Livestream Tư vấn Tuyển sinh và Bí kíp thi năng khiếu Báo chí - Truyền thông 2019
(Sóng trẻ) - Vào lúc 18h ngày 31/05, tại studio nhà B1 - Học viện Báo chí Tuyên truyền diễn ra buổi Tư vấn Tuyển sinh và Bí kíp thi năng khiếu Báo chí - Truyền thông 2019. Buổi tư vấn được livestream trực tiếp trên fanpage chính thức của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Buổi tư vấn có sự tham gia của PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang - Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình; TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Phó Trưởng Ban Quản lý đào tạo; TS. Vũ Thanh Vân - Giám đốc Chương trình Quốc tế. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của PGS. TS. Đỗ Thị Thu Hằng - Viện trưởng Viện Báo chí; ThS. Dương Quốc Bình - Giảng viên Viện Báo chí.
Toàn cảnh buổi tư vấn tuyển sinh và Bí kíp thi năng khiếu báo chí năm 2019
MC: Đào tạo chất lượng cao khác gì gì với đào tạo các ngành thường ạ?
PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang: Thứ nhất, 30% các tín chỉ được đào tạo các em được học bằng tiếng anh. Do vậy, đào tạo cũng cao hơn bình thường.
Thứ hai, giảng viên dạy các trương trình chất lượng cao được nhà trường ưu tiên tuyển chọn khắt khe cả về chất lượng lẫn phương pháp giảng dạy. Đặc biệt, hiện tại trường đang liên kết giảng dạy với một số trường đại học như Middlesex (Anh Quốc).
Thứ ba, các em được ưu tiên tham gia các câu lạc bộ nghiệp vụ, thực hành nghề nghiệp tại các cơ quan báo chí, cơ quan đào tạo về lý luận.
MC: Quy trình xét hồ sơ học bạ vào trường cần những gì?
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy: Từ năm nái Học viện Báo chí Tuyên truyền đã dành 30% chỉ tiêu cho việc xét tuyển học bạ.Điều kiện xét tuyển là thí sinh ở các trường THPT Chuyên, năng khiếu (danh sách cụ thể trên website) đạt được học lực giỏi, hạnh kiểm tốt trong cả ba năm THPT. Nếu thí sinh đạt được các tiêu chí đó thì được xét tuyển ở tất cả các ngành.
Trong điều kiện dự thi ngành Báo chí thí sinh phải tham dự kì thi năng khiếu báo chí. Với những học sinh trường thường có học lực giỏi , hạnh kiểm tốt sẽ được đăng kí xét tuyển ở các ngành Kinh tế chính trị, Triết học, Xã hội học, Xuất bản, Xây dựng Đảng, Quản lí công, Quản lí Nhà nước, Lịch sử Đảng...
Hồ sơ xét tuyển học bạ bao gồm: Bản sao công chứng, học bạ THPT, phiếu đăng kí xét tuyển bằng học bạ (có trên website Học viện). Thí sinh nộp hồ sơ qua hình thức gửi trực tiếp qua bưu điện, hạn nộp trực tiếp tại Ban Quản lí đào tạo tầng 3 nhà A1. Kết quả sẽ được công bố vào ngày 15.7.2019, ngay sau khi có kết quả kì thi THPT QG. Các thí sinh trúng tuyển bằng học bạ phải xác nhận nhập học trước 17h ngày 23.7.2019.
MC: Thầy có thể khái quát về nội dung đào tạo, học phí cần thiết về chương trình cử nhân Quốc tế, Quảng cáo, Quan hệ công chúng được không ạ?
TS. Vũ Thanh Vân: Đây là chương trình đào tạo theo chuẩn Quốc tế trong suốt 4 năm. Chương trình bao gồm: Một năm đại cương và ba năm chuyên ngành. Chương trình này do Đại học Middlesex của Anh xây dựng chương trình và cấp bằng chứng nhận. Khi các em tốt nghiệp chương trình này, các em được nhận bằng như sinh viên của trường Middlesex đang theo học ở Anh Quốc.
Thứ hai, trong quá trình học tập các em có thể lựa chọn học 2 năm tại Học viện Báo chí Tuyên truyền sau đó chuyển sang theo học tiếp tại London (Anh). Đây là cơ hội để để các bạn nâng cao khả năng nại ngữ và trải nghiệm văn hóa của mình vì toàn bộ chương trình là được đào tạo bằng tiếng Anh. Chuẩn vào Tiếng Anh của các bạn cao hơn là các bạn phải có chứng chỉ IELTS 6.0 và không có kỹ năng nào dưới 5.5. Sau 3 năm học bằng tiếng Anh, trình độ tiếng Anh sẽ tăng lên không ngừng. Có nhiều bạn xuất sắc sau khi tốt nghiệp IELTS đạt 7.5 -8.0. Đây là điều kiện để các bạn sinh viên làm việc ở các tập đoàn nước nài. Đó là những yêu cầu căn bản mà sinh viên muốn theo học chương trình này.
MC: Em chưa tốt nghiệp THPT nhưng em rất quan tâm đến chương trình cử nhân quốc tế, vậy em có thể đăng kí chương trình này ngay khi còn học phổ thông không ạ? Em đã tốt nghiệp THPT từ năm 2018 liệu em có thể đăng kí vào chương trình cử nhân quốc tế hay không ạ?
TS. Vũ Thanh Vân: Đối tượng tuyển sinh vào chương trình:
Đối với thi sinh Tốt nghiệp THPT hoàn toàn đủ điều kiện để đủ điều kiện xét tuyển.
Với các bạn học lớp 11, có thể nộp hồ sơ giữ chỗ từ năm lớp 11. Trong trường hợp này, các bạn sẽ nhận được giấy báo trúng tuyển có điều kiện, điều kiện ở đây là bạn sẽ phải tốt nghiệp THPT.
Trong trường hợp thí sinh có đủ điều kiện IELTS thì sẽ được học song song chương trình Đại chương và chuyên ngành. Thời gian học sẽ được rút xuống còn 3 năm.
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy giải đáp thắc mắc của các bạn học sinh
MC: Trường mình có tỷ lệ chọi chưa ạ?
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy: Các em thí sinh không nên quá quan tâm vào tỷ lệ chọi, mà nên quan tâm đến chất lượng thí sinh dự tuyển ngành đó. Tỷ lệ chọi vào ngành báo chí chưa bao giờ là thấp, nhưng các em không nên quá quan tâm đến vấn đề này. Bài thi năng khiếu báo chí chỉ chiếm 30% tổng điểm xét tuyển, các em không nên quá lo lắng, và đừng quan tâm đến tỷ lệ chọi là bao nhiêu.
MC: Em không tự tin trả lời bằng tiếng Anh khi dự thi vòng phỏng vấn của chương trình đào tạo quốc tế. Em có thể trả lời bằng tiếng Việt không ạ?
TS. Vũ Thanh Vân: Các em có 2 lựa chọn, trả lời bằng tiếng Việt và tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh được ưu tiên. Điều thấy cô muốn thấy ở các em, mục đích của việc phỏng vấn là xem cái nhìn, quan điểm của thí sinh về các vấn đề xã hội.
Liên quan đến câu hỏi trên, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang khuyên các thí sinh, nài việc ôn tập kiến thức phục vụ kì thi THPT QG thật tốt, các em nên dành 30 phút xem thời sự, vừa để giải trí, vừa cập nhật được thông tin, phục vụ bài thi năng khiếu. Bài thi năng khiếu bao gồm nhiều kiến thức kinh tế, chính trị, xã hội...
Nói thêm về kỳ thi năng khiếu báo chí, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang khẳng định “Kỳ thi năng khiếu báo chí chỉ có ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền”. Cô cho biết ban giám đốc học viện có quy định, nghiêm cấm giảng viên học viên, đặc biệt là các giảng viên giảng dạy bộ môn báo chí, không được phép tham gia ôn luyện các lớp thi năng khiếu. Tất cả các thông tin quảng cáo ôn luyện đều không phải của học viện. Thay vì đi ôn luyện, thí sinh nên dành thời gian tự học, đọc báo, nghe đài, xem tivi cập nhật tin tức, xem lại đề thi cũ, tự làm và rút kinh nghiệm. Chia sẻ về bí quyết ôn thi, PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang khuyên thí sinh, “Tự học và tìm ra phương pháp học là cách làm hiệu quả nhất”.
PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang - Trưởng khoa Phát Thanh - Truyền hình giải đáp các thắc mắc của các bạn học sinh
MC: Nếu như em học Lịch sử Đảng thì em có thể học làm Báo được không?
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang: Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ tạo điều kiện cho các em tăng thêm kiến thức và trải nghiệm. Các em hoàn toàn có thể vừa học Lịch sử Đảng và chuyên ngành Báo chí. Sau khi các em đủ điều kiện tích lũy đủ tín chỉ ở phần Đại cương thì các em có thể học song bằng. Các em hoàn toàn có thể đăng kí một chuyên ngành ở khoa Phát thanh - Truyền hình. Điều kiện học bằng thứ nhất và bằng thứ hai không quá 6 năm. Như vậy, sau khi tốt nghiệp ra trường các em sẽ có hai bảng điểm, một bằng chuyên ngành Lịch sử Đảng và một bằng cử nhân Báo chí.
MC: Em có nguyện vọng vào ngành Báo chí, các thầy cô có thể cho em hỏi điểm của từng năm có sự chênh lệch như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang: Ở khoa Phát thanh-Truyền hình, khoa đào tạo các chuyên ngành về báo chí-truyền thông như: Báo Truyền hình, Báo Mạng điện tử, Báo Phát thanh, Quay phim... Viện Báo chí đào tạo hai chuyên ngành là Báo In và Báo Ảnh bên cạnh đó có ngành Truyền thông đa phương tiện và Truyền thông đại chúng. Qua các năm, điểm của từng chuyên ngành có sự thay đổi tùy thuộc vào mặt bằng thí sinh đăng ký tham dự.
MC: Thi Năng khiếu Báo chí hồ sơ cần những gì?
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy: Cũng tương tự như hồ sơ đăng kí xét tuyển học bạ, hồ sơ thi năng khiếu Báo bao gồm:
- Bản sao công chứng Học bạ THPT cả 3 năm
- Phiếu đăng dự thi Năng khiếu Báo chí (Chỉ ghi những nguyện vọng dự thi Năng khiếu các ngành ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
- 2 ảnh 3*4
- 2 phong bì có dán sẵn tem ghi địa chỉ người nhận là thí sinh
MC: Các thầy cô cho em hỏi về bài viết luận và sửa lỗi của bài Năng khiếu Báo chí?
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng: Trong bài thi Năng khiếu Báo chí chúng ta có một bài sửa lỗi sai, có nhiều lỗi khác nhau. Câu này 3 điểm và phần tự luận 7 điểm. Mục đích của người ra đề này là muốn đánh giá khả năng xử lí, biểu đạt thông tin và sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng và hoàn thiện văn bản. Thông qua hình thức này có thể đo được một số phẩm chất khác mà người làm báo cần.
Ví dụ: Khả năng bao quát vấn đề, tư duy vấn đề một cách chặt chẽ, đồng thời không bỏ qua những tiểu tiết… Trong bài này, đề thi sẽ cung cấp một văn bản báo chí có lỗi sai về quan điểm chính trị, về tính logic, về văn phong, về ngôn từ… và yêu cầu thí sinh sửa chữa, thể hiện văn bản theo cách của mình. Đơn giản thôi, nhưng đây là câu hỏi kiểm tra giúp các thầy cô có thể nhìn ra rất nhiều vấn đề thuộc năng khiếu Báo chí.
MC: Các thầy cô cho em hỏi về bài thi năng khiếu Quay phim, chụp ảnh có phải mang máy ảnh đi thi không ạ?
Th.S Dương Quốc Bình: Kỳ thi Năng khiếu Báo chí và đặc biệt là Ảnh báo chí là phần thi để kiểm tra mức độ đam mê, năng khiếu và khả năng của các bạn về Ảnh báo chí. Do đó việc chúng ta sử dụng thành thạo thiết bị này là điều quan trọng. Trong kì thi này, nếu các bạn có máy ảnh thì có thể mang đi. Nếu các bạn có những bức ảnh đã chụp được và cảm thấy ưng ý có thể chia sẻ với các thành viên ban giám khảo.
Tuy nhiên, đây chỉ là điểm cộng thôi còn phần chính là phỏng vấn thì các thành viên ban giám khảo vẫn nhìn vào một số yếu tố cơ bản khác. Đầu tiền là sức khỏe. Chúng ta biết nghề ảnh và quay phim đòi hỏi nhiều sức lực, bê vác thiết bị. Thứ hai là hình thức. Nhiều tòa soạn nói rằng, phóng viên ảnh là đại sứ hình ảnh thì cũng không phải là sai vì đặc thù của phóng viên ảnh là tác nghiệp trực tiếp, luôn có mặt tại hiên trường, người trong tòa soạn phải là người ra nài trước tiên. Tiếp theo là đam mê, năng khiếu cảm thụ và tư duy hình ảnh. Về hình thức chiều cao của nữ là 1m60 trở lên, nam là 1m65 trở lên. Tuy nhiên không phải không có trường hợp nại lệ. Nếu các em có năng lực tốt và đam mê thực sự thì cơ hội vẫn rộng mở.
MC: Năm thứ mấy thì sinh viên có thể đủ điều kiện làm cộng tác viên ở các cơ quan báo chí?
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng: Ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền có nhiều CLB nghiệp vụ như CLB Báo chí Truyền thông (CJC), CLB Báo chí điều tra, Đặc san Báo chí trẻ, Sóng trẻ News... nhiều bạn có thể tham gia vào các CLB này để có thể rèn luyện và học tập ngay tại trường. Các CLB này đều có liên kết với các doanh nghiệp, cơ quan báo chí bên nài, tạo điều kiện mở rộng cho sinh viên có thêm cơ hội việc làm. Sau 2 năm, các bạn hoàn toàn có thể tìm được những công việc làm thêm ở bên nài phù hợp với năng lực của từng bạn. Có nhiều bạn sinh viên năng động có thể rèn nghề, thích ứng được với môi trường báo chí năng động. Nhưng nhiều bạn không thể cân bằng được việc học và trải nghiệm nên đã xao nhãng chương trình học tại trường. Điều đó là rất đáng tiếc.
MC: Có giới hạn nào cho đề thi Năng khiếu báo chí không ạ?
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng: Thi Năng khiếu thực chất là liên quan đến tố chất của mỗi người nên không có phạm vi giới hạn nào mà chỉ có những tiêu chí cơ bản để có thể chọn ra những thí sinh phù hợp. Ví dụ như tại sao cấu trúc bài thi có hai phần trong đó phần đầu tiên kiểm tra sự hiểu biết của thí sinh về các vấn đề chính trị-xã hội nói chung, các kiến thức nền tảng mà một người làm báo chí truyền thông không thể thiếu được. Phần này có 30 phút với 30 câu hỏi trắc nghiệm. Đây là cơ sở để đánh giá một cách chính xác năng lực của thí sinh.
PV Sóng trẻ
Cùng chuyên mục
Bình luận