Ngủ gật nơi giảng đường - chuyện bình thường của sinh viên?

(Sóng trẻ) - Nhẹ nhàng đi ngang qua bất kỳ một giảng đường nào vào bất cứ giờ học nào, bạn sẽ thấy không ít bạn sinh viên ngủ gật trong lớp. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các trường đại học. Từ đó khiến người ta phải đặt câu hỏi: Ngủ gật nơi giảng đường là do đâu?

Hiện nay, tại rất nhiều trường đại học, tình trạng sinh viên ngủ trong giờ học đã trở nên khá phổ biến. Bất kể giờ học sáng hay chiều, dù ít hay nhiều thì ở trong mỗi lớp học đều có bạn sinh viên ngủ gật, thậm chí ngang nhiên nằm hẳn xuống bàn ngủ. Và điều này gây sự khó chịu không nhỏ đối với cả thầy cô và các bạn sinh viên khác.

d920a691b_anh_1_7.jpg

Bạn Kim Oanh (lớp Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Hầu như là vào giờ học nào lớp mình cũng có bạn ngủ. Có người thì gật gù, nhưng cũng có không ít bạn nằm hẳn xuống bàn ngủ mà không quan tâm tới thầy cô hay các bạn khác. Các bạn ấy ngủ vừa làm thầy cô cảm thấy khó chịu khiến việc giảng dạy không hiệu quả, vừa làm người ngồi bên cạnh mất tập trung và có thể buồn ngủ theo”.

d920a691b_anh_2_7.jpg

Nhưng đâu là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng ngủ trong giờ của các bạn sinh viên? Có nhiều ý kiến về việc này: do sinh viên ốm, hoặc do môn học nhàm chán, hoặc do các bạn thức quá khuya online Facebook ảnh hưởng tới buổi học sáng hôm sau, hoặc do… không được ngủ trưa nên các bạn học buổi chiều mệt, v.v...

d920a691b_anh_3_5.jpg

Bạn Trịnh Thị Tâm (sinh viên K37, trường Đại học Luật Hà Nội) cho biết: “Lớp mình hầu như giờ nào cũng có bạn ngủ, dù ít dù nhiều. Có những bạn do ốm hay mệt mỏi thì không nói làm gì, nhưng mình thấy chủ yếu các bạn ngủ trong giờ chủ yếu là do đêm hôm trước các bạn thức khuya xem phim hay chat chit nên ảnh hưởng tới lịch sinh hoạt thôi, chứ dù thầy cô có dạy chưa hay nhưng nếu tập trung thì cũng có sao đâu”.

Đối với vấn đề này, thầy Trần Hải Minh (giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) lại có cái nhìn thoáng hơn: “Thình thoảng tôi cũng có gặp trường hợp các em sinh viên lên lớp ngủ gật. Theo tôi thấy thì chủ yếu do các bạn bị ốm hoặc bị mệt. Có thể có bạn đi làm thêm, hoặc buổi tối các bạn có công việc, hoặc do thời tiết cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của các bạn ấy. Gặp những trường hợp như thế thì tôi thường sẽ bảo các bạn ra nài rửa mặt cho tỉnh táo để có thể tiếp tục học”.

Bên cạnh đó việc ngủ trong giờ học không chỉ đi một lượng kiến thức, mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chính các bạn. Việc ngủ trong tư thế ngồi lúc này sẽ gây ra sự khó chịu cho cơ thể và ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa. Nài ra, việc ngủ gục và nằm hẳn xuống bàn sẽ tạo sức ép lên tim, tạo áp lực lên các cơ quan như động mạch cổ, tim, phổi, dạ dày, làm tăng gánh nặng cho tim phổi. Ngủ gục trên bàn còn khiến độ cong của cơ thể gia tăng, đè lên phổi, tăng gành nặng cho phổi, hơn nữa do máu và oxy cung ứng không đủ, phổi không thể giãn căng thoải mái, dẫn tới hô hấp khó khăn, ảnh hưởng tới chức năng hô hấp.

d920a691b_anh_4_2.jpg

Nói chung, việc ngủ gục trong giờ học vừa gây mất mỹ quan môi trường học, vừa gây ảnh hưởng tâm lý của người xung quanh, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của chính các bạn sinh viên. Vì vậy, hãy đảm bảo một sức khỏe thật tốt, một tinh thần sảng khoái để mỗi giờ lên lớp có đủ tỉnh táo nhé các bạn!

Bùi Ngọc Ánh
Truyền hình K32A1
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN