Mang máy tính đến trường: Sinh viên học hay chơi?


(Sóng Trẻ) - Việc sinh viên mang máy tính xách tay (laptop) đến trường để học là chuyện rất quen thuộc ở các giảng đường Đại học. Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên chăm chỉ, mang máy tính đến trường để thực hành, tham khảo, nghe tiếng anh, làm bài tập… thì một số không nhỏ sinh viên đang dùng máy tính vào những việc khác như: chơi game, xem phim, nghe nhạc, lướt facebook cho đến lúc nào… chuông reo thì ra về.

Học… hay chơi?


Dạo quanh các trường Đại học trước giờ vào lớp, ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều sinh viên “tay xách nách mang” một chiếc cặp laptop ở bên hông. Trong số các sinh viên ấy, hoặc là họ sẽ dùng laptop để phục vụ mục đích học tập như thực hành bài mới, kẻ bảng biểu, tìm kiếm thông tin…, hoặc là họ sẽ lên mạng để “chat chít”, chơi điện tử, nghe nhạc...

Bạn Phạm Quang (ĐH Nại Thương) chia sẻ: “Lớp mình có vài chục người thì đã có hơn nửa số đó thường xuyên mang máy tính đến lớp. Các giờ lý thuyết khá buồn ngủ nên các bạn nam thường mang laptop ra chơi điện tử, còn các bạn nữ thì tranh thủ xem phim”.

Theo lời của Quang, mỗi nhóm bạn có một sở thích khác nhau. Các bạn nam ngồi ở những bàn cuối sẽ họp lại thành từng cụm, mỗi bàn có khoảng ba người và hai máy. Họ có thể thoải mái chơi “fifa” (đá bóng), đột kích, xem phim… với nhau. Còn nhóm các bạn nữ có thể vào Yahoo để tán gẫu, vào xem các trang web ăn uống, mua sắm, giải trí, ca nhạc… Những giờ học  như vậy sẽ cứ lẳng lặng trôi qua nếu như giảng viên không để ý và nhắc nhở.

“Mang laptop theo không chat thì để làm gì?”

Nếu được hỏi là “Đang giờ học sao cậu lại lên mạng nói chuyện với tớ vậy?” thì câu trả lời ta nhận được sẽ là: “Học chán quá, toàn lên mạng xong ra chơi”, hoặc “Mang laptop theo không chat thì để làm gì?”…  Những đoạn hội thoại như vậy ta có thể thỉnh thoảng bắt gặp trong cuộc trò chuyện với những người bạn vô tình gặp trên mạng. Nhiều lúc bạn bè không khỏi ngạc nhiên khi thấy bạn mình đang đi học mà nick Yahoo và Facebook vẫn sáng. Bởi khi có cơ hội bật máy, những sinh viên này đều tìm mọi cách để tranh thủ mở những trang mà mình yêu thích nhằm giải trí trong giờ học. Không chỉ lợi dụng những môn học được sử dụng laptop mà ngay cả những môn không dùng đến máy tính, họ sẽ vẫn tìm được cách để thỏa mãn mục đích cá nhân.

Thùy Dung (ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn) chia sẻ: “Có phải thầy cô nào cũng đi lại trong lớp đâu mà biết các bạn đang làm gì với cái máy tính. Mình phải biết lựa thầy cô, nếu ai dễ tính thì mang laptop ra dùng vô tư, nếu ai thường hay đi lại nhiều trong lớp thì sẽ không dùng. Cùng lắm cũng chỉ túm năm tụm ba vài người ở bàn cuối thôi”.


Không phải sinh viên nào mang laptop đến lớp cũng để học

(Nguồn: xahoithongtin.com.vn)

Do bàn cuối là nơi xa bục giảng nhất và ít khi được các thầy cô để mắt tới, nhiều sinh viên đã lợi dụng điều đó để có thể thoải mái với những cuộc chơi game, những buổi tán gẫu… của mình. Thêm vào đó, mỗi trường đều có wifi (mạng internet không dây) phủ sóng khắp trường nên việc vào mạng của sinh viên càng trở nên dễ dàng.

Lợi bất cập hại

Việc chơi game, xem phim… bằng laptop trong giờ học chắc chắn sẽ khiến cho sinh viên không thể tập trung vào bài giảng hoặc cũng chỉ nghe “câu được câu chăng”. Thành thử một buổi học trên lớp, dù vẫn đến điểm danh đầy đủ, ngồi học từ đầu đến cuối giờ học nhưng thực chất… không thu nhận thêm được điều gì nài những trận thách đấu điện tử, những bức ảnh trên Facebook của bạn bè… Lời nói của giảng viên trên bục giảng cũng chỉ là “lời nói gió bay”, không bao giờ có thể đến tai một cách trọn vẹn.


Việc dùng máy tính vào mục đích giải trí trong giờ học còn làm cho những người xung quanh cảm thấy khó chịu. “Nhiều khi mình muốn chăm chú nhìn lên bảng nhưng vừa ngước mắt lên đã thấy bàn trên đang mở laptop xem phim. Nên dù muốn tập trung nghe giảng cũng rất khó.” – Nguyễn Thùy (HV Báo chí & Tuyên truyền) tâm sự.

Kết

Việc mang máy tính đến trường để học là điều nên được khuyến khích, nó vừa tạo điều kiện cho sinh viên chủ động trong việc thực hành, tiếp thu kiến thức, vừa có thể giúp nhà trường khắc phục được những tình huống xảy ra khi thiếu máy tính trong phòng học. Tuy nhiên, việc sử dụng máy tính xách tay để giải trí trong giờ học của nhiều sinh viên hiện nay là điều không nên. Nó vừa làm lãng phí thời gian, vừa khiến sinh viên lơ là việc học và ít nhiều gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Thay vào đó, hãy chăm chỉ tập trung vào bài giảng và dùng máy tính một cách hợp lí bạn nhé.

Bùi Thị Thủy

Lớp Báo In K.29A2

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN