Làng nghèo tự nguyện góp tiền làm đường
(Sóng Trẻ) - Là một làng thuần nông, nên gần như gia đình nào trong xã Đồng Kỷ (Quỳnh Phụ - Thái Bình) cũng thường xuyên rơi vào cảnh túng bấn. Nhưng với tinh thần vươn khó, vượt khổ bà con Đồng Kỷ đã đoàn kết một lòng tự nguyện góp tiền xây dựng đường làng ngõ xóm, hưởng ứng phong trào nông thôn đổi mới.
Các con đường làng quanh thôn Đồng Kỷ, xã Đông Hải (Quỳnh Phụ – Thái Bình) trước kia nhỏ, hẹp, lỗi lõm, vá chằng chịt. Đường hẹp chỉ khoảng gần 1 mét, xe đạp - xe máy tránh nhau còn khó, trong khi hai bên đường cỏ mọc xanh rì. Ngà, các mùa thu hoạch, xe thồ, xe kéo lúa tránh nhau đến khổ. Nhiều lần các xóm họp với nhau “góp gạo thổi cơm chung” xây lại con đường. Nhưng vì bươn chải bằng nghề nông nên gia đình nào cũng khó khăn và kế hoạch làm lại đường bị đẩy xa.
Ông Liểu – Trưởng hội người cao tuổi làng Đồng Kỷ tâm sự: “Người dân quanh làng cũng bận tâm lắm nhưng vì chưa có tiền nên đành phải chấp nhận. Đi lại khổ sở, những đứa trẻ trong làng cũng không có không gian rộng rãi để nô đùa, vui chơi. Cả làng bí bích, băn khoăn lắm vì đường hẹp lại xuống cấp”.
Từng vụ lúa qua đi, bà con trong xóm bảo nhau m góp, dành dụm chút tiền để nay mai làm lại đường. Sau hai năm, kế hoạch ấy cũng đến ngày thành hiện thực. Đầu tháng 9, lúa đương trổ bông, các gia đình trong xóm họp nhau lại bàn tính chuyện làm đường. Kế hoạch bàn bạc xong, đầu tháng 9 các xóm trong làng bắt đầu khởi công.
Mùa thu, mưa nắng thất thường nên việc làm đường của bà con trong xóm cũng vất vả vô cùng. Hầu hết lứa tuổi thanh niên đi học và đi làm xa, nên trong làng chủ yếu là người già, người trung niên và trẻ con. Do vậy, tham gia xây lại đường chủ yếu là những người nông dân chân lấm tay bùn và những học sinh cấp I, cấp II.
Công cuộc làm đường vui nhưng cũng vất vả chẳng kém gì vụ làm mùa. Nhất là ngày đổ bê tông với cái nắng thu hanh khô, bà con trong xóm người nào người ấy mồ hôi nhễ nhại, ướt đầm cả áo. Cô Chỉ (xóm 3, Đồng Kỷ) tâm sự: “Nắng bỏng rát cả người mà bà con trong xóm vẫn làm từ sáng sớm cho tới tận 12 rưỡi mới nghỉ trưa”.
Cả đàn ông, phụ nữ, người già hay học sinh đều chung tay, mỗi người một việc. Những em nhỏ, ông bà già thì cắt cỏ, đập gạch; phụ nữ đảo vữa, xách vữa còn đàn ông thì khiêng những ống cống xi măng thô ráp, nặng trịch,.... Tiếng nói tiếng cười, những câu trêu ghẹo, đố vui náo nhiệt khắp xóm làng. Ai cũng cảm thấy vui và phấn khởi. Ông Toàn (xóm 1) tuy đã 84 tuổi mà vẫn ra đập gạch, mồ hôi ướt đầm áo, ông cười: “Thời tiết nóng bức nhưng xóm sắp có đường mới, đường to nên vui lắm, mừng lắm, phải ra đóng góp chút sức cùng bà con!”.
Sau hơn hơn nửa tháng thi công, con đường bê tông rộng 3m như một kì tích trải ra trước mắt mọi người. Đường to, sạch, bằng phẳng để dân đi lại đỡ khổ, nhất là những ngày mùa còn có nơi phơi rơm, phơi thóc, có đường rộng, đường thoáng để tiện cho xe thồ, xe kéo lúa về nhà. Dân trong làng ai cũng mừng, cũng vui, cũng tự hào với bạn bè trong, nài xã.
Xã, huyện không có kinh tế nên kinh phí làm đường người dân trong làng phải bỏ ra hoàn toàn. Dân – xã đoàn kết nên người dân trong làng xóm không ai than trách gì. Để làm được con đường mới và đẹp như bây giờ, mỗi hộ gia đình phải đóng góp từ 3-4 triệu đồng, thậm chí có gia đình còn hiến đất để làm đường. Nài ra bà con trong làng còn tham gia làm đường hơn nửa tháng trời khổ cực, phơi nắng dầm mưa.
Con đường trong xóm, trong làng sáng láng, thoáng rộng tượng trưng cho bộ mặt của làng Đồng Kỷ, là niềm tự hào với bao công sức, giọt mồ hôi, của cải dân quê lúa nghèo chiu chắt. Thật đáng hãnh diện về những người con quê lúa Đồng Kỷ, đáng tự hào quê hương chị Hai năm tấn Thái Bình.
Ông Bùi Khắc Cường – Bí thư Đảng ủy xã Đông Hải phấn khởi : “Thành quả đó không chỉ xuất phát từ những đồng tiền m góp từ vụ mùa, mà nó còn là thành quả của tình đoàn kết, sự đùm bọc, yêu thương, niềm khát khao, quyết tâm “vươn nghèo, vượt khó” của những người dân thôn Đồng Kỷ”.
Các con đường làng quanh thôn Đồng Kỷ, xã Đông Hải (Quỳnh Phụ – Thái Bình) trước kia nhỏ, hẹp, lỗi lõm, vá chằng chịt. Đường hẹp chỉ khoảng gần 1 mét, xe đạp - xe máy tránh nhau còn khó, trong khi hai bên đường cỏ mọc xanh rì. Ngà, các mùa thu hoạch, xe thồ, xe kéo lúa tránh nhau đến khổ. Nhiều lần các xóm họp với nhau “góp gạo thổi cơm chung” xây lại con đường. Nhưng vì bươn chải bằng nghề nông nên gia đình nào cũng khó khăn và kế hoạch làm lại đường bị đẩy xa.
Ông Liểu – Trưởng hội người cao tuổi làng Đồng Kỷ tâm sự: “Người dân quanh làng cũng bận tâm lắm nhưng vì chưa có tiền nên đành phải chấp nhận. Đi lại khổ sở, những đứa trẻ trong làng cũng không có không gian rộng rãi để nô đùa, vui chơi. Cả làng bí bích, băn khoăn lắm vì đường hẹp lại xuống cấp”.
Từng vụ lúa qua đi, bà con trong xóm bảo nhau m góp, dành dụm chút tiền để nay mai làm lại đường. Sau hai năm, kế hoạch ấy cũng đến ngày thành hiện thực. Đầu tháng 9, lúa đương trổ bông, các gia đình trong xóm họp nhau lại bàn tính chuyện làm đường. Kế hoạch bàn bạc xong, đầu tháng 9 các xóm trong làng bắt đầu khởi công.
Mùa thu, mưa nắng thất thường nên việc làm đường của bà con trong xóm cũng vất vả vô cùng. Hầu hết lứa tuổi thanh niên đi học và đi làm xa, nên trong làng chủ yếu là người già, người trung niên và trẻ con. Do vậy, tham gia xây lại đường chủ yếu là những người nông dân chân lấm tay bùn và những học sinh cấp I, cấp II.
Công cuộc làm đường vui nhưng cũng vất vả chẳng kém gì vụ làm mùa. Nhất là ngày đổ bê tông với cái nắng thu hanh khô, bà con trong xóm người nào người ấy mồ hôi nhễ nhại, ướt đầm cả áo. Cô Chỉ (xóm 3, Đồng Kỷ) tâm sự: “Nắng bỏng rát cả người mà bà con trong xóm vẫn làm từ sáng sớm cho tới tận 12 rưỡi mới nghỉ trưa”.
Cả đàn ông, phụ nữ, người già hay học sinh đều chung tay, mỗi người một việc. Những em nhỏ, ông bà già thì cắt cỏ, đập gạch; phụ nữ đảo vữa, xách vữa còn đàn ông thì khiêng những ống cống xi măng thô ráp, nặng trịch,.... Tiếng nói tiếng cười, những câu trêu ghẹo, đố vui náo nhiệt khắp xóm làng. Ai cũng cảm thấy vui và phấn khởi. Ông Toàn (xóm 1) tuy đã 84 tuổi mà vẫn ra đập gạch, mồ hôi ướt đầm áo, ông cười: “Thời tiết nóng bức nhưng xóm sắp có đường mới, đường to nên vui lắm, mừng lắm, phải ra đóng góp chút sức cùng bà con!”.
Con đường trong làng, trong xóm rộng, thoáng, sạch sẽ để phơi rơm, thóc ngày mùa.
Sau hơn hơn nửa tháng thi công, con đường bê tông rộng 3m như một kì tích trải ra trước mắt mọi người. Đường to, sạch, bằng phẳng để dân đi lại đỡ khổ, nhất là những ngày mùa còn có nơi phơi rơm, phơi thóc, có đường rộng, đường thoáng để tiện cho xe thồ, xe kéo lúa về nhà. Dân trong làng ai cũng mừng, cũng vui, cũng tự hào với bạn bè trong, nài xã.
Xã, huyện không có kinh tế nên kinh phí làm đường người dân trong làng phải bỏ ra hoàn toàn. Dân – xã đoàn kết nên người dân trong làng xóm không ai than trách gì. Để làm được con đường mới và đẹp như bây giờ, mỗi hộ gia đình phải đóng góp từ 3-4 triệu đồng, thậm chí có gia đình còn hiến đất để làm đường. Nài ra bà con trong làng còn tham gia làm đường hơn nửa tháng trời khổ cực, phơi nắng dầm mưa.
Con đường trong xóm, trong làng sáng láng, thoáng rộng tượng trưng cho bộ mặt của làng Đồng Kỷ, là niềm tự hào với bao công sức, giọt mồ hôi, của cải dân quê lúa nghèo chiu chắt. Thật đáng hãnh diện về những người con quê lúa Đồng Kỷ, đáng tự hào quê hương chị Hai năm tấn Thái Bình.
Ông Bùi Khắc Cường – Bí thư Đảng ủy xã Đông Hải phấn khởi : “Thành quả đó không chỉ xuất phát từ những đồng tiền m góp từ vụ mùa, mà nó còn là thành quả của tình đoàn kết, sự đùm bọc, yêu thương, niềm khát khao, quyết tâm “vươn nghèo, vượt khó” của những người dân thôn Đồng Kỷ”.
Bùi Nhung
Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận