Muôn màu câu chuyện văn hóa “bệt”

(Sóng Trẻ) - “Bệt” trong văn hóa ẩm thực đường phố đã trở thành một nét đặc sắc của Hà thành từ xưa đến nay. Những quán xá đông đúc trên vỉa hè, quây quần quanh các gánh hàng từ lâu đã trở thành một chất riêng biệt ở nơi đây. Tuy vậy, nét văn hóa ấy đã có phần thay đổi theo thời gian.

Nâng tầm thành văn hóa từ những điều bình dị nhất

Không cầu kì, sang trọng như các nhà hàng có người phục vụ, bàn ghế lịch sự dưới ánh đèn vàng xa hoa, những quán ăn nhỏ ngay bên đường chính là điểm nổi bật đặc trưng nhất của văn hóa “bệt”. Từ sáng sớm cho đến tận đêm khuya, những hàng quán kiểu này vẫn đầy rẫy trên hè phố Hà Nội.

Đã từ rất lâu, văn hóa “bệt” được hình thành trong nếp sống, lối nghĩ của người Tràng An và trở thành một thói quen trong ăn uống hằng ngày. Hàng quán được bày la liệt, san sát nhau. Không có bàn, ghế nhựa con xếp thành một khu nhỏ liền kề, vừa là bàn mà cũng vừa là ghế. Lối thưởng thức ẩm thực này đem lại cho thực khách sự thoải mái, gần gũi ngay từ chính những điều bình dị nhất. “Tôi bán hàng thế này đã được 6 năm do không có nhiều diện tích để mở quán, hơn nữa ngồi như thế này lại tiện cho cả người mua, người bán” (Cô Nguyễn Thị Tuy – chủ quán trà đá phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ).

4db98ae3e_1.jpg
Một góc phố Tạ Hiện về đêm

Những thức quà được bày bán cũng đi liền với sự dân dã trong khâu dịch vụ. Chỉ là mấy chiếc bánh ngọt, vài cốc trà chanh cho đến bắp ngô, củ khoai thơm dẻo cũng đủ làm cho con người ta sống chậm một nhịp, tạm quên đi những mệt mỏi, vội vã hằng ngày. Người với người xích lại gần nhau bên dăm ba câu chuyện đời. Quán nhỏ ven đường bốc chốc trở thành trạm nghỉ chân vội vã trong chốc lát, lâu dần lại thành thứ lạ mà quen, giống như một xu hướng, không thể lãng quên trong lòng mỗi người dân Hà Nội.

Hình ảnh những quán ăn lề đường, những người bán hàng rong dạo khắp phố phường Hà Nội đã ăn sâu vào kí ức của bao người, trở thành vốn văn hóa cổ truyền, không chỉ lưu luyến lòng người đi xa mà còn tạo nên một hình ảnh Việt Nam bình dị mà độc đáo trong mắt bạn bè quốc tế.  

Còn hay không hồn cốt của người Tràng An trong văn hóa “bệt” thời đại mới?

Cũng giống như rất nhiều nền văn hóa khác ở Việt Nam, văn hóa “bệt” trong ấm thực đường phố Hà Nội có thời gian tồn tại từ rất lâu đời, tạo nên sự khác biệt giữa văn hóa nước ta với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, dù được bảo tồn như thế nào thì nền văn hóa ấy cũng không còn vẹn nguyên như thủa ban đầu, vẫn ít nhiều có sự thay đổi theo thời gian. 

Vỉa hè – nơi vốn dĩ dành riêng cho người đi bộ, nhưng vào những giờ cao điểm, các phương tiện giao thông cùng với hàng quán ngang nhiên lấn chiếm, tạo thành một quần thể hỗn loạn, chen chúc nhau. Thực khách dù có muốn ghé vào quán nhỏ ven đường để nhâm nhi chén trà xanh, thưởng thức một vài thứ quà thơm nn cũng trở nên khó khăn. Cảnh quan đô thị cũng theo đó mà mất đi tính thẩm mĩ của thời đại mới.

Trước kia, người Tràng An luôn tìm thấy sự bình thản, tĩnh lặng và an yên vốn có mà nét văn hóa này mang lại. Nhưng ngày nay, sự dân giã, bình yên thuần nhất đã không còn. Những câu chuyện thường nhật bên ly trà đá đã pha lẫn tiếng còi xe tấp nập, xô bồ và ồn ào hơn. Người già lánh đi, người trẻ tìm đến quán để nhậu tới khuya. Sự du nhập của văn hóa ẩm thực từ các nước trên thế giới đã biến những gánh hàng rong cùng ghế con xếp tạm bợ qua ngày trở thành cả một con phố như Tạ Hiện, Tống Duy Tân, Lương Ngọc Quyển… Nó cứ thế phát triển cùng những câu chuyện của thực khách cũng thay đổi như chính xã hội mà họ đang sống. 

4db98ae3e_2.jpg
 “Văn hóa bệt” có thể xuất hiện ở bất cứ đâu

Đấy là chưa kể đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang nhức nhối như hiện nay, những quán ăn trên hè phố chắc chắn đã làm vơi hụt đáng kể sự tin tưởng của người dân Hà Thành. Ông Đoàn Minh Nghĩa (người dân ở phố Hàng Tre) chia sẻ: “Nói người Hà Nội ăn uống tinh sành ấy là cũng có căn cứ cả. Họ cầu kì, tinh tế trong các món ăn hằng ngày nhưng vẫn có thói quen tìm đến các quán nhỏ ven đường để thay đổi không khí. Nhưng ngày nay khác rồi, tôi cũng không duy trì thói quen này nhiều như trước nữa”.

Khách quan mà nói, dù văn hóa “bệt” đã thay đổi ít nhiều nhưng nó vẫn phần nào mang trong mình cốt cách của người Tràng An. Kể từ thời điểm mà lối sinh hoạt ẩm thực này đi lên trở thành một nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung thì đây vẫn là một nét văn hóa cần được bảo tồn và phát triển lâu dài cho đến mãi về sau; góp phần xây dựng hình ảnh một nước Việt Nam văn minh, đẹp đẽ và giàu truyền thống văn hóa.

Trần Thanh Nhàn
Báo in K35A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN