Lê Vũ Quang Đức: “Nghề báo thực sự hấp dẫn”

(Sóng trẻ) – Lê Vũ Quang Đức là một trong số những gương mặt sinh viên tiêu biểu của Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hiện nay anh đang là phóng viên của báo  điện tử Zing.vn. Anh từng là Phó trưởng ban biên tâp của Trang tin Sóng trẻ và là cựu Trưởng mục Văn hóa của Trang tin.

PV : Năm cuối cấp phổ thông, giữa rất nhiều lựa chọn, rất nhiều ngã rẽ, tại sao anh lại quyết tâm trở thành một sinh viên báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền?

Quang Đức: Đúng như bạn nói, năm 12 không chỉ nhiều ngã rẽ mà ai cũng trải qua cảm giác mông lung, mình sẽ thi trường nào, sẽ học ngành gì và sẽ có một công việc như thế nào sau này. Tôi học khối C, gia đình rất muốn tôi thi Học viện An ninh Nhân dân vì tin vào khả năng của tôi. Nhưng tôi lại thích Luật hoặc Báo chí.

Bố mẹ luôn tôn trọng quyết định của tôi, cùng với sự tư vấn của thầy cô, tôi chọn ngành báo và chọn Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Lúc đó, tôi nghĩ Học viện sẽ là môi trường rất tốt trong việc đào tạo báo chí. Và sau bốn 4 năm học tập tại đây, tôi thấy điều đó đúng.

4935c631a_2.jpg
Lê Vũ Quang Đức là một sinh viên năng động, ham học hỏi

PV: Học tập tại Khoa Phát thanh – Truyền hình suốt 4 năm, anh có những cảm nhận như thế nào về Khoa?

Quang Đức: Khoa Phát thanh – Truyền hình luôn là khoa có điểm đầu vào cao nhất Học viện. Trong cảm nhận của tôi, Khoa mình là một khoa năng động với những sinh viên năng động. Khoa có nhiều câu lạc bộ, nhiều hoạt động, đặc biệt là Sóng Trẻ Festival, nhiều năm tham gia Sóng trẻ Festival, tôi cảm thấy đó thực sự là một hoạt động nại khóa rất ý nghĩa, giúp sinh viên trong Khoa gắn kết và hiểu nhau hơn.

Tại Khoa, tôi được rèn luyện và làm nghề ngay từ thời sinh viên thông qua trang tin điện tử Sóng trẻ. Đến bây giờ, Sóng trẻ vẫn là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất của tôi thời sinh viên.

4935c631a_27458952_934555053368695_6130220225459960602_n.jpg

Anh Đức chụp ảnh kỉ niệm khi tác nghiệp tại Táo Quân 2018


PV: Sóng trẻ đã cho anh nhiều kỷ niệm, vậy anh hãy chia sẻ về một kỷ niệm đáng nhớ nhất khi làm việc ở đó?

Quang Đức: Kỷ niệm thì vô cùng nhiều. Đó là những kỷ niệm về chuyện tác nghiệp, chuyện biên tập bài vở. Nhưng nếu đáng nhớ nhất thì chắc là chuyện tôi được cử biên tập bài vở. Những lần các lớp khác có bài điều kiện, một biên tập viên như tôi phải biên tập hàng chục bài trong một bài. Sau này, tôi chịu trách nhiệm bao quát chung việc biên tập của các biên tập viên, thành ra có việc gì tôi cũng như kiểu “đứng mũi chịu sào”. Tôi nhớ có một lần có anh khóa trên sau khi bị tôi trả lại tới 3 bài không được đăng, anh đã lên Facebook dọa nếu gặp tôi nài đường sẽ thả chó cho cắn (cười). Nói chung, tất cả những điều đó đều là những kỷ niệm vui. Khi tôi tham gia Sóng trẻ Festival, các bạn lớp khác trong Khoa mới tiết lộ với tôi rằng một thời họ đã rất ghét tôi vì cho rằng tôi là một người quá khó tính, bài điều kiện thôi mà cũng quá khắt khe.

PV: Hiện tại, anh đã đi làm báo. Anh đã áp dụng những kiến thức học được trong trường như thế nào, liệu có khó khăn gì không?

Quang Đức: Ra trường, tôi bắt đầu làm báo. Tôi không quá bỡ ngỡ với công việc vì phần nào đó kỹ năng báo chí mình đã được đào tạo trong trường và được rèn luyện tại Sóng trẻ. Nhưng bỡ ngỡ là có, có rất nhiều khó khăn mà phải là trực tiếp làm nghề các bạn mới hiểu được. Trả lời ở đây, với một người trẻ như tôi sẽ thành xáo rỗng, khoe mẽ.

PV: Anh có điều gì nhắn nhủ với các sinh viên báo chí trong Khoa Phát Thanh – truyền hình – những “hậu bối” của anh?

Quang Đức: Nếu có đam mê hãy theo đuổi đến cùng, và cứ viết đi, nghề báo thực sự rất hấp dẫn.

PV: Sắp tới là Kỳ thi THPT Quốc gia, anh có điều gì nhắn nhủ tới các em học sinh đang có nguyện vọng thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền? 

Quang Đức: Hãy xác định đam mê của mình ngay từ đầu. Nếu thực sự yêu thích nghề báo thì hãy chọn ngành báo. Và các bạn phải xác định rằng nghề báo không phải là nghề được sống trong nhung lụa, giàu sang. Còn nếu các bạn muốn mỗi ngày thức dậy là một ngày mới, mỗi ngày thức dậy là một trải nghiệm khác nhau thì hãy chọn nghề báo. Khi các bạn đã chọn nghề báo là đam mê, là ước mơ của mình thì hãy bắt đầu đam mê đó bằng cách học báo ở Học viện báo chí và tuyên truyền. Chúc các bạn sẽ có một kỳ thi thật hiệu quả, đạt được kết quả cao và đỗ vào trường mà mình mong muốn.

PV: Cảm ơn anh đã dành thời gian trò chuyện với Sóng trẻ và tiếp thêm nguồn động lực cho các bạn trẻ đã và đang có đam mê với nghề báo. Chúc anh luôn mạnh khỏe để có thể sống hết mình với đam mê và ngày càng có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc.

Chu Linh


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN