Khám phá những “hương vị của biển” ở châu Á (Phần 2)
(Sóng trẻ, The New York Times) - Mối quan hệ giữa Châu Á với các vùng biển và đại dương bao quanh nó là vô cùng lớn và sâu sắc. Một phần tạo nên mối quan hệ đó là do nguồn lợi mà các ngư dân thu được từ biển và đại dương.
Khám phá những "hương vị của biển" ở châu Á (phần 1)
Trong bài viết lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn ba món ăn tiêu biểu của châu Á, hãy cùng khám phá tiếp những “hương vị của biển” ở châu lục này.
Món Ikan Bilis của Singapore
Đối với nhà văn Cheryl Lu-Lien Tan, nhiều món ăn của Singapore không thể thiếu cá cơm ướp muối, chiên giòn.
Bình minh tại Singapore và trung tâm ăn uống tiện nghi gần nhà thời tôi còn trẻ là nơi tập trung rất đông người. Tôi có thể ngửi thấy nó ngay từ khi tôi bước vào: mùi thơm nồng nàn của các bữa sáng thịnh soạn theo phong cách Malay, mùi hương dễ chịu của bột nghệ, gừng và hơn thế nữa.
Ở đây có các món ăn sáng cổ điển là nasi lemak, cơm nhồi dừa với nhiều thành phần vo tròn lại giống như một quả trứng chiên, gà rán, sambal và lạc; tất cả được gói trong lá chuối để dễ dàng mang đi. Tất cả hương vị giống như đang khiêu khích, có một thành phần thực sự mang lại cho món ăn một vài cảm giác mạnh, đó là ilkan bilis: cá cơm ướp muối, chiên giòn, dài khoảng 1 - 2 inch, cho vị bùi bùi rất rõ trong từng miếng ăn.
Vào buổi sáng, hương vị của món ikan bilis luôn mang lại cho tôi cảm giác mặn bất ngờ. Một cảm giác mà tôi luôn thèm khát khi tôi phải rời xa những món ăn hằng ngày của Singapore. Giống như nhiều người viết nên giai điệu về những món ăn của Singapore, ikan bilis, mặc dù được rất nhiều người ăn ở đất nước này, hiếm khi gây được sự chú ý của truyền thông. Những chú cá nhỏ này xuất hiện trong các món ăn của nhà hàng và quán ăn, trên các bàn ăn trong bếp của bà, như một bữa ăn nhẹ và như một thứ gia vị. Dù hầu như không thấy được sự nổi tiếng nhưng ikan bilis vẫn là một thành phần rất quan trọng trong các món ăn của người Singapore.
Cá cơm ướp muối, chiên giòn được kết hợp với lạc rang và tôm chiên trong một đĩa cơm (Ảnh: Juliana Tan)
Tại ngôi nhà thời thơ ấu của tôi, ikan bilis xuất hiện trên bàn ăn tối như một lựa chọn dễ dàng cho bữa ăn, cá cơm được xào với sambal và lạc – hai thứ nn, mặn và giòn để ăn với cơm. Nếu mẹ tôi không có cá cơm phơi sẵn trong nhà thì có thể dễ dàng mua chúng trong những chiếc thùng ở bất cứ chợ nào trong thị trấn.
Khi lớn hơn, tôi bắt đầu thích những con cá theo cách hoàn toàn mới - một quán bán đồ ăn nhanh. Đối với tôi, một vài thứ đã bắt đầu khi tôi ngồi trong một quán bar tại đất nước Singapore nhiệt đới, uống ngụm rượu trắng mạnh đầu tiên (hay còn gọi là bia lạnh), sau đó tiếp tục với một miếng ikan bilis giòn.
Trong những năm tôi rời xa Singapore, tôi hiếm thấy ikan bilis trong thực đơn của các nhà hàng ở Mỹ. Có thể, một cách tự nhiên, bởi vì ở đây dường như không thích ăn cá cơm và vì họ nghĩ chúng quá hăng. Tuy nhiên, có lẽ chỉ cần bạn mở lòng và há miệng ra là có thể thưởng thức được loài cá nhỏ bé này rồi.
Bạn sẽ cảm nhận được nhiều hơn thế ở Singapore, đất nước xếp vị trí thứ 6 trong danh sách những địa điểm mà chúng ta nên đến vào năm 2015.
Món cá nướng ở Sri Lanka
Chuyên gia viết sách nấu ăn Naomi Duguid kể lại ký ức về một ngư dân ở Sri Lanka - người đã nấu cho bà những món ăn đêm là cá nướng.
Vào mùa hè năm 1980, ba năm trước khi cuộc nội chiến làm thay đổi mọi thứ và 24 năm trước khi trận sóng thần âp đến, tôi và ba người bạn đã rời đất nước Colombo đầy mưa gió để làm một chuyến đi tới vùng biển phía Bắc đầy ánh nắng mặt trời, trên những chuyến xe buýt ngang qua Sri Lanka. Chuyến xe buýt cuối cùng đã thả chúng tôi xuống một quán trà nhỏ tại một ngã ba vắng vẻ. Đi một đoạn ngắn, chúng tôi tới một bãi biển rộng và hoang sơ của vịnh Kalkudah với những đường cong dài mềm mại. Chúng tôi tìm thấy một cái chòi nhỏ (một nơi có thể ở lại) của một người đàn ông cởi mở và vui tính, tên là Felix. Ông ấy là người Sinhalese, một tộc người ở vùng bị lực lượng Tamil chiếm đóng này.
“Vẫn chưa có điện ở đây,” – Felix nói, “thế nên, bia thì ấm và chúng tôi không có đá. Thức ăn thì đơn giản thôi. Tôi sẽ đi chợ vào buổi sáng nên các bạn hãy bảo tôi nếu các bạn muốn ăn đêm ở đây, và các bạn muốn ăn cá nướng hay cà ri cá.”
Sáng sớm hôm sau, tôi nhìn thấy một vài nhóm những đàn ông đi xuống bờ biển, kéo theo cái gì đó. Khi tiến đến gần hơn, tôi thấy những người đàn ông gầy và gân guốc, màu da rất đen, cuốn quanh cơ thể họ là những chiếc sarong dài đến đầu gối. Họ đứng thành hai hàng, mỗi hàng kéo mạnh một sợi dây thừng lớn được gắn với một chiếc lưới đặt sâu dưới nước.
Những ngư dân Sri Lanka đang đẩy chiếc thuyền ra biển
(Ảnh: Ishara S. Kodikara/Agence France-Presse — Getty Images)
Sau này, tôi có hỏi Felix về điều này. Anh ấy nói với tôi rằng: “Họ là những người Veddas, người bản xứ ở đây. Họ không có lưới và làm thuê cho những người làm ra lưới. Người ta trả công cho họ bằng những con cá nhỏ nhất – phần ít nhất trong mỗi lần đánh bắt, đôi khi là không có gì.”
Mỗi buổi sáng, tôi ra nài và xem những nỗ lực phi thường của họ, đó đã trở thành việc quan trọng nhất trong ngày của tôi. Sau khi tấm lưới được thả xuống từ cái thuyền nhỏ, hai tốp những đàn ông sẽ nắm chặt mỗi đầu sợi dây dài và nặng, lội vào bờ và sau đó bắt đầu kéo. Dần dần, họ vừa kéo vừa cùng nhau di chuyển, dồn cá vào bờ biển. Họ dùng sức nặng cơ thể để vừa ghì chặt sợi dây thừng và vừa dùng tay kéo thẳng vào một góc. Ánh nắng buổi sáng làm nên những chiếc bóng của họ giống như Giacometti in trên bãi cát trắng xóa.
Cứ như thế, những đoạn kéo căng và khúc gấp của tấm lưới lỏng dần ra khi lưới và việc đánh bắt đến chỗ nước nông, những người đánh cá kéo lưới trên cát và nhặt cá. Họ tạm ngừng công việc của mình đến tận con sóng cao tiếp theo. Một loạt những dấu chân của họ in trên cát cùng với các vệt kéo lê chân và vết hằn của những sợi dây thừng.
Tôi ăn cá nướng mỗi đêm. Tại sao lại không ăn khi những con cá còn tươi nn chứ? Một số loại cá thì nhiều mỡ, còn một số khác lại nạc hơn. Một số được bắt bằng lưới kéo, một số là do Felix mua từ những thuyền của ngư dân. Những cái tên duy nhất mà tôi nhớ là sudaya và daya, những loại cá mà tôi tra trên ogle lần lượt là một loại của cá mòi và cá trích.
Tôi thường ăn cá nướng với tương ớt chile nóng, cơm và salad hoặc rau được nấu đơn giản. Vâng, bia thì ấm nhưng chúng tôi không quan tâm. Và tất nhiên, nó không chỉ là bàn ăn thịnh soạn và món cá tươi nn làm cho bữa ăn trở nên đặc biệt, mà còn mang lại quy tắc suốt đời cho chúng tôi.
Bạn sẽ cảm nhận rõ nét hơn nếu đặt chân tới Sri Lanka, đất nước đứng thứ 22 trong danh sách những nơi nên tới năm 2015.
Bánh ngọt Sea Urchin của Hồng Kông
Janice Leung Hayes, một chuyên gia viết sách ẩm thực, đã có cảm nhận về món bánh ngọt sea urchin trong một chuyến đi phà ở Hồng Kông.
Những làn gió biển lồng lộng khiến tôi trao đảo khi tôi đứng trên sườn dốc đầy cỏ xanh và nhìn ra biển. Những tia nắng mặt trời nhỏ xíu đang chiếu xuyên qua những đám mây mờ. Có cảm giác như tôi đang ở bờ biển của Anh hay Tasmania nhưng sự thật là tôi đang ở bên kia bán cầu, cách xa cả hai nơi đó, phía Đông-bắc Hồng Kông xa xôi.
Là một trong những khu vực đông dân nhất trên thế giới, Hồng Kông được tạo nên bởi hơn 250 đảo. Tap Mun, hoặc theo như tên mà người Anh đã đặt cho nó là Grass Island (Đảo Cỏ), là một trong số ít những đảo có người sinh sống, mặc dù số dân ở đây lên tới vài chục.
Phà tới Tap Mun rất chậm và ít chuyến. Ở bến tàu Ma Liu Shui, nơi mà tôi đã xuống phà, chỉ có hai chuyến một ngày, ba chuyến vào cuối tuần và mỗi chuyến mất một tiếng rưỡi. Ở bến tàu khác, Wong Shek, tình hình có chút tốt hơn với lần lượt là bốn và sáu chuyến với ngày thường và cuối tuần, mỗi chuyến chỉ mất hơn một tiếng. Thêm một điều tồi tệ nữa là, không bến tàu nào dễ dàng đưa bạn tới địa điểm đầu tiên, thậm chí với mạng lưới giao thông siêu kết nối của thành phố.
Một chiếc bánh ngọt kẹp trứng tráng và nhím biển (Ảnh: Amanda Kho)
Và rồi, tôi đã có chuyến đi tới thăm Sun Wai Wo, một trong số ít nơi nổi tiếng về những bữa tối theo phong cách Hồng Kông, gọi là cha chaan teng. Giống như nhiều người dân trên đảo, đôi vợ chồng chủ nhà hàng này, Hon-chuen và Kong Shui-yau Tang, kinh doanh một nhà hàng nhỏ chuyên phục vụ khách du lịch cuối tuần. Một số người đồng hương của họ cũng từng là ngư dân, chuyên và không chuyên. Tất cả mọi người sống ở Tap Mun đều có sở thích tìm kiếm bào ngư, rong biển và nhím biển – lí do mà tôi đã tới Sun Wai Wo.
Món ăn đặc trưng của nhà hàng bao gồm nhím biển với trứng tráng qua, kẹp giữa hai miếng bánh mì sandwich mềm trắng được cắt thành hình tam giác dài. Bánh mì chỉ là thứ đơn thuần đưa hỗn hợp nóng, chảy từ cái chảo của cô Tang tới miệng bạn. Sức nóng của hỗn hợp dần dần sẽ trở nên ấm và làm mềm bánh mì, nghĩa là bạn phải ăn nó một cách nhanh chóng, vì nếu không tất cả sẽ lũa thành một đống màu vàng vàng, ướt sũng trên tay bạn.
Nhím biển ở đây không có ở nơi nào khác, vì chúng mập hoặc có màu san hô sẫm, vì chúng tới từ Hokkaido hay Puglia, nhưng sự tươi nn của chúng thì hơi cứng để ăn: các loại nhím biển đều hoang dã và được tìm thấy trên các vách đá của hòn đảo này. Chúng ăn nn nhất là vào mùa xuân, có lẽ, ở Sun Wai Wo, bạn sẽ được thưởng thức bánh ngọt sea urchin cùng trà sữa, loại trà làm từ loại chè đậm hương vị Ceylon và là một thức uống cổ điển của Hồng Kông. Vì thế, mặc dù, bánh ngọt sea urchin được làm để ăn một cách nhanh chóng thì trà vẫn có sẵn để mang đi.
Lương Ánh
Báo mạng điện tử K32
(Theo The New York Times)