Một số yếu tố căn bản khi viết ti

(Sóng trẻ) - Từ việc chọn đề tài đến khi có một sản phẩm báo chí hoàn chỉnh là cả một quá trình dài mà chúng ta cần phải kiên trì đi từ những bậc thang thấp nhất. Cụ thể, cần xây dựng một câu chuyện tin tức như thế nào?

Một nhà báo viết tin cũng chính là một tác giả, một nhà tổ chức và là người đưa ra các quyết định. Nếu không có họ, một câu chuyện sẽ chẳng bao giờ được kể cho công chúng. Họ tập hợp các tài liệu họ có trong tay, những điều họ nghiên cứu được và khám phá ra. Sau đó, họ đưa ra quyết định quan trọng nhất bằng cách đặt ra câu hỏi: “Đây liệu có phải đã là một câu chuyện?”.

Hàng nghìn câu chuyện có thể biến mất mỗi ngày bởi vì chúng không thể đáp ứng được những yêu cầu bước đầu trong quá trình sản xuất tin bài. Nếu bạn cho rằng đó là một câu chuyện, thì sau đó bạn cần phải cân nhắc xem phần nào, hay những phần nào của câu chuyện đó có khả năng tạo hứng thú.

Điều này ảnh hưởng đến việc bạn sẽ kể câu chuyện này như thế nào, những khía cạnh nào bạn cần đề cập và những điểm chính nào bạn cần cố gắng để làm rõ. Thậm chí, điều quan trọng hơn: những chi tiết nào bạn có thể loại bỏ. Không có đủ thời gian và không gian cho tất cả các tư liệu của bạn lên mặt báo. Đôi khi một vài thứ cần phải cắt bỏ đi, và tốt nhất bạn nên cân nhắc về điều này ngay từ đầu.

Viết tin là một điều mang tính cá nhân

Có bao nhiêu người là có bấy nhiêu cách để viết nên một mẩu tin. Một vài người này sẽ viết tốt hơn một vài người khác, thậm chí một số có thể viết rất tồi. Tuy nhiên, tất cả họ không giống nhau.

Không có những quy ước hay bài mẫu để thay thế cho suy nghĩ và khả năng ứng dụng của mỗi cá nhân. Mặc dù bạn nghe được những thông tin khách quan, thì với tư cách là một người viết bạn cũng không thể tránh được tính chủ quan khi diễn tả. Bởi vì khi đó bạn cũng đang áp đặt những quan điểm và giá trị cá nhân của mình lên sự việc. Điều quan trọng là nhận định của bạn không chỉ là sở thích cá nhân. Ngược lại, nó được định hướng và dựa trên những quy tắc báo chí.

Nếu bạn bị tai nạn xe ô tô và gãy chân, thì chỉ có một số ít người quan tâm đến. Đó là gia đình và bạn bè của bạn, ông chủ nơi bạn làm việc, công ty bảo hiểm của bạn, và không còn ai khác nữa. Và sự cố này không thể tạo thành mục tin tức. Nhưng nếu Tổng thống của đất nước bạn gặp tai nạn, thì đó sẽ là tin tức trên trang nhất và thậm chí có thể là tin tức được chú ý hàng đầu trong các bản tin phát sóng.

Liệu câu chuyện đó có giá trị thông tin?

Những phản hồi khác nhau đối với hai sự kiện được đề cập ở trên là vấn đề của cách đánh giá, cách thẩm định tin tức. Một hệ thống các quan điểm xem xét được áp dụng vào mỗi trường hợp khi bạn quyết định xem một câu chuyện có giá trị thông tin hay không.
 
ba6cb18a1_news_writing_1.jpg

Tin tức là gì?

Sau đây là một số quan điểm đánh giá liệu một câu chuyện có giá trị hay không:

Nguồn tin:
Nó có đáng tin cậy, độc lập, trung thực hay không? Nếu bạn nghi ngờ, bạn có thể tiến hành xác minh hay không?

Chủ đề:
Liệu nó có phù hợp với phát ngôn của bạn hay không? Nếu bạn đang viết cho một tạp chí thể thao, bạn có thể sẽ không có nhiều hứng thú với các lĩnh vực tài chính, tội phạm, khoa học, thương mại quốc tế hay sức khỏe; trừ khi có một khía cạnh liên quan đến thể thao được đề cập ở đó.

Nhân vật:
Đâu có thể là điều đáng quan tâm trong những gì mà các nhân vật trong câu chuyện đang làm? Nếu có sự lựa chọn giữa bạn và người Tổng thống, thì bạn chắc chắn luôn thua.

Công chúng:
Liệu câu chuyện này sẽ thu hút nhiều người đọc, người xem hay người nghe? Sẽ không có nhiều sự quan tâm dành cho những tin tức tài chính trên một tờ báo chủ yếu viết về những người nổi tiếng.

Sự bất ngờ:
Sự kiện hay sự phát triển trong câu chuyện khác thường như thế nào? Một cái gì đó không thể ngờ tới có khả năng tạo tin tức hơn là một thói quen đang diễn ra.

Sự hiểu biết:
Đó có phải là một câu chuyện mới hay là nó đã được xuất bản trước đó rồi? Nếu đã được xuất bản, thì ai là người đã làm việc đó? Liệu câu chuyện đã được lưu hành rộng rãi hay có nhiều người sẽ đọc nó vì đây là lần đầu tiên họ được tiếp nhận?

Tính thời sự:
Thậm chí nếu câu chuyện không xảy ra gần đây, và sự kiện cũng đã nhiều năm rồi, nó có thể vẫn đáng được đăng tải nếu như có thông tin mới chỉ vừa được hé lộ.

Sự nhàm chán:
Có phải chúng ta đã kể quá nhiều chuyện xoay quanh chủ đề này? Hãy tìm một cái gì đó mới trước khi chúng ta đánh mất công chúng vì sự nhàm chán.

Bạn phải làm gì tiếp theo đây? Bạn quyết định xây dựng một câu chuyện. Một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình chuẩn bị xuất bản là bước tiếp theo: Bạn sẽ tổ chức và sắp xếp các tư liệu như thế nào?

Có hai cách thức viết tin: Mô hình kim tự tháp và “5W+1H”

Mô hình kim tự tháp:

Khi bạn viết một bài luận cho dự án của trường hay chuẩn bị phần trình bày cho một cuộc họp, bạn cần phải tập hợp tất cả thông tin, thiết lập chúng theo một trân tự nhất định, liên kết chúng lại với nhau và cuối cùng là đưa ra kết luận.

Vì thế, nếu chủ đề là “Ai là người có ảnh hưởng hơn – Mahatma Gandhi hay Martin Luther King?”, bạn có thể đặt ra các giả thuyết và kết luận với một sự nhấn mạnh: “Bởi vì những lí do đó, tôi tin rằng X là người có sức ảnh hưởng hơn”.

Tương tự, nếu bạn được yêu cầu phát biểu liệu rằng hệ thống sản phẩm của công ty bạn có cần được mở rộng không, bạn phải điều tra thị trường hiện nay, những thay đổi có thể trong nhu cầu, hiệu quả cạnh tranh và kết luận là có hay không.

Đó là hình kim tự tháp ngược với kết luận chung ở cuối còn các luận điểm và chi tiết dẫn chứng ở phía trên.

Khi viết tin bài, bạn lại sử dụng một thủ thuật ngược lại. Có nghĩa là, bạn phải đi thẳng vào bản chất của vấn đề, ví dụ như “Giá của vải cotton giảm 15%” và sau đó thêm các thông tin như nó sẽ ảnh hưởng gì đến nhà sản xuất, công nghiệp dệt may, những gì đã được thực hiện để giải quyết thực trạng trên, đó là thay đổi ngắn hay dài hạn, mọi người phản ứng như thế nào với tin này… Nếu công chúng thực sự hứng thú với tin tức này, họ sẽ đọc từng từ bạn viết hay tập trung cao độ vào mỗi từ mà bạn thông báo. Mặc dù vậy, nếu họ không thực sự quan tâm tới điều này, họ có thể ngừng đọc, nghe, và tự xây dựng nội dung câu chuyện bằng cách chỉ đọc tiêu đề.

Với tư cách là một nhà báo, bạn phải quyết định được đâu mới là thông tin chính nhất, cái gì quan trọng thứ 2, thứ 3… Hãy luôn lưu ý rằng, bạn có thể đánh mất công chúng của mình nếu như quá đi sâu vào chi tiết và đưa ra nhiều nhưng chỉ với một loại thông tin.

Mô hình “5W+1H”:

Trong cuốn sách “Chỉ cần những câu chuyện như thế”, Rudyard Kipling đã nói: “Tôi có 6 người trợ giúp (họ dạy tôi tất cả những gì mà tôi biết). Cái gì, Tại Sao và Khi nào, Như thế nào, Ở đâu và Ai là tên của họ”.

[“I have six honest serving men (They taught me all I knew);
Their names are What and Why and When
And How and Where and Who.”]

Bài thơ này có thể giúp bạn đảm bảo chắc chắn bạn có một câu chuyện hoàn chỉnh, rằng bạn không bỏ lỡ bất kì điều gì quan trọng. Mặc dù vậy, cũng không phải bất kì câu chuyện nào của bạn cũng phải trả lời tất cả 6 câu hỏi này. Bạn có thể chủ động bỏ đi một vài câu. Chính vì thế, hãy xem 6 câu hỏi như một danh sách kiểm tra. Hãy lướt qua chúng một lượt để đảm bảo rằng bạn không bỏ sót chi tiết nào.

ba6cb18a1_ideapenulisankreatif.jpg

Mô hình 5W + 1H:

Ai là người liên quan đến câu chuyện?
Điều gì đã xảy ra?
Sự việc diễn ra khi nào?
Nó diễn ra ở đâu?
Nguyên nhân ở đây là gì?
Sự việc đã diễn ra như thế nào?

Nói chung, 2 yếu tố quan trọng nhất trong số đó là “Ai?” và “Cái gì?”. Tin tức thường nói về những người gây ra sự việc (hoặc đôi khi là không làm gì) nên “Ai?” và “Cái gì?” là 2 phần quan trọng nhất trong câu chuyện của bạn.

Điểm cuối cùng đó là, cho dù câu chuyện bạn được kể bởi một vài người, cũng đừng cố gắng trả lời hết cả 6 câu hỏi ngay trong phần câu chủ đề của một đoạn hay đoạn mở đầu của một bài viết. Bởi: nó tạo nên một sự mở đầu lộn xộn, quá nhiều thông tin và sau đó bạn sẽ còn lại rất ít thông tin để thông báo.

Nhà báo John Allen
Dịch: Lê Thị Loan
Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN