Nâng cao nhận thức về cộng đồng LBGT

(Sóng trẻ) - Để hiểu rõ hơn về cộng đồng LBGT cũng như nâng cao nhận thức cho mọi người về họ, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thân mật với anh Phạm Khánh Bình- Trợ lý nghiên cứu về quyền của người LGBT thuộc viện nghiên cứu iSEE.

84be78e63_11260385_890337041046404_1000245552874232646_n.jpg
Anh Bình đang hoạt động ở viện nghiên cứu iSEE về quyền của người LBGT

- Anh Bình thân mến, để bắt đầu buổi trò chuyện ngày hôm nay, anh có thể giúp khán giả hiểu rõ hơn về thuật ngữ LGBT được không?

-Thực ra LGBT là từ viết tắt tiếng anh của Lesbian, Gay và Bisexual tức là người đồng tính, song tính và chuyển giới, nài ra đôi khi thuật ngữ này còn được sử dụng với nghĩa rộng hơn bao hàm cả các tính dục thiểu số khác như liên giới tính, vô tính..vv…..

- Cái khao khát của anh chắc phải khó hơn người bình thường rồi? Anh thấy những người đồng tính có thực hiện được khao khát đó như anh không?

Bản thân mình là người đồng tính, cái khao khát của mình đấy là được yêu người mình yêu, có hơi khác một chút. Điều giống nhau nhất đấy là sự khao khát những điều mà mình chưa có thể đạt được, vì không tự tin, vì bị ngăn cản, vì rất nhiều thứ khác nữa và bản thân mình cũng đã từng trải qua những điều như thế.

-Theo em thấy là nhìn chung  vai trò của gia đình, người thân ảnh hưởng rất rất nhiều tới những người LGBT, anh có suy nghĩ gì về điều này?

- Đúng vậy, như người ta có câu “không đâu bằng nhà mình”, gia đình là chỗ dựa, là nơi đùm bọc che chở của mỗi người. Cũng chính vì thế gia đình cũng có thể nói là 1 áp lực cực kỳ lớn, là thành trì cuối cùng trong việc công khai của các bạn LGBT. Nếu mà gia đình không chấp nhận hoặc có những hành vì tiêu cực vì con cái thì đó thực sự là nỗi đau khổ rất lớn của các bạn đó. Ngược lại với những gia đình cởi mở, ủng hộ con thì mình thấy các bạn ấy sống rất hạnh phúc, bản thân mình cũng quen biết rất nhiều bạn được gia đình ủng hộ hiện tại rất thành công, sống rất tự chủ và tự tin.

- Theo em được biết thì anh mới công khai giới tính thật của mình năm anh 23 tuổi, và bây giờ anh 26 tuổi. Tức là 3 năm đã trôi qua. Vậy trong 3 năm ấy, anh thấy mình được gì và mất gì?

-Mình được dẫn bạn trai về nhà! Nói đùa chút thôi mình thấy sau khi công khai và sau một thời gian thì được sự chấp nhận của gia đình, giờ mình cảm thấy cuộc sống khá thoải mái. Có một người bạn nói với mình là “cái ranh giới lớn nhất cuộc đời thì ông đã vượt qua được rồi thì giờ còn có gì là to tát nữa”. Quả thực mình nghĩ là giờ mình có thể làm bất cứ việc gì mà không còn phải lo sợ, giấu diếm. Sống thoải mái là mình cũng giúp mình cảm thấy  vui vẻ và yêu đời hơn, làm được nhiều thứ có ích hơn. 

Về mất gì thì mình chưa thấy mình mất gì cả, mình vốn không xây dựng những giá trị xung quanh mình phụ thuộc vào hình ảnh 1 người con trai truyền thống nên khi mình công khai là người đồng tính thì cũng không có gì bị mất đi. 

84be78e63_anh_binh.jpg
Anh là một trong số ít những người đã dũng cảm công khai giới tính thật của mình, sống đúng với chính mình

-Anh Bình thân mến, có thể em làm khơi gợi về quá khứ buồn của anh nhưng em được biết rằng anh cũng từng có ý định tự tử khi phát hiện ra giới tính thật của chính mình. Vậy chính xác đó là thời điểm nào và điều gì giúp anh đứng lên để rồi trở thành một người hoạt động về quyền LGBT như bây giờ?

-Mình đã biết mình là người đồng tính từ những năm dậy thì. Vì thế mình không cảm thấy bất ngờ hay bối rối trước việc đó và mình nghĩ tự nhiên mình là như vậy rồi. Chỉ có vào thời điểm đó mình không biết có ai xung quanh mình giống như mình hay không nên mình thấy khá cô độc. Lúc đó cũng chưa có internet, chưa có nhiều thông tin kiến thức để tìm hiểu như bây giờ nên bản thân mình khá là suy sụp vì cảm thấy đơn độc. Bản thân mình lúc đấy cũng có những suy nghĩ tích cực là phải học giỏi, phấn đấu để chứng tỏ là người đồng tính cũng có thể sống tốt chứ không giống như hình ảnh trên báo chí. Ý định tự tử đến trong 1 trong những giai đoạn suy sụp thất thường của tuổi dậy thì. Nhưng sau đó nghĩ lại mình thấy là mình không nhất thiết phải làm việc đó.

Mình cảm thấy rằng chính ý nghĩ mình phải sống thật tốt đã trở thành điều hướng mình đến những điều tốt đẹp, một trong số đó là tham gia hoạt động để bảo vệ quyền của chính cộng đồng mình.

-Anh Bình này, công việc đòi hỏi anh thường xuyên tiếp xúc với những người LGBT, vậy những kỉ niệm mà anh có với họ hoặc những câu chuyện của một người bạn nào đó làm anh ấn tượng nhất?

-Bản thân mình không phải là người nhớ. Mỗi người bạn mình gặp lại có một câu chuyện, một cuộc đời riêng, mình thường hay nhớ ở mỗi người một vài mảng nhỏ của câu chuyện. Ví dụ như một người anh là một nhà hoạt động về quyền của LGBT nhưng công khai với bố 10 năm rồi chưa được chấp nhận, một người bạn là con trai trưởng sau khi công khai thì đã bị gia đình đưa đi nhập ngũ, 2 người chị đã sống với nhau gần 10 năm cùng với con gái, một người chị đã trải qua cuộc phẫu thuật chuyển giới cách đây 2 năm và mình được xem lại phim tài liệu về quá trình chuyển đổi của chị, và rất nhiều các bạn trẻ, những anh chị lớn tuổi khác nữa.

- Anh có thể giới thiệu cho em và các bạn đang nghe đài 1 vài tổ chức tiêu biểu hoạt động vì quyền lợi của những người LGBT được không?

-Hiện tại ở Việt Nam có Trung tâm ICS – Trung tâm bảo vệ và thúc đẩy quyền của LGBT; Viện nghiên cứu Xã hội, kinh tế và môi trường ISEE, Trung tâm Sáng kiến sức khoẻ và dân số CCIHP, Trung tâm nghiên cứu về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên CSAGA và rất nhiều các nhóm tổ chức cộng đồng khác, đặc biệt là các nhóm LGBT đại diện ở các tỉnh thành.

-Vậy những tổ chức của người LGBT trên khắp cả nước đang có hành động cụ thể nào để đạt mục đích được hợp pháp hóa giới tính và hôn nhân của mình thưa anh Bình?

-Hiện tại thì cộng đồng LGBT đã không còn tập trung vào vận động cho quyền kết hôn bình đẳng vì Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 đã có hiệu lực với việc bỏ từ “cấm” kết hôn cùng giới và đổi sang thành “không thừa nhận”. Vì vậy phải chờ tới kỳ sửa đổi luật tiếp theo cộng đồng LGBT mới có cơ hội vận động tiếp quyền này. Hiện nay cộng đồng LGBT đang vận động cho 2 bộ luật mới đó là Quyền nhân thân của người chuyển giới trong Bộ luật dân sự sửa đổi và vận động cho Luật chống phân biệt đối xử. Về việc Bộ luật dân sự sửa đổi cũng đang trong quá trình quyết định cuối cùng. Ngay lúc này các bạn của tôi đang thực hiện các chiến dịch vận động nhằm vận động chấp thuận quyền nhân thân của người chuyển giới. Các bạn có thể lên facebook và tìm kiếm từ khoá “Đừng bỏ sót” sẽ thấy ngay chiến dịch này.

84be78e63_12068596_898566583556783_8855509444160270255_o.jpg
Lo của chiến dịch “Đừng bỏ sót”

-Mỗi chúng ta may mắn khi không phải đắn đo hay dằn vặt về giới tính thật của chính mình. Nhưng đối với những người LGBT lại là cả 1 quá trình đấu tranh để nhận ra, đấu tranh để được những người xung quanh chấp nhận và đồng cảm với họ. Khi sinh ra họ không được chọn lựa giới tính nhưng chính sự dũng cảm đã giúp họ dám đối diện với sự thật. Vậy điều đó có gì đáng để xã hội dè bỉu, hắt hủi họ. Chúng tôi- những người làm cuộc phỏng vấn này muốn chuyển tải một thông điệp. Rằng “Đồng tính hay dị tính, đâu có gì khác biệt”, tình yêu xuất phát từ nơi đáy con tim thì luôn đáng được trân trọng, nâng niu.

Vũ Quỳnh Khánh Linh
Báo chí Đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN