Người nuôi trâu chọi có nguy cơ mất cả trăm triệu đồng

(Sóng trẻ) - Không ít gia đình nuôi trâu chọi rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nam” trước thông tin Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội yêu cầu lãnh đạo huyện Phúc Thọ dừng tổ chức lễ hội chọi trâu năm 2016.

Mấy ngày gần đây, người dân ở huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội đang gửi đơn  đề nghị lên ban lãnh đạo huyện, thành phố cho tổ chức lại lễ hội chọi trâu năm 2016.  Bởi theo kế hoạch, lễ hội chọi trâu Phúc Thọ được tổ chức vào ngày 4/3 với sự tham dự của 32 “ông cầu” sau khi vượt qua vòng loại được tổ chức vào các ngày 1 và 2/1/2016.

Tuy nhiên, ngày 27/2, Sở Văn hóa Thể thao TP Hà Nội đã gửi công văn 262 đến UBND huyện Phúc Thọ yêu cầu không cấp phép tổ chức lễ hội chọi trâu mới. Trước thông tin này, hơn 30 chủ trâu chọi “đứng ngồi không yên” khi phải đối mặt với nguy cơ mất đi khối tài sản trị giá cả trăm triệu đồng.

Theo khảo sát của PV Sóng trẻ, các “ông cầu” tham gia chung kết lễ hội chọi trâu huyện Phúc Thọ tập trung ở các xã Phụng Thượng, Võng Xuyên, Long Xuyên… Để có được một con trâu chọi tốt, thi đấu cống hiên, người dân Phúc Thọ phải chuẩn bị từ 6 tháng đến 1 năm từ lúc tuyển chọn cho đến ngày xới. Số vốn chủ trâu bỏ ra không dưới 200 triệu đồng.

8e9b20452_anh_1.jpg
Lễ hội chọi trâu bị đình chỉ, nhiều chủ trâu chọi phải đối mặt với nguy cơ mất đi khối tài sản trị giá cả trăm triệu đồng. Ảnh: Cường Ngô

Ông Dương Văn Vượng, một chủ trâu chọi lâu năm ở xã Phụng Thượng cho biết, trâu chọi được tuyển chọn từ những tỉnh miền núi như Nghệ An, Sơn La, Yên Bái, Vĩnh Phúc…Với những người nuôi trâu phải đi tập huấn thường xuyên về quy trình chăm sóc và kỹ thuật huấn luyện trâu.

“Quy trình chăm sóc trâu chọi rất vất vả và tốn kém. Đều đặn mỗi ngày gia đình tôi phải cho trâu ăn tạ cỏ voi, cây ngô cùng với uống cám gạo nguyên chất, dắt đi dạo và tập húc nhiều lần”, ông Vượng chia sẻ.

Ông Vượng cho biết: "Riêng tiền mua trâu đã mất 160 triệu đồng, tiền vận chuyển và chăm nuôi cũng ngót 50 triệu đồng. Tính ra sau gần 1 năm số vốn bỏ vào trâu chọi cũng lên đến hơn 200 triệu đồng. Với những người nông dân chân lấm tay bùn như chúng tôi, lấy đâu ra số tiền lớn như vậy. Tôi phải vay mượn chạy trọt mới đủ tiền mua trâu, giờ không được chọi coi như công sức bấy lâu bị phá sản hết".

“Tất cả người dân huyện Phúc Thọ đều mong muốn cơ quan chức năng cho phép tổ chức giải nốt năm nay, đồng thời có những giải pháp giải quyết thuận tình cho những người nuôi trâu”, ông Vượng chia sẻ thêm.

Còn anh Kiên, ở thị trấn Phúc Thọ cũng không giấu được sự lo lắng khi đầu tư gần 300 triệu vào “ông cầu” của mình. Tuyển mua trâu tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An từ đầu tháng 6, anh Kiên nhẩm tính, đến khi vào xới, anh cùng cả đội phải đầu tư vào “ông cầu” gần 300 triệu. Trong đó, 150 triệu tiền mua trâu và làm chuồng, 20 triệu tiền mua bản quyền để được vào xới đấu, còn tiền chăm trâu, mua cám và cỏ voi khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng.

“Mỗi thôn chỉ được một suất trâu chọi, mình muốn vào xới thì phải mua với giá 20 triệu. Gần 1 năm nay, cả đội thay nhau chăm sóc, bỏ ra bao nhiêu tiền của, giờ nhận được thông tin hủy lễ hội, chúng tôi không biết xử lý như thế nào. Giờ  bán không được mà giữ lại cũng không xong. Lỗ cả trăm triệu chứ đâu có ít”, anh Kiên cho hay.

8e9b20452_anh_2.jpg
“Ông cầu” không được thi đấu khiến nhiều hộ gia đình lỗ nặng vì trot đầu tư lớn. Ảnh: Cường Ngô

Giống như anh Kiên, gia đình chị Nguyễn Thị Mai ở Võng Xuyên, Phúc Thọ cũng “đứng ngồi không yên” trước thông tin “đình chỉ” lễ hội chọi trâu. Gương mặt không giấu được vẻ lo âu, chị Mai chia sẻ: “Trâu nhà tôi là trâu chọi, giờ bán với giá thịt coi như lỗ nửa. Đãng nhẽ, chính quyền phải công bố tạm dừng lễ hội chọi trâu ngay từ đầu năm nái để chúng tôi biết, không phải đầu tư. Còn đưa trâu tham gia lễ hội khác lại không được, chỉ biết chờ chỉ đạo từ cơ quan chức năng”.

Trao đổi với Sóng trẻ, ông Vũ Văn Hạnh, Phó chủ tịch UBND xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội cho biết, hiện xã có gần 10 hộ nuôi trâu chọi và đang gặp khó khăn trước quyết định dừng tổ chức lễ hội chọi trâu Phúc Thọ do UBND huyện phối hợp với báo Nông thôn ngay nay tổ chức. “Có nhiều hộ gia đình gửi đơn  đề nghị lên ban lãnh đạo huyện, thành phố cho tổ chức lại lễ hội chọi trâu vì chi phí bà con bỏ ra để chăm “ông cầu” rất lớn. Hiện tại, ban lãnh đạo xã dự tính sẽ cho người dân vay vốn để giải quyết khó khăn trước mắt. Nhưng vẫn phải chờ thông tin phản hồi từ cơ quan chức năng”, ông Hạnh chia sẻ.

Ngày 30/1, Cục trưởng Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) Trịnh Thị Thủy cho biết, lễ hội chọi trâu ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội) do báo Nông thôn ngày nay tổ chức không phải là lễ hội truyền thống của địa phương. Lễ hội này không gắn với việc tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc hay mang tính nhân văn, ngược lại còn có tính thương mại, mang lại lợi ích cho nhà tổ chức khi tổ chức bán vé, trâu chọi xong thường bị thịt bán với giá cao. Vì thế từ cuối năm 2015, Cục Văn hóa cơ sở đã gửi công văn đến các địa phương, yêu cầu giám sát chặt chẽ công tác tổ chức, quản lý lễ hội. Cục đã có ý kiến với Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội yêu cầu dừng tổ chức các vòng thi sau. Và ngày 27/1, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội chính thức có văn bản “đình chỉ” lễ hội.
Cường Ngô

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN