Cụ Vân "xịn" phố Bà Triệu: "Người ta cạnh tranh, nhập toàn hàng đểu nên bán rẻ lắm"
(Sóng trẻ) - Phố Bà Triệu nổi tiếng với món lạc rang húng lìu của bà Vân. Tuy nhiên, để tìm ra cửa hàng chính hiệu do của bà quả không dễ dàng. Lý do là bởi dọc con phố này có rất nhiều cửa hàng với những cái tên giống nhau như: "cô Vân", "bà Vân", "cô Vân chính hiệu",… và tất cả đều bán lạc rang húng lìu.
Cả đời gắn bó với lạc rang húng lìu
Dọc một đoạn ngắn trên phố Bà Triệu có tới hàng chục cửa hàng bán lạc rang húng lìu. Tất cả cả các cửa hàng đều khẳng định đây là địa chỉ chính hiệu với ảnh chân dung của hàng chục "bà Vân" khai sinh nghề để tạo uy tín. Sau một hồi tìm hiểu và hỏi những người xung quanh, chúng tôi được biết cửa hàng địa chỉ số 176 Bà Triệu với tên "cụ Vân" mới là cửa hàng chính hiệu.
Gác thứ 2 của căn nhà xây từ thời Pháp cổ nằm tại số 176 Bà Triệu là nơi ở của cụ Vân – người gắn bó với lạc rang húng lìu đã ngót nghét hơn nửa thế kỷ. Cụ Vân tên đầy đủ là Bùi Thị Vân, năm nay đã 90 tuổi. Nghề bán lạc rang húng lìu của cụ tồn tại ngót nghét cũng gần 60 năm. Món lạc rang của cụ nổi tiếng không chỉ ở Hà Nội mà còn thu hút đông đảo thực khách từ nhiều địa phương khác đến tìm và hỏi mua.
Cụ Bùi Thị Vân - người gắn bó với lạc rang húng lìu đã ngót nghét hơn nửa thế kỷ
Cơ duyên đưa cụ đến với lạc rang húng lìu rất tình cờ. Cụ kể, ngày xưa cụ là công nhân đứng máy dệt với tiền công kiếm được chỉ 1 đồng mốt 8 xu. Món lạc rang húng lìu xuất phát từ một ông người Hoa có vợ Việt Nam. Gia đình cụ thuê căn phòng của ông ấy để ở và được người này chỉ dạy làm món lạc rang húng lìu.
Lúc bấy giờ, cụ vừa phải làm dệt ở nhà máy vừa phải học và làm lạc rang bán cho công nhân để kiếm thêm thu nhập. “Ngày xưa vất vả lắm! Mỗi một ngày tôi phải dậy 4h sáng làm 2kg lạc để bán cho đồng nghiệp ở nhà máy trong giờ giải lao. Thế nhưng chính cái nghề này đã nuôi sống gia đình tôi cho đến bây giờ”, cụ Vân nhớ lại.
"Đây là cái túi đựng 2kg lạc đi bán từ thời tôi làm trong nhà máy. Đây là kỷ niệm quý giá nhất cuộc đời tôi"
Bẵng đi nửa đời người, bây giờ cụ Vân không phải làm nhiều nữa. Cụ truyền lại bí quyết cho con cháu nối nghiệp mình. Từ 2kg lạc bán cho công nhân, đến nay cửa hàng của cụ mỗi ngày sản xuất nhiều nhất hơn một tạ lạc. Có rất nhiều công đoạn để làm ra món lạc rang húng lìu. Để có món lạc rang húng lìu nn khâu quan trọng nhất là chọn lạc. Lạc phải được trồng ở những vùng đất pha cát thì mới tròn và chắc. Sau đó, lạc phải được chọn lọc kỹ càng để loại bỏ hạt thối, hạt nảy mầm, hạt mốc,…
Theo cụ Vân, để hạt lạc được giòn đều, mỗi mẻ chỉ rang khoảng 2kg. Kế đến, lạc phải được đảo đi đảo lại, cho muối vào xóc đến khi hạt lạc se se rồi mới vào đường, sau đó xóc lại lần thứ 2 rồi mới đãi ra phơi. Ủ húng lìu cũng là khâu rất quan trọng để có món lạc rang nn. “Hùng lìu phải tự làm lấy, còn ra chợ mua người ta trộn mùn cưa vào nên lạc mới mốc nhanh. Nhà tôi mua nguyên liệu tự làm ra húng lìu nên lạc giòn để cả tháng trời cũng không lo hỏng", cụ Vân cho biết.
Có 2 loại lạc đỏ và trắng. Lạc đỏ nn hơn nên đắt hơn. Lạc đỏ có giá khoảng 140.000 đồng/kg, lạc trắng được bán 100.000/kg. Cửa hàng lạc rang của cụ thu hút mọi thực khách trên cả nước. Cụ nói: "Nhà tôi không bán chỉ mỗi Hà Nội mà còn ở các tỉnh. Người ta truyền tai nhau đến mua hàng. Bây giờ chủ yếu bán khách quen, có người 9h tối vẫn gõ cửa để mua".
Khó khăn vì nhiều người ăn theo thương hiệu
Cụ Vân kể, ngày đắt hàng nhất có thể bán tới 4 tạ. Ngày mưa dầm, gió bấc cụ bán được khoảng 50kg. Bây giờ, hàng lạc rang húng lìu mọc lên nhiều, để bán được 10kg một ngày cũng khó.
Để bảo vệ thương hiệu lạc rang húng lìu của mình, cụ Vân đi đăng ký bản quyền sở hữu. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng cùng con phố Bà Triệu vẫn ngang nhiên đặt tên "bà Vân", "cô Vân", "cụ Vân" vì lý do… nhà cũng có người tên Vân. Tất cả cửa hàng đều khẳng định là "bà Vân chính hiệu", cá biệt có cửa hàng còn mạo danh cả địa chỉ 176 Bà Triệu để đánh lừa khách hàng.
Biển hiệu được cụ đi đăng ký bản quyền thương hiệu với tên "Cụ Vân" để các cửa hàng khác không ăn
“Bây giờ cạnh tranh nhiều. toàn hàng nhái. Người ta cạnh tranh, nhập toàn hàng đểu nên bán rẻ lắm”, cụ Vân ấm ức khi nói về việc nhiều cửa hàng ăn theo thương hiệu của mình. Ngay nhà bên cạnh cửa hàng của cụ, các biển hiệu có rất nhiều điểm giống nhau. Nếu không tìm hiểu kỹ, khách hàng rất khó có thể nhận ra đâu là cửa hàng chính hiệu.
Cửa hàng bên cạnh có tên "bà Vân" với địa chỉ giống hệt địa chỉ chính hiệu của cụ Vân
Chuyện nhân bản thương hiệu diễn ra ngày càng phổ biến. Chính điều này đã gây không ít khó khăn cho người sáng lập và cả khách hàng. Khi đánh cắp thương hiệu của người khác, mọi nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh đều không được tôn trọng.
Dương Lan
Cùng chuyên mục
Bình luận