Phát hiện biến chủng B.1.617 Ấn Độ trong ca nhiễm ở Vĩnh Phúc

(Sóng trẻ) – Kết quả xét nghiệm trình tự gene cho thấy, 3 nhân viên quán bar – karaoke Sunny, Vĩnh Phúc đều nhiễm biến chủng B.1.617 Ấn Độ.

xetnghiem-1620110981663453018623.gif
Xét nghiệm bệnh phẩm SARS-CoV-2  (Ảnh: Thanh Hằng)

Trước tình hình dịch Covid-19 ở các nước xung quanh Việt Nam đang diễn biến phức tạp, gần đây tại một số địa phương đã xuất hiện các chùm ca bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo các viện đầu ngành tiến hành giải trình tự gene của những người mới mắc Covid-19 để đánh giá nguy cơ, có các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống dịch phù hợp.

Theo đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiến hành lấy mẫu ở những bệnh nhân mắc Covid-19 tại Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Tĩnh để làm xét nghiệm giải trình tự gene, giúp xác định nguồn gốc.

Kết quả như sau: Tại Vĩnh Phúc lấy 3 mẫu của 3 bệnh nhân mắc Covid-19 là những nhân viên quán bar Sunny, cho kết quả thuộc chủng B.1.617.2, là biến thể của Ấn Độ.

Tại Hà Nam lấy 6 mẫu, Hưng Yên lấy 2 mẫu, Hà Tĩnh lấy 2 mẫu (2 bệnh nhân mắc Covid-19 từ Lào sang Việt Nam qua đường bộ) đều cho kết quả thuộc chủng B.1.1.7, là biến thể của Anh.

Như vậy, đây là lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận biến chủng Ấn Độ trong các ca nhiễm cộng đồng. Trước đó, kết quả giải trình tự gene của nhóm chuyên gia Ấn Độ cách ly tại khách sạn Như Nguyệt 2 ở Yên Bái cũng được xác định nhiễm biến chủng B.1.617 Ấn Độ và được tính là ca nhập cảnh cách ly ngay.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 27/4 cho biết biến chủng nCoV B.1.617 xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ đã được ghi nhận trong hơn 1.200 trình tự gene trên cơ sở dữ liệu mở GISAID. Phần lớn mẫu bệnh phẩm được gửi đến từ Ấn Độ, Anh, Mỹ và Singapore. Ít nhất 17 nước đã phát hiện biến chủng này.

B.1.617 Ấn Độ là biến chủng kép, chứa 13 đột biến khác nhau, trong đó có hai đột biến nguy hiểm là L452R từng xuất hiện trong biến thể ở California, Mỹ và E484Q giống với loại xuất hiện ở Nam Phi, Brazil. Hai đột biến này có khả năng lây lan nhanh chóng và làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19.

WHO cũng nhấn mạnh "cần khẩn cấp thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm của biến thể B.1.617 và các biến thể khác, ở khía cạnh sự thay đổi về khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tái nhiễm".

Nguồn: Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN