Mắc vào bẫy lãi suất, sinh viên không được “lên voi” đành… “xuống chó”!

(Sóng trẻ) Sinh viên có nhu cầu, chỉ cần mang chứng minh thư, hoặc thẻ sinh viên, giấy tờ xe là có thể dễ dàng vay với số tiền vài triệu, thậm chí cả chục triệu đồng chỉ trong vài phút ký giấy tờ,…là những lời quảng cáo hoa mỹ mà tín dụng đen vẽ ra để mời chào các bạn sinh viên.

Phủ sóng rộng khắp, nhanh chóng dễ dàng

Hiện tượng cho sinh viên vay tiền với lãi suất cắt cổ đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Rất nhiều tờ rơi, áp phích quảng cáo cho vay tiêu dùng cho sinh viên được treo trên cây, gắn trên cột đèn đường. Trong ngõ nhỏ, nơi có nhiều nhà trọ sinh viên, mật độ các biển quảng cáo, banner cho vay vốn tín dụng xuất hiện với tần suất dày đặc. 

Đóng vai sinh viên đang cần tiền trả nợ môn, tôi liên lạc với một bên cho vay trên đường Nguyễn Khánh Toàn. Đầu dây bên kia bắt máy, tôi được giới thiệu về các mức cho vay cũng như lãi suất tương ứng, thủ tục chi tiết để vay tiền. Tuy nhiên, phần lớn thời gian bên cho vay quảng cáo về những ưu điểm khi tôi vay tiền tại đây.

Yêu cầu duy nhất để có thể vay tiền chính là cung cấp mã số sinh viên, tên trường đang theo học. Bằng cách này, bên cho vay sẽ kiểm tra được người vay có đúng là sinh viên của trường không, kết quả học tập như thế nào. Nếu sinh viên đó đạt điểm cao, nghĩa là đây là sinh viên “nan” dễ làm việc, còn nếu kết quả học tập bết bát thì cần phải xem xét.

Sau khi nắm được các thông tin cơ bản của sinh viên như tên trường đang theo học, chỗ ở, thời gian đầu chúng sẵn sàng cho vay với lãi suất thấp nhất 10.000 đồng/ngày/1 triệu đồng. Thấy mức lãi suất không cao, sinh viên cứ nhắm mắt đưa tay vay liều. Nhưng họ đâu có nghĩ, chỉ thời gian ngắn, mức lãi suất nâng lên gấp đôi, thậm chí gấp ba. Tiền gốc, tiền lãi biến thành tiền gốc lâu dần tích tụ thành khoản lãi kếch xù.

Thử tính một bài toán nhỏ, lãi suất theo ngày 10.000 đồng/triệu/ngày, nếu khách hàng vay số tiền 5 triệu, một ngày sẽ phải trả là 50.000 đồng, tương ứng mức lãi suất ngày là 0,5%; mỗi tháng phải trả 1.500.000 đồng, tương ứng mức lãi suất tháng là 15%. Đây là mức lãi suất cao so với lãi suất cho vay tiêu dùng đang được các ngân hàng thương mại áp dụng là 3%/tháng và 36%/năm. Nó còn cao hơn cả mức lãi suất cho vay trả góp, vay tiêu dùng cá nhân ở các công ty tài chính 60% - 70%/năm. 

26e36b021_anh_1_2.jpg

Nhiều nạn nhân của tín dụng đen đã vô tình dính bẫy lãi suất mà không hề hay biết.

Đáng nói, số tiền thực tế cho vay bị cắt lại 1 kỳ lãi đầu (10 ngày). Ví dụ, nếu vay 10 triệu, bạn chỉ được cầm 8,5 - 9 triệu. Thực chất nếu vay 100 triệu thì bạn chỉ được cầm 85 - 90 triệu. Và cứ 10 ngày một lần bạn sẽ phải đóng lãi. Số tiền lãi đó lại được đẩy ra cho vay tiếp. Trong vòng 1 tháng, nếu người vay không trả đủ lãi, số lãi không chỉ cộng vào gốc mà người vay còn phải chịu phạt không trả lãi từ 30 - 50% lãi phải trả. 

Nếu thời hạn vay 6 tháng, khách không trả lãi từ tháng thứ 3 trở đi, các tháng sau sẽ bị phạt rất nặng. Cứ thế, tiền lãi thành tiền gốc, rồi lại đẻ ra lãi. Nếu tính chi li ra, lãi suất còn lớn hơn rất nhiều lần. Chỉ cần đóng lãi 3 tháng thì số tiền lãi đã vượt quá số tiền gốc, mà gốc thì vẫn chưa trả được, còn lãi thì vẫn phải đóng tiếp đến khi nào trả được hết gốc mới thôi. 

Con mồi “béo bở” của tín dụng đen

Nắm bắt được tâm lý sinh viên thường vay lâu, tín dụng đen đã dùng chiêu thức này để “ăn” tiền lãi. Sinh viên có thể xoay được tiền lãi, nhưng tiền gốc thì chỉ có báo nhà hoặc “ăn” trận bóng, trúng con lô. 

Tuy nhiên, khi nợ đến một mức nào đó, chủ nợ sẽ ép sinh viên phải trả nợ bằng nhiều hình thức. Trong đó, cách phổ biến nhất là dọa báo nhà trường. Không ít trường hợp do bị chủ đòi nợ và dọa dẫm sinh viên phải nghỉ học, bỏ trốn về quê. Mặc dù vậy, chủ nợ vẫn không buông tha. Họ cho người lên tận nhà đòi nợ. Những người đòi nợ thuê rất đáng sợ. 

Ngày ngày họ ra trước cửa nhà con nợ ngồi đợi. Một số chủ nợ gay gắt, họ còn để một vòng hoa tang ngay trước nhà để dằn mặt con nợ. Chỉ đến khi nhận được tiền, họ mới chịu rời đi. Như trường hợp của bạn Bùi B.H (sinh viên Đại học Luật, Hà Nội), nợ hơn 50 triệu, bị chủ nợ xiết quá, B.H nói dối bố mẹ là mất xe máy, nhưng thực chất là mang đi cầm cố để trả nợ. 

Tín dụng đen cho sinh viên có đặc thù là người cho vay lấy giấy tờ của sinh viên là căn cứ nhưng vay được hay không, nhiều hay ít lại phụ thuộc vào cảm nhận khi tiếp xúc với sinh viên. Nếu thấy tin tưởng, có cảm tình, số tiền cho vay, rồi tiền lãi sẽ được du di.

Từng là nạn nhân của hình thức cho vay nặng lãi này, anh N.A.Đ (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Hiện nay, các chủ nợ của tín dụng đen đang áp dụng nhiều chiêu thức vô cùng tinh vi. Nếu nói với một nhân viên ngân hàng, họ cũng không tưởng tượng được cách thức tính lãi suất”. 

Nguyễn Ngọc Anh
Báo in K35 A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN