Nhà báo thực thụ phải là người có kiến thức rộng
(Sóng Trẻ) - “Những gì ta biết chỉ là một giọt nước, những gì ta chưa biết là cả một đại dương”. Câu châm ngôn này đã chẳng có gì xa lạ đối với tất cả chúng ta . Nhưng nó lại đặc biệt có ý nghĩa đối với một nhà báo.
Một nhà báo có thể tốt nghiệp cử nhân báo chí hoặc cũng có thể chỉ là một người không được đào tạo chính quy về báo chí. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì một nhà báo thực thụ phải là người có kiến thức rộng, phải đáp ứng được 7T + 5K.
Thứ nhất, 7T là 7 tính cách một nhà báo “cần” có:
1. Tò mò
2. Kiên trì
3. Trí nhớ tốt
4. Biết lắng nghe
5. Biết thuyết phục
6. Chú tâm từng chi tiết
7. Sẵn sàng vất vả
Thứ hai, 5K là 5 kỹ năng “cần” cho một nhà báo:
1. Viết được
2. Biết thu thập, đánh giá thông tin, viết sáng tạo
3. Biết phê bình
4. Chính trực, khách quan
5. Biết nghi ngờ
Đó chính là những điều kiện “cần” để tạo nên “thương hiệu” của một thư ký thời đại. Tất nhiên, “cần” không bao giờ là “đủ”.
Chẳng có thước đo nào đo được chiều sâu tri thức. Chẳng có cán cân nào cân được khối lượng vốn hiểu biết. Và dĩ nhiên, làm gì có chốn nào chất đựng nổi lượng thông tin khổng lồ của nhân loại.
Vậy đã có khi nào bạn bất chợt dừng chân và thấy mình quá nhỏ bé trước thế giới bao la này? Lúc ấy, bạn thấy thất vọng tràn trề, khuỵu bước và gục ngã hay bạn càng thêm quyết tâm, vững bước để thấy mình to lớn hơn?
Vẫn biết từ “nhỏ bé” đến “bao la” là một khoảng cách xa vời đến vô hạn. Dù bạn có cố gắng đến mấy thì cũng chẳng thể bao giờ chạm được tới “bao la”. Nhưng bạn cũng biết mà, chỉ cần bạn nỗ lực hết mình để cách xa “nhỏ bé”, để tiến gần hơn với cái “bao la”. Lúc ấy, bạn đã làm được một điều thật sự phi thường.
Học không bao giờ là thừa. Bởi một điều thật giản dị, học không bao giờ là đủ. Thực ra, “kiến thức như thế nào là đủ” là câu hỏi luôn được đặt ra không chỉ với riêng các nhà báo mà còn cho tất cả những người trong các ngành nghề khác nhau trong xã hội.
Bạn có thể có “đủ” kiến thức “cần” cho một nhà báo. Còn kiến thức đối với một nhà báo thì luôn luôn “cần”, nhưng sẽ không bao giờ là “đủ”. Đó chính là quy luật tất yếu của 1 giọt nước và 1 đại dương. Vì vậy, “kiến thức như thế nào là đủ đối với một nhà báo?”, có lẽ, tôi, bạn và tất cả mọi người đều đã rõ câu trả lời.
Nguyễn Thị Nga
Báo mạng điện tử K.28
Một nhà báo có thể tốt nghiệp cử nhân báo chí hoặc cũng có thể chỉ là một người không được đào tạo chính quy về báo chí. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì một nhà báo thực thụ phải là người có kiến thức rộng, phải đáp ứng được 7T + 5K.
Thứ nhất, 7T là 7 tính cách một nhà báo “cần” có:
1. Tò mò
2. Kiên trì
3. Trí nhớ tốt
4. Biết lắng nghe
5. Biết thuyết phục
6. Chú tâm từng chi tiết
7. Sẵn sàng vất vả
Thứ hai, 5K là 5 kỹ năng “cần” cho một nhà báo:
1. Viết được
2. Biết thu thập, đánh giá thông tin, viết sáng tạo
3. Biết phê bình
4. Chính trực, khách quan
5. Biết nghi ngờ
Đó chính là những điều kiện “cần” để tạo nên “thương hiệu” của một thư ký thời đại. Tất nhiên, “cần” không bao giờ là “đủ”.
Chẳng có thước đo nào đo được chiều sâu tri thức. Chẳng có cán cân nào cân được khối lượng vốn hiểu biết. Và dĩ nhiên, làm gì có chốn nào chất đựng nổi lượng thông tin khổng lồ của nhân loại.
Vậy đã có khi nào bạn bất chợt dừng chân và thấy mình quá nhỏ bé trước thế giới bao la này? Lúc ấy, bạn thấy thất vọng tràn trề, khuỵu bước và gục ngã hay bạn càng thêm quyết tâm, vững bước để thấy mình to lớn hơn?
Vẫn biết từ “nhỏ bé” đến “bao la” là một khoảng cách xa vời đến vô hạn. Dù bạn có cố gắng đến mấy thì cũng chẳng thể bao giờ chạm được tới “bao la”. Nhưng bạn cũng biết mà, chỉ cần bạn nỗ lực hết mình để cách xa “nhỏ bé”, để tiến gần hơn với cái “bao la”. Lúc ấy, bạn đã làm được một điều thật sự phi thường.
Học không bao giờ là thừa. Bởi một điều thật giản dị, học không bao giờ là đủ. Thực ra, “kiến thức như thế nào là đủ” là câu hỏi luôn được đặt ra không chỉ với riêng các nhà báo mà còn cho tất cả những người trong các ngành nghề khác nhau trong xã hội.
Bạn có thể có “đủ” kiến thức “cần” cho một nhà báo. Còn kiến thức đối với một nhà báo thì luôn luôn “cần”, nhưng sẽ không bao giờ là “đủ”. Đó chính là quy luật tất yếu của 1 giọt nước và 1 đại dương. Vì vậy, “kiến thức như thế nào là đủ đối với một nhà báo?”, có lẽ, tôi, bạn và tất cả mọi người đều đã rõ câu trả lời.
Nguyễn Thị Nga
Báo mạng điện tử K.28
Cùng chuyên mục
Bình luận