Mỹ Đồng chưa quan tâm bảo hộ lao động
(Sóng Trẻ) - Làng nghề đúc Mỹ Đồng (Thủy Nguyên, Hải Phòng) rộn rã tiếng búa gõ xỉ, lò than cháy rừng lực, khói bụi mịt mù. Những người thợ mặt mũi đen nhẻm như thợ lò, với những trang phục lao động hết sức giản đơn, thấp thoáng những tấm lưng trần bóng nhẫy mồ hôi…
Trong văn phòng làm việc khá chật hẹp, ngay sát xưởng đúc đang ồn ã tiếng máy, tiếng người, anh Nguyễn Văn Thiện, giám đốc doanh nghiệp Thịnh Hưng vui vẻ cho biết sự ăn nên làm ra của làng nghề Mỹ Đồng.
Sản phẩm của làng nghề nay đã có mặt ở khắp các thị trường trong và nài nước. Các sản phẩm bằng gang đúc được các chủ công trình xây dựng ưa dùng, xuất khẩu ngày một nhiều sang các nước…
Nhiều mặt hàng đạt chất lượng cao cung cấp cho ngành đóng tàu, lắp ráp xe máy, cơ khí chính xác như chân vịt tàu thủy, bạc biên, tăng bua, vỏ mô-tơ điện, máy bơm, chân máy khâu, khung xe máy.
Mấy năm gần đây, sản lượng ngành đúc đạt hơn 20 nghìn tấn/ năm, giá trị sản xuất đạt khoảng 500 tỷ đồng, thu hút gần 3.000 lao động địa phương và các nơi. Thu nhập của người lao động 2,5-3 triệu đồng/ người/ tháng.
Khi đi tham quan xưởng sản xuất của các doanh nghiệp ở đây, điều trăn trở nhất là công tác bảo hộ cho người lao động tại làng nghề này. Nài một số lao động nữ mặc quần áo bảo hộ, đi găng tay, đeo khẩu trang, còn lại phần lớn lao động là nam giới mặc rất thoải mái: Quần đùi, áo lót, có người cởi trần trùng trục.
Bảo hộ lao động - không thể giản dị hơn
Tại khu vực đổ gang lỏng vào khuôn, lò than rừng rực cháy, bốn nam công nhân gồng mình nghiêng nồi rót gang lỏng vào khuôn. Kim loại lỏng nóng đến sáng trắng, hắt cái nóng hầm hập lên mặt, lên những cánh tay trần loáng mồ hôi của những người thợ. Mặc dù mặc quần áo dài và đứng xa hơn 5 mét mà tôi vẫn cảm thấy cái nóng dùi vào cơ thể!
Anh Thanh, một công nhân xưởng đúc Thịnh Hưng cho biết: “Công ty có trang bị bảo hộ lao động cho chúng tôi, nhưng một phần do vướng víu khi làm việc, một phần do mỗi năm được cấp một bộ nên cái thì rách, cái thì mất. Vẫn biết làm việc không có bảo hộ lao động là nguy hiểm, nhưng quen mang mặc thế này rồi, thấy cũng không sao”.
Trao đổi với chúng tôi, anh Thiện cho biết: “Chúng tôi cấp trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho anh em, cũng thường xuyên nhắc nhở, bắt buộc chấp hành quy định về bảo hộ lao động khá kiên quyết, nhưng rồi công việc bận rộn, thời gian bức bách nên cũng có lúc buông xuôi”.
Bảo hộ lao động đang là mảng màu tối trong bức tranh tươi sáng của làng nghề Mỹ Đồng. Để ngăn ngừa các tai nạn lao động đau lòng, trước hết mỗi người công nhân phải tự trang bị cho mình, không chỉ là các trang bị bảo hộ cần thiết mà còn là ý thức một cách sâu sắc vai trò của bảo hộ lao động trong sản xuất. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, thắt chặt kỷ luật lao động, để nghề truyền thống được lưu giữ và phát triển bền vững.
Kết quả khảo sát về bảo hộ lao động tại các làng nghề do Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động công bố, chỉ có 21% lao động trong các làng nghề có sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, nhưng không thường xuyên; 15,4% số lao động chưa hề sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân; 100% lao động làm việc tại nơi có tiếng ồn cao không sử dụng phương tiện bịt tai, hay nút chống ồn... Nài ra, hầu hết lao động chưa được ký kết hợp đồng lao động, đóng BHXH, BHYT...
Trong văn phòng làm việc khá chật hẹp, ngay sát xưởng đúc đang ồn ã tiếng máy, tiếng người, anh Nguyễn Văn Thiện, giám đốc doanh nghiệp Thịnh Hưng vui vẻ cho biết sự ăn nên làm ra của làng nghề Mỹ Đồng.
Sản phẩm của làng nghề nay đã có mặt ở khắp các thị trường trong và nài nước. Các sản phẩm bằng gang đúc được các chủ công trình xây dựng ưa dùng, xuất khẩu ngày một nhiều sang các nước…
Không khẩu trang trong môi trường đầy khói bụi
Nhiều mặt hàng đạt chất lượng cao cung cấp cho ngành đóng tàu, lắp ráp xe máy, cơ khí chính xác như chân vịt tàu thủy, bạc biên, tăng bua, vỏ mô-tơ điện, máy bơm, chân máy khâu, khung xe máy.
Mấy năm gần đây, sản lượng ngành đúc đạt hơn 20 nghìn tấn/ năm, giá trị sản xuất đạt khoảng 500 tỷ đồng, thu hút gần 3.000 lao động địa phương và các nơi. Thu nhập của người lao động 2,5-3 triệu đồng/ người/ tháng.
Khi đi tham quan xưởng sản xuất của các doanh nghiệp ở đây, điều trăn trở nhất là công tác bảo hộ cho người lao động tại làng nghề này. Nài một số lao động nữ mặc quần áo bảo hộ, đi găng tay, đeo khẩu trang, còn lại phần lớn lao động là nam giới mặc rất thoải mái: Quần đùi, áo lót, có người cởi trần trùng trục.
Bảo hộ lao động - không thể giản dị hơn
Tại khu vực đổ gang lỏng vào khuôn, lò than rừng rực cháy, bốn nam công nhân gồng mình nghiêng nồi rót gang lỏng vào khuôn. Kim loại lỏng nóng đến sáng trắng, hắt cái nóng hầm hập lên mặt, lên những cánh tay trần loáng mồ hôi của những người thợ. Mặc dù mặc quần áo dài và đứng xa hơn 5 mét mà tôi vẫn cảm thấy cái nóng dùi vào cơ thể!
Anh Thanh, một công nhân xưởng đúc Thịnh Hưng cho biết: “Công ty có trang bị bảo hộ lao động cho chúng tôi, nhưng một phần do vướng víu khi làm việc, một phần do mỗi năm được cấp một bộ nên cái thì rách, cái thì mất. Vẫn biết làm việc không có bảo hộ lao động là nguy hiểm, nhưng quen mang mặc thế này rồi, thấy cũng không sao”.
Trao đổi với chúng tôi, anh Thiện cho biết: “Chúng tôi cấp trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho anh em, cũng thường xuyên nhắc nhở, bắt buộc chấp hành quy định về bảo hộ lao động khá kiên quyết, nhưng rồi công việc bận rộn, thời gian bức bách nên cũng có lúc buông xuôi”.
Bảo hộ lao động đang là mảng màu tối trong bức tranh tươi sáng của làng nghề Mỹ Đồng. Để ngăn ngừa các tai nạn lao động đau lòng, trước hết mỗi người công nhân phải tự trang bị cho mình, không chỉ là các trang bị bảo hộ cần thiết mà còn là ý thức một cách sâu sắc vai trò của bảo hộ lao động trong sản xuất. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, thắt chặt kỷ luật lao động, để nghề truyền thống được lưu giữ và phát triển bền vững.
Kết quả khảo sát về bảo hộ lao động tại các làng nghề do Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động công bố, chỉ có 21% lao động trong các làng nghề có sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, nhưng không thường xuyên; 15,4% số lao động chưa hề sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân; 100% lao động làm việc tại nơi có tiếng ồn cao không sử dụng phương tiện bịt tai, hay nút chống ồn... Nài ra, hầu hết lao động chưa được ký kết hợp đồng lao động, đóng BHXH, BHYT...
Bùi Trí Dũng
Lớp Báo chí K31B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo chí K31B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận