Ngược dòng thời gian cùng "Dấu xưa"

(Sóng Trẻ) - “Dấu xưa” là tên một chương trình chợ phiên đồ cũ do Hội Cổ vật Thăng Long phối hợp cùng Bảo tàng Hà Nội tổ chức đều đặn vào chủ nhật hàng tuần, bắt đầu từ ngày 3/11/2013.

Chợ phiên quy tụ 40 gian tới từ nhiều địa phương, đặc biệt là những nơi có số người chơi cổ vật đông đảo như Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa và Ninh Bình. Các mặt hàng tham gia chợ phiên là đồ cũ, đồ thủ công mỹ nghệ với nhiều chủng loại : lụa, sơn mài, đồ xương, đồ sừng được tuyển chọn từ các làng nghề và đồ dân tộc thiểu số.

1175ec335_anh_1_1.jpg

Ban Tổ chức cắt băng khánh thành và mở cửa chợ phiên

1175ec335_anh_2_4.jpg

1175ec335_anh_3_4.jpg

1175ec335_anh_4_3.jpg

Các mặt hàng ở chợ phiên đa dạng về chủng loại

“Tuy hơi xa trung tâm, nhưng mặt bằng sân vườn, hành lang rất rộng của Bảo tàng Hà Nội là một ưu điểm mà các địa điểm gần trung tâm không thể có được" - anh Giang, trưởng Ban quản lý chợ phiên chia sẻ.

Đông đảo người dân tới tham gia chợ phiên, đặc biệt là những người đam mê đồ cổ có dịp chiêm ngưỡng và mua sắm những món đồ cũ giá trị với nhiều chủng loại. Đây cũng là dịp để mọi người giao lưu, gặp gỡ và sẻ chia tình yêu đối với những món đồ cũ, đồ cổ của mình, là nơi chiêm nghiệm lại quá khứ thông qua những món đồ cũ có giá trị. Nhiều người tới đây vì sự tò mò, nhiều người trẻ muốn xem và học hỏi niềm đam mê đồ cổ từ những người lớn tuổi hơn. Chú T (Hà Nội) tới chợ phiên từ sáng và chia sẻ niềm vui khi mua được hai chiếc đĩa dầm: “Hai chiếc đĩa dầm này được vẽ thủ công. Chúng độc đáo bởi không bao giờ bị pha lẫn. Những người nghệ nhân  xưa đã làm bằng cái tâm và tình yêu nghề. Người chơi đồ cổ phải nhìn được cái thần thái của đồ do đó, chơi cổ vật là nghề cũng lắm công phu.”

1175ec335_anh_6_4.jpg

Mọi người tập trung tại một gian hàng đồ cổ

fcba61bbc_anh_7_4.jpg

Nhiều loại đồ cổ thuộc nhiều chủng loại

Một điểm độc đáo nữa của "Dấu xưa" là các gian hàng được thiết kế theo mô hình chợ quê thường thấy ở mỗi làng quê Việt Nam với những hình ảnh gợi nhớ như cầu gỗ, cây đa, mái đình làng… Chủ các gian hàng chính là hội viên hội cổ vật Thăng Long và hội cổ vật các địa phương. Trong khuôn khổ của Chợ phiên, du khách còn được xem biểu diễn nhạc dân tộc miễn phí.

fcba61bbc_anh_9.jpg

Chiếc xe đạp có xuất xứ từ Pháp, được đăng ký năm 1956 được cả những trẻ em yêu thích

Chợ phiên đồ cổ là hoạt động nhân kỉ niệm ngày di sản văn hóa Việt Nam (23-11). Chợ phiên mở cửa vào Chủ nhật hàng tuần tại Bảo tàng Hà Nội bắt đầu từ ngày 3/11/2013.

Phí Thị Thu Hằng
Truyền hình K31 A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN