏ được xây dựng bằng đất đá ong, năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên được Nhà nước trao bằng “Di tích lịch sử văn hóa quốc gia”.
Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian, những ngôi nhà cổ ngày càng bị xuống cấp. Cùng với đó là sự phát triển không ngừng của quá trình đô thị hóa đã làm cho làng cổ trở nên “hiện đại” hơn.

Ảnh 1: Những cánh cổng hình quai giỏ được xây dựng lại rộng, vững chãi và trơn chu hơn với chất liệu mới. Dấu ấn của sự cổ xưa dường như không tồn tại.

Ảnh 2: Ngay cả tường đá ong – thứ được coi là “độc nhất” của Đường Lâm cũng bị phá bỏ. Lớp đá ong cũ bị bóc đi, thay vào đó lớp đá ong mới

Ảnh 3: Và vết vữa trát, vẫn còn tươi nguyên…

Ảnh 4: Phần lớn nhà cổ ở Đường Lâm đều được “đại trùng tu”, còn thơm mùi gỗ mới

Ảnh 5: “Nhìn làng cổ bây giờ như một bức tranh nửa vời: dở cổ, dở kim” – Chị Kim Anh, một du khách đến làng cổ chia sẻ

Ảnh 6: Nhiều giếng nước chỉ “xây để đấy” do phần lớn người dân đều sử dụng nước máy

Ảnh 7: Không còn những ngôi nhà bạc màu theo năm tháng…

Ảnh 8: Du khách đến thăm ai cũng trầm trồ khen nhà đẹp. Chỉ những người nặng lòng với văn hóa mới thấy xót xa cho một công trình cổ đang được hiện đại hóa.
Cuộc sống văn minh đã và đang “xé rào” tấn công làng cổ, khiến cho nét thôn quê bình yên ngàn năm hun đúc dần phai nhạt. Vấn đề cân bằng giữa nhu cầu sinh hoạt chính đáng của người dân với việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc trở thành một câu hỏi lớn cho các cấp chính quyền.
Thanh Thúy, Nguyễn Thương, Đinh Bích, Tố Như-BMĐT K34
Cùng chuyên mục
Bình luận