Nhà báo cách mạng Trần Công Mân và những bài học cho thế hệ sau

(Sóng trẻ) – Tọa đàm “Nhà báo Trần Công Mân với báo chí cách mạng Việt Nam” đã được tổ chức vào sáng ngày 18/3 trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc 2018 tại Bảo tàng Hà Nội. Tại đây, nhiều nhà báo lão thành, những người trực tiếp làm việc và gắn bó với nhà báo Trần Công Mân đã chia sẻ những cảm xúc, kỉ niệm của mình về người đồng nghiệp.

Tọa đàm “Nhà báo Trần Công Mân với báo chí cách mạng Việt Nam” có sự tham dự của nhiều nhà báo lão thành, nhiều đồng chí nguyên là lãnh đạo của Hội nhà báo Việt Nam, lãnh đạo báo Quân đội nhân dân, đại diện gia đình nhà báo Trần Công Mân và đông đảo các phóng viên, nhà báo,… Buổi tọa đàm được tổ chức trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc 2018, đồng thời cũng là dịp hướng đến kỷ niệm 20 năm ngày mất của nhà báo Trần Công Mân. Đây cũng là một trong những hoạt động tri ân tới những nhà báo tiền bối, đã có những đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của nền báo chí nước nhà. 

c2b5b065e_i_1533.jpg

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Nhà báo, thiếu tướng Trần Công Mân là nguyên Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân, nguyên phó chủ tịch, tổng thư ký Hội nhà báo Việt Nam. Ông sinh năm 1925 tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, trong một gia đình có truyền thống nho học. Tháng 11/1945, ông được phân công phụ trách chính trị trong lực lượng giải phóng quân Hà Tĩnh khi mới 20 tuổi. 

Khi được phân công phụ trách công tác chính trị của Công đoàn công binh 151, thuộc sư đoàn 351, ông đã cùng đơn vị tham gia mở đường, góp phần vào chiến thắng vang dội trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ tháng 11/1955, ông trở thành chủ nhiệm chính trị Cục Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 9/1959, ông làm Chính ủy trường sĩ quan Công binh. Trong suốt thời kỳ làm chính ủy trong các đơn vị chính trị, ông luôn say mê viết cộng tác cho các tạp chí trong và nài quân đội. Tháng 11/19964, ông được cử sang làm Phó tổng biên tập Báo quân đội nhân dân. Đến năm 1978, ông giữ chức Tổng biên tập của tờ báo này.

Một nhà báo chính luận xuất sắc

Chặng đường hoạt động báo chí của cố nhà báo Trần Công Mân đã để lại nhiều tác phẩm để đời, nhiều vấn đề được nêu ra trong tác phẩm của ông vẫn còn tươi nguyên tính thời sự và giá trị cho đến ngày hôm nay. Ông thẳng thắn phê phán thói quan liêu, chạy chức chạy quyền, vấn đề chỉnh đốn Đảng, tham nhũng,… Ông quyết liệt trong việc chỉ đạo đội ngũ phóng viên, nhà báo trong tòa soạn về vấn đề đưa các tin tức chính trị. Trong bài tham luận của mình, nhà báo Hà Phương Thiện – Tổng biên tập Tạp chí Truyền thống và Phát triển đánh giá: “Các bài viết của ông giàu tính đấu tranh, ít khi tán dương ca ngợi, mà thường có xu hướng đi vào các vấn đề phê phán đả phá, và bao giờ cũng phân tích góp ý chân thành thẳng thắn. Nhân cách của con người chính trực đó ảnh hưởng rất nhiều đến quan niệm sống của phóng viên và anh em trong tòa soạn, hướng đến những quyết định đúng đắn trong cuộc đấu tranh cho cái mới”. 

Theo nhà báo Phan Quang, Nguyên chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Trần Công Mân để lại nhiều thành tựu nổi bật ở thể loại chính luận, tiểu phẩm. Tác phẩm của ông ngắn gọn, sắc sảo, không hoa hòe, lượng thông tin cao và đầy tính trí tuệ. Đọc ông có thể thấy trong đó một con người giàu lòng nhân ái, mang trong mình dòng máu của một chiến sĩ đấu tranh. Ông luôn tìm kiếm những cái mới, thẳng thắn chí ra những khía cạnh mà người khác còn né tránh.

c2b5b065e_i_1548.jpg

Nhà báo Phan Quang phát biểu tại tọa đàm

Một con người giản dị, chân thành

Nhớ lại hình ảnh của người đồng nghiệp – cố nhà báo Trần Công Mân, nhiều người đáng giá ông là một con người vô cùng giản dị. Nhà báo Nguyễn Xuân Lương nhớ lại, thiếu tướng Trần Công Mân là người tài giỏi nhưng có lối sống khiêm tốn, giản dị, hòa đồng. Dù mới quen biết hay đã lâu, họa hoằn mới thấy ông mặc quân phục và đeo sao. Bình thường là bộ ka ki bạc màu, một đôi dép lốp. Ông có tiêu chuẩn cấp tướng, được đi ô tô riêng, nhưng chỉ khi nào có công chuyện ông mới phiền đến xe, vào giờ nghỉ trưa, ông ít khi về nhà mà đi ăn cơm bụi cùng đồng nghiệp. Sau khi ăn trưa ông về thẳng văn phòng, nghỉ ngơi trên chiếc giường xếp cũ mang từ nhà đến. Nhà chỉ cách cơ quan có vài chục mét, nhưng ông chỉ trở về khi thành phố đã lên đèn, phần lớn thời gian ông dành cho các bản thảo, cho việc rèn dũa các phóng viên.

Với gia đình nhà báo Trần Công Mân, đặc biệt đối với người vợ Hồ Thị Xuân Mùi, ông là một người chồng mẫu mực. Dù công việc bận rộn, trách nhiệm nặng nề trên vai, nhưng lúc nào cũng dành sự quan tâm sâu sắc đến gia đình, đến vợ con. “Đối với sự trìu mến, sự tôn trọng cho bà, chăm lo đời sống, sức khỏe cho bà thì tuyệt vời, không thể nào chê vào đâu được”.

c2b5b065e_i_1543.jpg

Đại diện gia đình nhà báo, thiếu tướng Trần Công Mân trong buổi tọa đàm

Kể lại những kỷ niệm với nhà báo Trần Công Mân, nhiều nhà báo lão thành xúc động bởi sự quan tâm sâu sát dành cho họ. Ông sửa từng lỗi nhỏ, thẳng thắn chỉ ra những cái sai, cái đúng, cái hay cái dở trong quá trình làm việc của mỗi người. Ông khuyên nhủ, và tạo điều kiện tối đa cho các anh em đồng nghiệp, để mỗi người có được những điều kiện tốt nhất để làm việc và sinh sống. 

Buổi tọa đàm đã phần nào tái hiện lại nhân cách, tài năng và sức ảnh hưởng của nhà báo Trần Công Mân đối với tờ Quân đội nhân dân nói riêng và báo chí cách mạng Việt Nam nói chung. Đây không những là một sự kiện để tưởng nhớ, tri ân một nhà báo đã có nhiều đóng góp cho nền báo chí nước nhà, mà còn là cơ hội để các thế hệ báo chí về sau có dịp học hỏi và có những bước tiến xa hơn nữa trong tương lai.

Hằng Nguyễn – PTK36

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN