Liền anh quan họ không ở đất Kinh bắc
(Sóng Trẻ) - Đến trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, có một chàng trai mà ai cũng biết đến với biệt danh “Dũng quan họ” với một chất giọng mượt mà, truyền cảm như một liền anh quan họ đích thực. Nhưng điều khiến mọi người không khỏi ngạc nhiên đó là Dũng hoàn toàn không phải một chàng trai Kinh Bắc – cái nôi của những làn điệu quan họ.
Đến với quan họ như một cơ duyên
Nguyễn Văn Dũng là sinh viên lớp Hán nôm, Khoa Văn, trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Dũng bắt đầu biết đến quan họ trong một lần xem chương trình Đậm đà khúc hát dân ca trên truyền hình Bắc Ninh năm 2007. Cũng từ đó, Dũng bắt đầu yêu thích và luyện tập quan họ.
Ban đầu, Dũng chỉ ê a hát theo đài, băng đĩa. Dần dần, Dũng tập theo các chương trình dạy hát quan họ trên truyền hình. Lên đại học, cậu bắt đầu tham gia các câu lạc bộ âm nhạc. Từ chỉ hát ở nhà, cậu bạn đã mạnh dạn hát trong những cuộc gặp gỡ, giao lưu với các bạn ở trường. Với chất giọng trời phú, Dũng nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của bạn bè và thầy cô.
Dũng bắt đầu mang giọng hát, lời ca quan họ tới tham gia các cuộc thi âm nhạc. Giải nhất Tài năng nhân văn 2010 và giải ba Liên hoan tiếng hát ĐHQG VNU Hot singer 2011 chính là minh chứng cho tài năng và niềm đam mê với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bây giờ, với chất giọng đằm thắm, mượt mà, Dũng đã có thể tự tin hát quan họ như một liền anh thứ thiệt.
Tiếp tục niềm đam mê
Để tiếp tục niềm say mê quan họ của mình, Dũng tham gia vào các CLB quan họ. Ở đây, Dũng trực tiếp được những nghệ sĩ của đoàn quan họ Bắc Ninh giảng dạy và tập luyện. Dũng có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về quan họ và nâng cao chất giọng của mình.
Hiện Dũng là thành viên tích cực của CLB quan họ Kinh Bắc. Đến hẹn lại lên, hai tuần một lần vào tối chủ nhật, tầng 2 của nhà ăn A1-5 ĐH Bách khoa Hà Nội, Dũng cùng các bạn trong CLB gặp gỡ và giao lưu. Mỗi buổi sinh hoạt, gần 20 thành viên câu lạc bộ say sưa nghe anh Nguyễn Hữu Duy (Trung tâm phát triển nghệ thuật Việt Nam) giảng giải về văn hóa quan họ, dạy cách lấy hơi và xử lý các câu, các bài, dạy thế nào là vang, rền, nền, nảy.
Nài ra, Dũng cũng tới tham gia hay giao lưu với các CLB quan họ ở Thái Thịnh, ở Đại Học Văn hóa hay giao lưu cùng các CLB online.
Dũng tâm sự : “Những kiến thức thu được sau mỗi lần tham gia CLB không chỉ giúp mình nâng cao chất lượng giọng hát mà còn giúp mình hiểu thêm về phong tục, lề lối của quan họ và yêu quan họ hơn”.
Ước mơ và những trăn trở
Với niềm đam mê quan họ của mình, Dũng luôn mơ ước được trở thành một liền anh quan họ. Cậu bạn chia sẻ: “Vui nhất là mỗi lần biểu diễn, mình luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía khán giả. Có lẽ, các bạn trẻ ngày nay không phải không thích quan họ mà các bạn có rất ít cơ hội để tiếp cận với loại hình văn hóa dân gian này. Ở vùng Kinh Bắc, nhiều bạn còn được nghe hát quan họ trong những dịp tết hay lễ hội. Nhưng ở những vùng miền khác, muốn nghe hát quan họ thật khó. Mà bản thân loại hình nghệ thuật này thì phải nghe hát trực tiếp mới thấy hết cái hay, cái đẹp của nó…”
Bởi vậy, Dũng luôn trăn trở phải làm thế nào để có thể mang được lời ca, tiếng hát của mình tới mọi người, trước là để thỏa mãn niềm đam mê, sau là để góp phần gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Quan họ là nét đẹp văn hoá từ ngàn đời của dân tộc. Năm 2009, quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thế nhưng, việc bảo tồn nét văn hóa tốt đẹp ấy vẫn còn không ít trở ngại. Quan họ vẫn chưa thể đến với đông đảo tầng lớp nhân dân mà đặc biệt là giới trẻ. Đó là điều chàng trai yêu quan họ này luôn trăn trở và cũng là trăn trở của bao thế hệ yêu và tha thiết với quan họ, muốn đưa quan họ gần gũi hơn với mọi người.
Đến với quan họ như một cơ duyên
Nguyễn Văn Dũng là sinh viên lớp Hán nôm, Khoa Văn, trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Dũng bắt đầu biết đến quan họ trong một lần xem chương trình Đậm đà khúc hát dân ca trên truyền hình Bắc Ninh năm 2007. Cũng từ đó, Dũng bắt đầu yêu thích và luyện tập quan họ.
Ban đầu, Dũng chỉ ê a hát theo đài, băng đĩa. Dần dần, Dũng tập theo các chương trình dạy hát quan họ trên truyền hình. Lên đại học, cậu bắt đầu tham gia các câu lạc bộ âm nhạc. Từ chỉ hát ở nhà, cậu bạn đã mạnh dạn hát trong những cuộc gặp gỡ, giao lưu với các bạn ở trường. Với chất giọng trời phú, Dũng nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của bạn bè và thầy cô.
Dũng bắt đầu mang giọng hát, lời ca quan họ tới tham gia các cuộc thi âm nhạc. Giải nhất Tài năng nhân văn 2010 và giải ba Liên hoan tiếng hát ĐHQG VNU Hot singer 2011 chính là minh chứng cho tài năng và niềm đam mê với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bây giờ, với chất giọng đằm thắm, mượt mà, Dũng đã có thể tự tin hát quan họ như một liền anh thứ thiệt.
Tiếp tục niềm đam mê
Để tiếp tục niềm say mê quan họ của mình, Dũng tham gia vào các CLB quan họ. Ở đây, Dũng trực tiếp được những nghệ sĩ của đoàn quan họ Bắc Ninh giảng dạy và tập luyện. Dũng có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về quan họ và nâng cao chất giọng của mình.
Hiện Dũng là thành viên tích cực của CLB quan họ Kinh Bắc. Đến hẹn lại lên, hai tuần một lần vào tối chủ nhật, tầng 2 của nhà ăn A1-5 ĐH Bách khoa Hà Nội, Dũng cùng các bạn trong CLB gặp gỡ và giao lưu. Mỗi buổi sinh hoạt, gần 20 thành viên câu lạc bộ say sưa nghe anh Nguyễn Hữu Duy (Trung tâm phát triển nghệ thuật Việt Nam) giảng giải về văn hóa quan họ, dạy cách lấy hơi và xử lý các câu, các bài, dạy thế nào là vang, rền, nền, nảy.
Nài ra, Dũng cũng tới tham gia hay giao lưu với các CLB quan họ ở Thái Thịnh, ở Đại Học Văn hóa hay giao lưu cùng các CLB online.
Dũng tâm sự : “Những kiến thức thu được sau mỗi lần tham gia CLB không chỉ giúp mình nâng cao chất lượng giọng hát mà còn giúp mình hiểu thêm về phong tục, lề lối của quan họ và yêu quan họ hơn”.
Ước mơ và những trăn trở
Với niềm đam mê quan họ của mình, Dũng luôn mơ ước được trở thành một liền anh quan họ. Cậu bạn chia sẻ: “Vui nhất là mỗi lần biểu diễn, mình luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía khán giả. Có lẽ, các bạn trẻ ngày nay không phải không thích quan họ mà các bạn có rất ít cơ hội để tiếp cận với loại hình văn hóa dân gian này. Ở vùng Kinh Bắc, nhiều bạn còn được nghe hát quan họ trong những dịp tết hay lễ hội. Nhưng ở những vùng miền khác, muốn nghe hát quan họ thật khó. Mà bản thân loại hình nghệ thuật này thì phải nghe hát trực tiếp mới thấy hết cái hay, cái đẹp của nó…”
Bởi vậy, Dũng luôn trăn trở phải làm thế nào để có thể mang được lời ca, tiếng hát của mình tới mọi người, trước là để thỏa mãn niềm đam mê, sau là để góp phần gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Quan họ là nét đẹp văn hoá từ ngàn đời của dân tộc. Năm 2009, quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thế nhưng, việc bảo tồn nét văn hóa tốt đẹp ấy vẫn còn không ít trở ngại. Quan họ vẫn chưa thể đến với đông đảo tầng lớp nhân dân mà đặc biệt là giới trẻ. Đó là điều chàng trai yêu quan họ này luôn trăn trở và cũng là trăn trở của bao thế hệ yêu và tha thiết với quan họ, muốn đưa quan họ gần gũi hơn với mọi người.
Lan Nga
Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận