Luật Du lịch: Còn “đem con bỏ chợ”
(Sóng Trẻ) - Vấn nạn khách du lịch đến nước ta bị chèn ép, chặt chém… đã làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới. Dù Luật Du lịch đã được ban hành từ năm 2005, tuy nhiên, quyền lợi của khách du lịch trên thực tế còn chưa được coi trọng.
Khi khách du lịch là tầm ngắm của tội phạm
Mới đây nhất là vụ cướp giật tài sản nhằm vào 2 du khách Nga khi họ tới Nha Trang nghỉ dưỡng ngày 26/9. Trong khi 2 du khách đang đi bộ thì bị một đối tượng ngang nhiên giật chiếc túi xách rồi nhảy lên xe gắn máy tẩu thoát. Theo trình báo, tài sản bị mất gồm có: 5000USD, 1 máy tính bảng Ipad trị giá 1.000USD, 1 điện thoại di động cùng đồ đạc và giấy tờ tùy thân khác.
Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa quên hình ảnh hai du khách Hồng Kông phải ngồi nài đường vào lúc 22 giờ đêm ở Tp. HCM cuối năm 2011. Hai du khách này bị cướp chiếc túi xách chứa toàn bộ giấy tờ tùy thân, passport, tiền mặt và thẻ visa. Sau khi trình báo, họ nhận được giấy hẹn chờ khoảng 1 tuần nữa lên giải quyết. Không có tiền, không có giấy tờ tùy thân ở một đất nước xa lạ, họ buộc phải lang thang bán những tấm hình và postcard ở lề đường để có thể cầm cự trong khi chờ cấp lại giấy tờ.
Du khách Hồng Kông bị cướp sạch giữa Sài Gòn
(Nguồn: Internet)
Những vụ việc du khách không được bảo vệ khi đến du lịch ở Việt Nam là chuyện không hiếm gặp. Quyền lợi của khách du lịch đang bị xâm phạm nghiêm trọng bởi chúng ta còn thiếu những hành lang pháp lý để bảo vệ du khách.
Luật còn lỏng lẻo
Dù Luật Du lịch (ban hành tháng 6/2005) có các chương và điều quy định về quyền và nghĩa vụ của du khách, tuy nhiên, những điều khoản này chưa đủ sức để bảo vệ khách du lịch và hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt du khách.
Cụ thể, ở điều 35 của luật quy định: Khách du lịch sẽ được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân gây ra; có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm về pháp luật du lịch. Ở điểm này chưa thể hiện rõ ai sẽ phải chịu trách nhiệm bảo vệ khách du lịch và ai sẽ đại diện cho quyền lợi của họ. Điều này đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Đối với trường hợp hai du khách Hồng Kông đã nêu ở trên, nếu có một đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm và đại diện cho quyền lợi của họ thì có lẽ sự việc đã không đến mức nghiêm trọng và đáng tiếc như vậy.
Hay ở khoản 2, Điều 45, doanh nghiệp lữ hành nội địa phải ký quỹ (ký gửi một số tiền nhất định với ngân hàng đề phòng trường hợp doanh nghiệp đột ngột giải thể, phá sản, hay tai nạn…). Tuy nhiên, luật lại không quy định các đối tác có liên quan của doanh nghiệp du lịch như các điểm lưu trú, khu du lịch, hãng vận chuyển cũng cần phải ký quỹ. Điều này thể hiện sự lỏng lẻo của Luật do không đảm bảo quyền lợi của khách du lịch và không ràng buộc được trách nhiệm của các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động du lịch.
Điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của khách du lịch cũng như điều kiện của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tuy đã có nhưng còn đơn giản, chưa rõ ràng, chưa thật sự chặt chẽ và đầy đủ để bảo vệ du khách. Quyền lợi của du khách cần được ưu tiên và được nêu ra 1 cách rõ ràng. Cần phải xác định việc bảo vệ du khách đến đâu, lực lượng nào chịu trách nhiệm an ninh an toàn cho khách du lịch và ai đại diện cho quyền lợi của họ…
Luật Du lịch được đưa vào thực hiện gần 6 năm và đã bộc lộ nhiều hạn chế. Câu hỏi “Bảo vệ du khách bằng cách nào?” đang thực sự cần có câu trả lời cụ thể.
Hồng Hạnh, Tạ Hà, Huy, Diệu Linh, Lê Thủy
Báo mạng điện tử K30
Khi khách du lịch là tầm ngắm của tội phạm
Mới đây nhất là vụ cướp giật tài sản nhằm vào 2 du khách Nga khi họ tới Nha Trang nghỉ dưỡng ngày 26/9. Trong khi 2 du khách đang đi bộ thì bị một đối tượng ngang nhiên giật chiếc túi xách rồi nhảy lên xe gắn máy tẩu thoát. Theo trình báo, tài sản bị mất gồm có: 5000USD, 1 máy tính bảng Ipad trị giá 1.000USD, 1 điện thoại di động cùng đồ đạc và giấy tờ tùy thân khác.
Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa quên hình ảnh hai du khách Hồng Kông phải ngồi nài đường vào lúc 22 giờ đêm ở Tp. HCM cuối năm 2011. Hai du khách này bị cướp chiếc túi xách chứa toàn bộ giấy tờ tùy thân, passport, tiền mặt và thẻ visa. Sau khi trình báo, họ nhận được giấy hẹn chờ khoảng 1 tuần nữa lên giải quyết. Không có tiền, không có giấy tờ tùy thân ở một đất nước xa lạ, họ buộc phải lang thang bán những tấm hình và postcard ở lề đường để có thể cầm cự trong khi chờ cấp lại giấy tờ.
Du khách Hồng Kông bị cướp sạch giữa Sài Gòn
(Nguồn: Internet)
Những vụ việc du khách không được bảo vệ khi đến du lịch ở Việt Nam là chuyện không hiếm gặp. Quyền lợi của khách du lịch đang bị xâm phạm nghiêm trọng bởi chúng ta còn thiếu những hành lang pháp lý để bảo vệ du khách.
Luật còn lỏng lẻo
Dù Luật Du lịch (ban hành tháng 6/2005) có các chương và điều quy định về quyền và nghĩa vụ của du khách, tuy nhiên, những điều khoản này chưa đủ sức để bảo vệ khách du lịch và hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt du khách.
Cụ thể, ở điều 35 của luật quy định: Khách du lịch sẽ được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân gây ra; có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm về pháp luật du lịch. Ở điểm này chưa thể hiện rõ ai sẽ phải chịu trách nhiệm bảo vệ khách du lịch và ai sẽ đại diện cho quyền lợi của họ. Điều này đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Đối với trường hợp hai du khách Hồng Kông đã nêu ở trên, nếu có một đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm và đại diện cho quyền lợi của họ thì có lẽ sự việc đã không đến mức nghiêm trọng và đáng tiếc như vậy.
Hay ở khoản 2, Điều 45, doanh nghiệp lữ hành nội địa phải ký quỹ (ký gửi một số tiền nhất định với ngân hàng đề phòng trường hợp doanh nghiệp đột ngột giải thể, phá sản, hay tai nạn…). Tuy nhiên, luật lại không quy định các đối tác có liên quan của doanh nghiệp du lịch như các điểm lưu trú, khu du lịch, hãng vận chuyển cũng cần phải ký quỹ. Điều này thể hiện sự lỏng lẻo của Luật do không đảm bảo quyền lợi của khách du lịch và không ràng buộc được trách nhiệm của các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động du lịch.
Điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của khách du lịch cũng như điều kiện của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tuy đã có nhưng còn đơn giản, chưa rõ ràng, chưa thật sự chặt chẽ và đầy đủ để bảo vệ du khách. Quyền lợi của du khách cần được ưu tiên và được nêu ra 1 cách rõ ràng. Cần phải xác định việc bảo vệ du khách đến đâu, lực lượng nào chịu trách nhiệm an ninh an toàn cho khách du lịch và ai đại diện cho quyền lợi của họ…
Luật Du lịch được đưa vào thực hiện gần 6 năm và đã bộc lộ nhiều hạn chế. Câu hỏi “Bảo vệ du khách bằng cách nào?” đang thực sự cần có câu trả lời cụ thể.
Hồng Hạnh, Tạ Hà, Huy, Diệu Linh, Lê Thủy
Báo mạng điện tử K30
Cùng chuyên mục
Bình luận