Người "giữ lửa" cho ánh đèn Trung thu

(Sóng trẻ) - Những ngày cận Trung thu, không khí trong nhà nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến (thôn Hậu Ái, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp hẳn lên bởi tiếng reo gọi của đêm trăng rằm đã làm sống lại những đồ chơi dân gian như: đèn ông sao, đèn thỏ ngọc, đèn tôm...

Trước thách thức của đồ chơi nhựa, nghề làm đồ chơi Trung thu nơi đây ngày càng mai một dần. Từ hơn 20 hộ gia đình đến nay chỉ còn gia đình bà Nguyễn Thị Tuyến là hộ dân duy nhất trong làng còn duy trì việc sản xuất các loại đồ chơi dân gian này.

1.jpg
Năm nay, đèn ông sao lại đắt khách như trước giai đoạn có COVID-19. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Nếu như trước đây, mỗi dịp Rằm Trung thu gia đình bà Tuyến sản xuất hàng nghìn sản phẩm đồ chơi Trung thu thì mấy năm trở lại đây mỗi dịp cao nhất cũng chỉ tới 1.000 sản phẩm.

“Công việc này tuy không đem lại nguồn kinh tế cao nhưng lại góp phần giữ gìn cái nghề của gia đình tôi đã 3 đời nay. Hơn nữa, chúng tôi còn sản xuất là trẻ em còn biết được ngày xưa thế hệ cha mẹ, ông bà đã đón Trung thu với những món đồ chơi như thế nào”, bà Tuyến chia sẻ.

Nhận thức được điều đó nên ngày càng nhiều trường học, trung tâm văn hóa đến nhà bà Tuyến để đặt hàng. Khách hàng thường đặt từ Rằm tháng Bảy cho tới trước Rằm tháng Tám.

img_1139.JPG
Nụ cười rạng rỡ hạnh phúc của cô Tuyến, người "giữ lửa" trò chơi dân gian cuối cùng của làng Hậu Ái. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Tuy nhiên để hoàn thành đúng hẹn, gia đình bà Tuyến phải bắt đầu chuẩn bị từ đầu tháng 5 (âm lịch). Công việc bắt đầu từ việc nặn và phơi khô đất sét (làm ông lính đánh gậy), đặt nguyên liệu tre nứa (từ Hòa Bình, Sơn La...) và mua các loại giấy dán, rồi mới đến dóng tre tạo hình để dán giấy và hoàn thiện sản phẩm.

Được biết, đèn ông sao được chia làm 3 loại, loại lớn có đường kính 50cm, loại vừa 40cm và loại nhỏ 30cm. Do kích cỡ đèn khác nhau nên khi chẻ nan, người thợ phải phân loại rõ ràng.

Phần vòng ngoài cùng của đèn được làm từ những nan tre mảnh được quấn tua rua giấy nhuộm các màu tươi sáng, rực rỡ. Giấy bóng màu được cắt thành những cánh sao đều tăm tắp để sẵn thành từng bó. Người thợ chỉ cần quệt hồ dán lên bộ khung tre thật cẩn thận sao cho vừa mà cánh không bị bong. 

img_1105.JPG
Từng công đoạn được làm tỉ mỉ, nắn nót. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Khi các nguyên liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, trung bình mỗi ngày gia đình bà Tuyến làm được khoảng 10 sản phẩm. Đèn ông sao được làm rất chắc chắn có giá bán 35.000 đồng/chiếc. 

Hai năm vừa qua, dịch COVID-19 đã khiến cho chiếc đèn ông sao “chật vật” tìm đầu ra. Nhưng năm nay thì khác, thương lái đã về từng nhà tìm mua đèn để vận chuyển đi cả nước khiến những người còn nặng lòng với Tết Trung thu truyền thống vô cùng hứng khởi. 

 “Tết Trung thu mà vắng đi hình ảnh chiếc đèn ông sao thì không còn là Trung thu nữa! Dù thế nào thì chúng tôi cũng sẽ gắn bó với nghề và coi đó như tài sản vô giá của cha ông để lại”, bà Tuyến nói.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN