Muôn nẻo mẹo lừa
(Sóng Trẻ) - Ngày càng nhiều các bạn học sinh, sinh viên than phiền về việc bị lừa. Nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng có thể nêu ra một số sau đây.
1. Trung tâm ảo, việc làm cũng ảo
Sinh viên với đời sống thiếu thốn về vật chất, cộng với việc muốn phụ giúp gia đình, bớt đi gánh nặng phần nào cho bố mẹ, thường có xu hướng muốn đi kiếm việc làm thêm. Vừa kiếm được tiền, lại vừa có cơ hội trải nghiệm. Tuy nhiên, với vốn sống còn non, cộng với việc lạ nước lạ cái khi chân ướt chân ráo lên thành phố nên rất nhiều người lâm vào cảnh “khóc dở mếu dở” khi bị lừa. Hàng loạt các trung tâm môi giới việc làm mọc lên đầy rẫy với đủ mọi kiểu môi giới, quảng cáo. Tuy nhiên, không phải trung tâm nào cũng hoạt động thực sự.
Cần tìm hiểu thật kĩ về trung tâm việc làm để tránh tình trạng "tiền mất tật mang"
(ảnh minh họa - nguồn: internet)
Ṇc Hân (Sinh viên năm 2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) từng là một nạn nhân của hình thức lừa đảo trên. Do tìm hiểu thông tin không kĩ trên mạng nên khi tới trung tâm môi giới, Hân không biết phải làm thế nào. Thấy chị làm việc ở đó yêu cầu Hân nộp 50 nghìn tiền hồ sơ rồi hẹn 2 tiếng sau trở lại. Khi trở lại thì Hân lại được yêu cầu nộp trước 30% số tiền lương tháng đầu thì mới được làm việc. Tuy nhiên, họ chỉ chỉ chỗ làm đó cho Hân mà không đảm bảo nơi đó họ có chắc chắn nhận mình không. Do nhẹ dạ cả tin, lại ít va chạm nên Hân vét hết số tiền tiêu tháng đó nộp cho họ. Tới khi đi tới địa chỉ kia thì chẳng thấy tuyển người đâu. Quay lại trung tâm thì mấy chị làm việc ở đó tỉnh bơ nói: “Chắc là họ tuyển đủ người rồi nên thế. Bọn chị không trả lại tiền cho em được. Tiền đã nộp về công ty rồi. Bọn chị cũng là dân làm công ăn lương thôi mà”.
Xót tiền cộng ấm ức nhưng Hân không thể làm gì. Cô đành coi đây là một bài học nhớ đời.
2. Mạo danh vay tiền
Hiện nay, người sử dụng yahoo và điện thoại đang vô cùng phẫn nộ trước những thủ đoạn lừa bịp của kẻ gian. Rất nhiều người bị mất nick chat, số điện thoại. Kẻ gian lợi dụng điều đó để nói chuyện với những người quen của chủ nhân nick chat hay số điện thoại đó. Đối tượng hướng tới thường là các bạn học sinh, sinh viên.
Cảnh giác với những thủ đoạn lừa bịp trên internet của kẻ gian
(nguồn: internet)
Trần Thanh Tùng (sinh viên Đại học Thương Mại) đến nay vẫn còn vô cùng ấm ức khi mình bị lừa một cách trắng trợn như vậy. Nhung, một người bạn của Tùng, đã vô tình đưa nick chat cho một người bạn và bị kẻ gian chiếm mất nick chat. Một lần kẻ gian vào nick của Nhung và nói chuyện với mọi người, trong đó có Tùng. Do chơi thân với nhau nên ngay khi nghe Nhung nói điện thoại hết tiền, hiện giờ lại đang bận không thể đi mua được, nhờ Tùng đi mua giúp và Tùng cũng không ngần ngại giúp đỡ. Nhưng cách đây vài hôm, Tùng mới biết là mình bị lừa. Thực chất Nhung đã bị mất nick và người nói chuyện với Tùng là một kẻ gian chứ không phải là Nhung.
Không chỉ Tùng mà rất nhiều những sinh viên hiện nay cũng lâm vào tình trạng tương tự. Khi đã đưa mã số thẻ rồi thì không thể lấy lại được. Nhiều người một phần vì muốn giúp đỡ bạn bè, phần khác là do cả nể mà bị kẻ gian lợi dụng khiến không ít bạn bị oan hay bị lừa mà “không biết kêu ai”.
3. Giả bệnh nhờ bạn bè giúp
Lớp của Thúy (lớp 11, THPT Lương Thế Vinh) từng nháo nhào lên khi Nam - một thành viên trong lớp thông báo mình bị bệnh rất nặng. Nhưng gia đình khó khăn nên vẫn chưa được điều trị. Các thành viên trong lớp mặc dù không ưa Nam do tính cách ngang bước, đua đòi nhưng cũng không tránh khỏi thương cảm khi biết điều đó. Cả lớp quyết định quyên góp giúp Nam phần nào. Tổng số tiền thu được là hơn 3 triệu. Cán bộ lớp trao cho Nam ngay trong tiết sinh hoạt cuối tuần. Trước lớp, Nam đã khóc để thể hiện sự biết ơn mọi người. Thế nhưng, sự thật dần hé lộ khi một bạn trong lớp phát hiện ra Nam không hề bị bệnh. Cuộc nói chuyện với bố mẹ Nam để tìm hiểu tình trạng bệnh tật của cậu đã khiến kế hoạch lừa đảo này vỡ lở. Chưa hết, toàn bộ số tiền mọi người quyên góp, Nam đều đốt sạch vào các quán bar, thuốc lắc khiến ai biết chuyện cũng vô cùng phẫn nộ.
4. Giả danh nhà sư đi quyên góp tiền
Ở các thành phố lớn, có thể thấy rất nhiều những người đóng giả sư “lang thang” đi khắp phố phường với lý do mong được sự ủng hộ của mọi người để giúp nhà chùa. Đa số đối tượng bị lừa ở đây là học sinh, sinh viên. Khi thấy nhà sư phải đi khắp nơi, dành dụm từng đồng một để giúp nhà chùa, nhiều người không khỏi thấy thương mà cho tiền.
Ảnh minh họa - nguồn: internet
M.Phương (đại học Thương Mại) cảm thấy may mắn khi cách đây nửa năm, Phương thấy một nhà sư tới trước phòng trọ mình. Dáng vẻ hiền lành, lại nghe mục đích cao cả của họ nên Phương định quyên góp 100 nghìn. May sao lúc đó cô chủ nhà đi tới và hỏi nhà sư kia. Vặn vẹo vài câu, nhà sư không trả lời được nên “lẩn” mất.
Một hình thức khác tương tự là bán tăm rong giúp đỡ hội người mù. Mang tiếng là mua tình nguyện, ủng hộ nhưng gói nào gói nấy đều có giá cả. Thấp nhất cũng là 5 nghìn, với khách sộp có thể lên tới 20 nghìn một gói tăm. Thực chất những người này đều không phải là đại diện của những tổ chức trên, hay nói đúng hơn họ chính là những kẻ gian lừa đảo.
Với một số chú ý trên, hi vọng các bạn học sinh, sinh viên sẽ tỉnh táo trước những mánh khóe lừa đảo chuyên nghiệp của kẻ gian. Các bạn cũng đừng ngại giấu giếm khi bị lừa. Hãy công khai điều đó, vừa để coi như một bài học đắt giá cho mình, vừa giúp cảnh báo mọi người về những hình thức lừa đảo đó. Chúng tôi mong nhận được những chia sẻ của các bạn!
1. Trung tâm ảo, việc làm cũng ảo
Sinh viên với đời sống thiếu thốn về vật chất, cộng với việc muốn phụ giúp gia đình, bớt đi gánh nặng phần nào cho bố mẹ, thường có xu hướng muốn đi kiếm việc làm thêm. Vừa kiếm được tiền, lại vừa có cơ hội trải nghiệm. Tuy nhiên, với vốn sống còn non, cộng với việc lạ nước lạ cái khi chân ướt chân ráo lên thành phố nên rất nhiều người lâm vào cảnh “khóc dở mếu dở” khi bị lừa. Hàng loạt các trung tâm môi giới việc làm mọc lên đầy rẫy với đủ mọi kiểu môi giới, quảng cáo. Tuy nhiên, không phải trung tâm nào cũng hoạt động thực sự.
Cần tìm hiểu thật kĩ về trung tâm việc làm để tránh tình trạng "tiền mất tật mang"
(ảnh minh họa - nguồn: internet)
Ṇc Hân (Sinh viên năm 2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) từng là một nạn nhân của hình thức lừa đảo trên. Do tìm hiểu thông tin không kĩ trên mạng nên khi tới trung tâm môi giới, Hân không biết phải làm thế nào. Thấy chị làm việc ở đó yêu cầu Hân nộp 50 nghìn tiền hồ sơ rồi hẹn 2 tiếng sau trở lại. Khi trở lại thì Hân lại được yêu cầu nộp trước 30% số tiền lương tháng đầu thì mới được làm việc. Tuy nhiên, họ chỉ chỉ chỗ làm đó cho Hân mà không đảm bảo nơi đó họ có chắc chắn nhận mình không. Do nhẹ dạ cả tin, lại ít va chạm nên Hân vét hết số tiền tiêu tháng đó nộp cho họ. Tới khi đi tới địa chỉ kia thì chẳng thấy tuyển người đâu. Quay lại trung tâm thì mấy chị làm việc ở đó tỉnh bơ nói: “Chắc là họ tuyển đủ người rồi nên thế. Bọn chị không trả lại tiền cho em được. Tiền đã nộp về công ty rồi. Bọn chị cũng là dân làm công ăn lương thôi mà”.
Xót tiền cộng ấm ức nhưng Hân không thể làm gì. Cô đành coi đây là một bài học nhớ đời.
2. Mạo danh vay tiền
Hiện nay, người sử dụng yahoo và điện thoại đang vô cùng phẫn nộ trước những thủ đoạn lừa bịp của kẻ gian. Rất nhiều người bị mất nick chat, số điện thoại. Kẻ gian lợi dụng điều đó để nói chuyện với những người quen của chủ nhân nick chat hay số điện thoại đó. Đối tượng hướng tới thường là các bạn học sinh, sinh viên.
Cảnh giác với những thủ đoạn lừa bịp trên internet của kẻ gian
(nguồn: internet)
Trần Thanh Tùng (sinh viên Đại học Thương Mại) đến nay vẫn còn vô cùng ấm ức khi mình bị lừa một cách trắng trợn như vậy. Nhung, một người bạn của Tùng, đã vô tình đưa nick chat cho một người bạn và bị kẻ gian chiếm mất nick chat. Một lần kẻ gian vào nick của Nhung và nói chuyện với mọi người, trong đó có Tùng. Do chơi thân với nhau nên ngay khi nghe Nhung nói điện thoại hết tiền, hiện giờ lại đang bận không thể đi mua được, nhờ Tùng đi mua giúp và Tùng cũng không ngần ngại giúp đỡ. Nhưng cách đây vài hôm, Tùng mới biết là mình bị lừa. Thực chất Nhung đã bị mất nick và người nói chuyện với Tùng là một kẻ gian chứ không phải là Nhung.
Không chỉ Tùng mà rất nhiều những sinh viên hiện nay cũng lâm vào tình trạng tương tự. Khi đã đưa mã số thẻ rồi thì không thể lấy lại được. Nhiều người một phần vì muốn giúp đỡ bạn bè, phần khác là do cả nể mà bị kẻ gian lợi dụng khiến không ít bạn bị oan hay bị lừa mà “không biết kêu ai”.
3. Giả bệnh nhờ bạn bè giúp
Lớp của Thúy (lớp 11, THPT Lương Thế Vinh) từng nháo nhào lên khi Nam - một thành viên trong lớp thông báo mình bị bệnh rất nặng. Nhưng gia đình khó khăn nên vẫn chưa được điều trị. Các thành viên trong lớp mặc dù không ưa Nam do tính cách ngang bước, đua đòi nhưng cũng không tránh khỏi thương cảm khi biết điều đó. Cả lớp quyết định quyên góp giúp Nam phần nào. Tổng số tiền thu được là hơn 3 triệu. Cán bộ lớp trao cho Nam ngay trong tiết sinh hoạt cuối tuần. Trước lớp, Nam đã khóc để thể hiện sự biết ơn mọi người. Thế nhưng, sự thật dần hé lộ khi một bạn trong lớp phát hiện ra Nam không hề bị bệnh. Cuộc nói chuyện với bố mẹ Nam để tìm hiểu tình trạng bệnh tật của cậu đã khiến kế hoạch lừa đảo này vỡ lở. Chưa hết, toàn bộ số tiền mọi người quyên góp, Nam đều đốt sạch vào các quán bar, thuốc lắc khiến ai biết chuyện cũng vô cùng phẫn nộ.
4. Giả danh nhà sư đi quyên góp tiền
Ở các thành phố lớn, có thể thấy rất nhiều những người đóng giả sư “lang thang” đi khắp phố phường với lý do mong được sự ủng hộ của mọi người để giúp nhà chùa. Đa số đối tượng bị lừa ở đây là học sinh, sinh viên. Khi thấy nhà sư phải đi khắp nơi, dành dụm từng đồng một để giúp nhà chùa, nhiều người không khỏi thấy thương mà cho tiền.
Ảnh minh họa - nguồn: internet
M.Phương (đại học Thương Mại) cảm thấy may mắn khi cách đây nửa năm, Phương thấy một nhà sư tới trước phòng trọ mình. Dáng vẻ hiền lành, lại nghe mục đích cao cả của họ nên Phương định quyên góp 100 nghìn. May sao lúc đó cô chủ nhà đi tới và hỏi nhà sư kia. Vặn vẹo vài câu, nhà sư không trả lời được nên “lẩn” mất.
Một hình thức khác tương tự là bán tăm rong giúp đỡ hội người mù. Mang tiếng là mua tình nguyện, ủng hộ nhưng gói nào gói nấy đều có giá cả. Thấp nhất cũng là 5 nghìn, với khách sộp có thể lên tới 20 nghìn một gói tăm. Thực chất những người này đều không phải là đại diện của những tổ chức trên, hay nói đúng hơn họ chính là những kẻ gian lừa đảo.
Với một số chú ý trên, hi vọng các bạn học sinh, sinh viên sẽ tỉnh táo trước những mánh khóe lừa đảo chuyên nghiệp của kẻ gian. Các bạn cũng đừng ngại giấu giếm khi bị lừa. Hãy công khai điều đó, vừa để coi như một bài học đắt giá cho mình, vừa giúp cảnh báo mọi người về những hình thức lừa đảo đó. Chúng tôi mong nhận được những chia sẻ của các bạn!
Tạ Thị Hà
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận