Người đi bộ vi phạm luật giao thông...cố tình hay bất đắc dĩ?

(Sóng trẻ)-Từ ngày 1/2, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Công an TP. Hà Nội) tiến hành xử phạt người đi bộ không tuân thủ luật giao thông. Tính từ ngày 1-2 đến ngày 24-2, Phòng đã kiểm tra, xử lý 542 người đi bộ vi phạm luật giao thông, phạt thành tiền hơn 38 triệu đồng nhưng thực tế vi phạm còn rất nhiều. 

Vi phạm tràn lan 

Theo Phòng Cảnh sát Giao thông thành phố, trong năm 2014 số vụ TNGT liên quan đến người đi bộ chiếm 6,19% trong tổng số vụ TNGT. Năm 2015 giảm còn 112 vụ song số người chết lại tăng lên với các lỗi như: Sang đường không đúng nơi quy định, cố tình vượt rào chắn qua dải phân cách, đi vào đường cao tốc,...
Người dân qua đường không đúng nơi quy định.

Tại khu vực 36 phố phường, với đặc thù là tuyến phố cổ có diện tích lòng đường, vỉa hè nhỏ hẹp lại là tuyến phố du lịch đông du khách, việc vi phạm Luật Giao thông của người đi bộ diễn ra mọi lúc, mọi nơi với đủ thành phần từ người dân, khách du lịch cho đến người bán hàng rong, hộ kinh doanh,...

63ca8f28d_anh2.jpg
Kinh doanh quán nước ngay cạnh biển cấm

Cố tình hay bất đắc dĩ?

Các lỗi vi phạm chủ yếu xuất phát từ ý thức kém của người tham gia giao thông. Cùng một câu hỏi khảo sát dành cho người đi bộ là vì sao không đi vào vạch kẻ đường thì phóng viên đều nhận được câu trả lời hết sức đơn giản: "Cho tiện, cho nhanh." 

63ca8f28d_anh_1.jpg
Người đi bộ, người bán hàng dong thản nhiên đi dưới lòng đường

Tuy nhiên, với tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm, trưng dụng để làm nơi đỗ xe, kinh doanh buôn bán thì người đi bộ muốn chấp hành đúng luật cũng khó.

63ca8f28d_anh_3.jpg
Lối nào cho người đi bộ?

Tuyên truyền - Giáo dục - Xử lý nghiêm minh

Để đảm bảo việc thực hiện đúng Luật Giao thông của người đi bộ thì điều cấp bách hiện nay là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở để người dân nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông và phòng tránh tai nạn cho chính họ. 

Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi trông giữ xe, kinh doanh buôn bán để trả lại lối đi vốn có cho người đi bộ và du khách. Đồng thời sửa chữa hệ thống đèn tín hiệu, vạch kẻ đường bị mờ, bị thiếu. 

Điều 9 - Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định:

“Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như: Đi không đúng phần đường quy định; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.”

Nhóm thực hiện
Vũ Hồng Anh
Đặng Ngọc Ánh
Trần Phương Anh
Khổng Thị Hồng
Báo mạng điện tử K35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN