Người giữ hồn chèo cổ Khuốc

(Sóng trẻ) - Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hát chèo, cùng với niềm say mê mà bà Phạm Thị Riến (Quang Trung, TP.Thái Bình, Thái Bình) hát được nhiều điệu chèo độc đáo. Gần 60 năm gắn bó với những làn điệu quê hương làng Khuốc, với bà, chèo đã trở thành máu thịt. Hiện bà là người duy nhất còn giữ được những miếng chèo cổ của làng Khuốc.

Gia đình có truyền thống

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hát chèo. Thân sinh ra bà Riến là cụ Phạm Văn Điền, một trong hai người làng Khuốc được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân đợt đầu. Truyền thống của gia đình trở thành nền tảng và nguồn nhựa nuôi dưỡng giọng hát của bà Phạm Thị Riến ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng theo lời kể của bà, trước khi đến với chèo bà đã có một thời gian hát cải lương. Bà Riến nói: “Đầu tiên bà học cải lương. Từ lúc 8 tuổi bà đã đi tập hát rồi. Bà lên diễn thì hát cải lương. Bà bác ruột của bà lúc ấy còn đội tóc bạc hóa trang nhưng vẫn yêu đời. Về sau, bố bà, ông bà nội và ông bà nại của bà đều hát chèo cả cho nên bà cũng hướng về chèo”.
Trong những lần cụ Điền tham gia diễn chèo ở các nơi, bà lại theo cha đi hát cùng. Cứ thế ngày này qua ngày khác, làn điệu ấy trở nên gắn bó với bà hơn. Sau mỗi chuyến đi như thế, người ta lại biết đến cái tên Phạm Thị Riến với một giọng hát trong trẻo, mượt mà nhưng lại mang một cái gì đó lạ mà khó có thể diễn tả thành lời. Chỉ biết rằng giọng hát của bà rất riêng biệt mà khi nghe người ta khó có thể nhầm lẫn với người khác. 

Người duy nhất giữ được chèo cổ Khuốc

Suốt những năm tháng đi diễn cùng cha, bà không chỉ trau dồi thêm cho giọng hát của mình mà còn thuộc và hát được các điệu chèo cổ của làng Khuốc như điệu Tò vò, Quân tử vu dịch, Đường trường tiếng đàn. Hiện nay bà là người duy nhất còn giữ được các miếng chèo cổ của làng Khuốc. Ông Bùi Văn Ro, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chèo Khuốc, xã Phong Châu, huyện Đông Hưng nói: “Qua quá trình bươn chải thì bác ấy đi làm công nhân ở Công ty Nông sản 2 của tỉnh. Tôi cho là từ đó cho đến tận bây giờ mà bác ấy vẫn giữ được các làn điệu chèo cổ với những động tác của người làng Khuốc là rất giỏi. Một người thực sự gìn giữ được những giá trị gia truyền”.

2492f97c7_anh_1.jpg

Bà Riến đang hát những điệu chèo cổ của làng Khuốc cho con cháu nghe

Gần 60 năm gắn bó với những câu hát, chèo đã ngấm dần vào máu thịt của bà. Đi đến đâu thấy người ta hát chèo, nghe thấy một câu chèo thôi là tim bà lại đập rộn ràng. Bởi thế mà bà đã đi hát ở nhiều nơi như Hải Phòng, Phú Thọ, Hà Nội, Bắc Ninh… Hễ có ai mời là bà đi liền. Cho dù nhiều khi đi hát không có thù lao thậm chí là chén nước cũng không được nhưng bà vẫn đi, vẫn hát bằng tất cả tình yêu dành cho chèo. Bởi theo bà được hát và giữ lại những vốn cổ, giá trị của chèo Khuốc là một may mắn và vinh dự lớn. 

Mong muốn giữ được hồn cổ

Bà Riến cũng từng tham gia các hội thi và giành được nhiều giải thưởng cao như giải thưởng Liên hoan dân ca toàn quốc năm 2005, giải nhất tiếng hát dân ca Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013, giải xuất sắc Hội thi người cao tuổi phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình. Nhưng với bà đó chưa phải là tất cả. Trên tất cả là bà được hát bằng niềm say mê. Thành công lớn nhất trong nhiều năm gắn bó với chèo đó là bà giữ được những điệu chèo cổ của làng Khuốc. Nhưng cũng thật đáng tiếc khi trong làng chỉ còn lại bà là người duy nhất giữ được các điệu chèo cổ của làng. Đáng buồn hơn khi cái lạ, cái độc đáo riêng của chèo làng Khuốc đang dần bị quên lãng bởi những người trẻ tuổi giờ đây không còn mặn mà với chèo cổ của quê hương. 

2492f97c7_anh_2.jpg

2492f97c7_anh_2.3.jpg

Những giải thưởng bà Riến giành được qua các hội thi tiếng hát dân ca

Đây cũng chính là trăn trở của một người yêu chèo chẳng khác gì máu thịt như bà. Nói đến đây giọng bà bỗng trùng xuống cùng một tiếng thở dài và ánh mắt nhìn về phía xa xăm: “Ước ao bây giờ mở ra được thôi không nhiều thì ít để mà bồi dưỡng cho các cháu để cho chúng nó giữ được cái vốn cổ đấy thôi. Chứ còn hay với lại giữ được như các bà thì không có đâu. Chỉ cốt làm sao để nó được giữ gìn và lưu truyền để cho đời sau biết được vốn của các cụ trước đây là như thế. Nếu mà không giữ được thì tiếc lắm, tiếc lắm.”

Rời khỏi nhà bà một quãng xa, tôi cảm nhận như tiếng chèo của bà vẫn đang ngân rất xa hòa lẫn vào trong tiếng gió bập bùng nài phố đang có những dòng người hối hả. Càng xa dần tiếng hát ấy càng bị át đi bởi bao nhiêu thứ âm thanh hỗn độn trên đường phố. Chạnh lòng trước những lời dặn dò của bà, tôi chợt nghĩ không biết rồi chèo làng Khuốc sẽ đi về đâu. Nhưng tôi tin rằng vẫn sẽ có những người yêu làn điệu dân tộc như bà Riến. Họ đang cố gắng tiếp thêm lửa và truyền thêm sức sống cho những điệu chèo ấy.
Trịnh Thị Quỳnh Trang
Phát thanh K31



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN