Những bóng hồng sau vô lăng
(Sóng Trẻ) - “Khách có đợi được không đài? 06 có di chuyển chỗ nhà máy ga Văn Điển không ạ? 06 có di chuyển, có di chuyển”…Đó chính là lời đối thoại giữa một tài xế lái taxi với tổng đài chỉ huy. Chiếc taxi mà tôi đang ngồi khác hẳn với những chiếc xe mà tôi đã từng đi. Lí do thật đơn giản, người ngồi sau vô lăng không phải là đấng mày râu mà chính là một bóng hồng.
Chị Lê Ngọc Mai, 30tuổi, nhân viên của Công ty cổ phần vận tải Taxi nữ bắt đầu công việc hằng ngày của mình bằng việc tiếp nhận những cuộc gọi từ tổng đài để đi đón khách. Liên tục, liên tục những cuộc điện thoại gọi đến thông báo địa điểm và những câu trả lời đáp lại chấp nhận hay từ chối địa điểm đón khách. Cứ như vậy, công việc hàng ngày của những nữ tài xế lái Taxi cũng bận rộn không kém những người đồng nghiệp nam của mình.
Chị cho biết:“Thực ra những công việc này là của nam nên nó cũng có khá nhiều bất tiện với nữ. Nhưng đã xác định bước chân vào nghề này thì phải “liều “một chút mới có thể làm được”.
Lái taxi dường như là công việc quá sức với nữ giới, hay như một số người cho rằng: thật sự nguy hiểm vì thân gái dặm trường, không biết đường nào lường hết mọi bất trắc. Xem ra những băn khoăn của họ không phải không có lí do. Công việc mà trước đây phái nữ chưa bao giờ làm thì họ đã làm.
Chia sẻ với tôi về lí do đến với nghề lái taxi, chị Công Hồng Hiện, quê ở Bắc Ninh, một nhân viên của Công ty cổ phần vận tải Taxi nữ, cho biết: “Tôi mới ở quê lên. Chính vì cảm giác quanh quẩn ở nhà rất khó chịu nên quyết định đi làm. Tôi cũng muốn ra nài đường tiếp xúc với mọi người hoặc đi đây đi đó…Tôi chỉ cảm thấy thích đi làm nghề lái Taxi và có lẽ nghề lái taxi là phù hợp nhất với nguyện vọng của tôi. Sau đó tôi quyết định đăng kí làm nhân viên của công ty Taxi nữ này…”
Có những người học lái taxi thì mới xin vào làm việc trong hãng, cũng có người chỉ vì niềm đam mê mà đăng kí để trở thành một nhân viên của công ty. Giám đốc của công ty đã tạo mọi điều kiện để cho các chị học lái và hướng dẫn chu đáo mọi kĩ năng nghề nghiệp để có thể vào nghề.
Với Chị Phạm Thu Hà lái taxi là niềm yêu thích từ lâu rồi. Bản thân chị đã tốt nghiệp đại học nại ngữ, khoa tiếng Trung, đã từng đi dạy thêm nại ngữ và làm phiên dịch viên, nhưng sau cùng, chị lại chọn nghề lái taxi – một quyết định tưởng như là chuyện đùa của chị dành cho gia đình. Ban đầu chồng của chị phản đối kịch liệt, kiên quyết không cho chị đi, nhưng sau đó nhờ tài thuyết phục và cũng bởi thấy chị quá yêu thích công việc này nên anh đã đồng ý.
Chị tâm sự: “Đầu tiên bảo anh ấy dạy lái xe thì anh ấy đồng ý. Sau đó chị xin đăng kí vào hãng thì anh không thích. Mình phải thuyết phục mãi anh mới cho…Anh sợ mình đi làm về muộn, thậm chí có lần tỏ thái độ không vừa ý khi thấy mình về muộn. Nhưng những lần ấy mình tâm sự thật với chồng, anh cũng thông cảm cho mình hơn”.
Thật khó có thể hình dung hết những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra. Xưa nay, nghề lái taxi vốn là một nghề nguy hiểm, hơn nữa đối với nữ giới, công việc này tưởng như là quá sức với họ.
Còn với chị Hà, cũng gặp phải một tình huống mà nếu như lúc đó không dứt khoát có thể dẫn đến những phiền toái. Chị kể: “Lúc ấy là 7h30p tối, có 1 người khách bảo cứ cho đi thẳng. Mình đã hỏi thế anh đi về đâu ạ? Khi được 3 cây số thì khách mới bảo là đi Lào Cai. Chị đành phải cáo lỗi với khách. Họ không chịu và bắt đền mình. Cuối cùng mình phải năn nỉ mãi người ta mới chịu cho mình về. Đó là lần mà chị nhớ nhất. Kể ra đó cũng là bài học cho mình”.
Một ngày làm việc của các chị bắt đầu từ 6h sáng cho đến 10h đêm, nhưng chưa kể đến những lần phải đi xa với hợp đồng khách liên tỉnh. Không phải công việc lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Vẫn biết nếu về sớm, vợ chồng con cái sẽ có thời gian tâm sự, đoàn tụ gia đình hơn. Nhưng các chị cũng cần lắm những thông cảm từ phía gia đình. Không phải là đồng ý cho các chị làm nữ tài xế taxi mà còn phải rất ủng hộ, giúp đỡ thì các chị mới có thể yên tâm làm việc.
Đi cùng chị Hà trên một chuyến taxi từ bến xe Kim Ngưu sang phường Lĩnh Nam, tôi hiểu hơn về công việc của những nữ tài xế. Cảm giác ngồi trên xe taxi nữ cũng an toàn và thoải mái như bao chiếc xe taxi khác. Có một điều mà tôi hiểu thêm đó là sự thân thiện, cởi mở của các chị.
Không ngại ngùng bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm của mình về nghề mà mình đang theo đuổi, chị Hà cho biết:“Thực ra chỉ vì sự yêu thích mà chị đến với nghề này. Trước đây chị đã làm nhiều nghề rồi. Gia đình chị lúc đầu không cho vì sợ nghề này nguy hiểm. Vẫn biết vậy nhưng mình cảm thấy yêu nó là sẽ làm được thôi”.
Theo chị Hà thì những ai đã quyết định bước chân vào nghề này cần có một sự gan dạ, nếu như không muốn nói môt cách tự nhiên: cần phải “lì” một chút mới dám làm nữ tài xế. Các chị gọi nghề này là nghề làm dâu trăm họ, chính vì vậy, can đảm, dứt khoát và một chút khéo léo là rất cần thiết. Nhiều khách đi xe taxi nữ cũng chỉ vì sự cẩn thận, chu đáo và khéo léo của các chị.
Công ty cổ phần vận tải Taxi nữ là công ty đầu tiên và duy nhất ở Hà Nội chỉ tuyển những người phụ nữ lái taxi. Cho đến nay, mặc dù mới thành lập được hơn một năm (2007), nhưng hình ảnh nữ taxi đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người. Hình ảnh những chiễc xe đỏ có biểu tượng Sao khuê, điện thoại 83-83-83 rất ấn tượng với tên đề “Nữ taxi” không còn quá lạ lẫm với mọi người.
Tuy vậy quan niệm của xã hội vẫn chưa hết khắt khe khi nhìn người nữ lái xe đón khách, nhất là khi họ phải chạy đường trường. Nhưng đối với những phụ nữ làm công việc này, các chị cũng cần nhiều lắm sự chia sẻ và ủng hộ.
Chị Trịnh Thuý Hà, một cán bộ của cơ quan công an phường Lĩnh nam, là khách hàng thường xuyên của hãng taxi nữ cho biết quan điểm của mình: “Về mặt xã hội thì đây là một nghề mới đối với người phụ nữ và thực sự nguy hiểm. Người ta cứ nghĩ phụ nữ chân yếu tay mềm nên việc xử lí những trục trặc trên đường còn hạn chế. Mình nghĩ nếu như cho đây là một nghề thì xã hội nên có một cái nhìn nhận lại đối với phụ nữ. Đặc biệt cần phải có những xem xét để hỗ trợ phụ nữ trong vấn đề an ninh”.
Đối với chúng tôi, cảm giác khi ngồi xe taxi do các chị điều khiển thật an toàn và thân thiện. Nhìn theo tay lái điêu luyện của các chị, tôi thầm cầu chúc cho những chuyến đi của các chị luôn gặp may mắn và bình an.
Chị Lê Ngọc Mai, 30tuổi, nhân viên của Công ty cổ phần vận tải Taxi nữ bắt đầu công việc hằng ngày của mình bằng việc tiếp nhận những cuộc gọi từ tổng đài để đi đón khách. Liên tục, liên tục những cuộc điện thoại gọi đến thông báo địa điểm và những câu trả lời đáp lại chấp nhận hay từ chối địa điểm đón khách. Cứ như vậy, công việc hàng ngày của những nữ tài xế lái Taxi cũng bận rộn không kém những người đồng nghiệp nam của mình.
Chị cho biết:“Thực ra những công việc này là của nam nên nó cũng có khá nhiều bất tiện với nữ. Nhưng đã xác định bước chân vào nghề này thì phải “liều “một chút mới có thể làm được”.
Lái taxi dường như là công việc quá sức với nữ giới, hay như một số người cho rằng: thật sự nguy hiểm vì thân gái dặm trường, không biết đường nào lường hết mọi bất trắc. Xem ra những băn khoăn của họ không phải không có lí do. Công việc mà trước đây phái nữ chưa bao giờ làm thì họ đã làm.
Chia sẻ với tôi về lí do đến với nghề lái taxi, chị Công Hồng Hiện, quê ở Bắc Ninh, một nhân viên của Công ty cổ phần vận tải Taxi nữ, cho biết: “Tôi mới ở quê lên. Chính vì cảm giác quanh quẩn ở nhà rất khó chịu nên quyết định đi làm. Tôi cũng muốn ra nài đường tiếp xúc với mọi người hoặc đi đây đi đó…Tôi chỉ cảm thấy thích đi làm nghề lái Taxi và có lẽ nghề lái taxi là phù hợp nhất với nguyện vọng của tôi. Sau đó tôi quyết định đăng kí làm nhân viên của công ty Taxi nữ này…”
Có những người học lái taxi thì mới xin vào làm việc trong hãng, cũng có người chỉ vì niềm đam mê mà đăng kí để trở thành một nhân viên của công ty. Giám đốc của công ty đã tạo mọi điều kiện để cho các chị học lái và hướng dẫn chu đáo mọi kĩ năng nghề nghiệp để có thể vào nghề.
Với Chị Phạm Thu Hà lái taxi là niềm yêu thích từ lâu rồi. Bản thân chị đã tốt nghiệp đại học nại ngữ, khoa tiếng Trung, đã từng đi dạy thêm nại ngữ và làm phiên dịch viên, nhưng sau cùng, chị lại chọn nghề lái taxi – một quyết định tưởng như là chuyện đùa của chị dành cho gia đình. Ban đầu chồng của chị phản đối kịch liệt, kiên quyết không cho chị đi, nhưng sau đó nhờ tài thuyết phục và cũng bởi thấy chị quá yêu thích công việc này nên anh đã đồng ý.
Chị tâm sự: “Đầu tiên bảo anh ấy dạy lái xe thì anh ấy đồng ý. Sau đó chị xin đăng kí vào hãng thì anh không thích. Mình phải thuyết phục mãi anh mới cho…Anh sợ mình đi làm về muộn, thậm chí có lần tỏ thái độ không vừa ý khi thấy mình về muộn. Nhưng những lần ấy mình tâm sự thật với chồng, anh cũng thông cảm cho mình hơn”.
Thật khó có thể hình dung hết những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra. Xưa nay, nghề lái taxi vốn là một nghề nguy hiểm, hơn nữa đối với nữ giới, công việc này tưởng như là quá sức với họ.
Còn với chị Hà, cũng gặp phải một tình huống mà nếu như lúc đó không dứt khoát có thể dẫn đến những phiền toái. Chị kể: “Lúc ấy là 7h30p tối, có 1 người khách bảo cứ cho đi thẳng. Mình đã hỏi thế anh đi về đâu ạ? Khi được 3 cây số thì khách mới bảo là đi Lào Cai. Chị đành phải cáo lỗi với khách. Họ không chịu và bắt đền mình. Cuối cùng mình phải năn nỉ mãi người ta mới chịu cho mình về. Đó là lần mà chị nhớ nhất. Kể ra đó cũng là bài học cho mình”.
Một ngày làm việc của các chị bắt đầu từ 6h sáng cho đến 10h đêm, nhưng chưa kể đến những lần phải đi xa với hợp đồng khách liên tỉnh. Không phải công việc lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Vẫn biết nếu về sớm, vợ chồng con cái sẽ có thời gian tâm sự, đoàn tụ gia đình hơn. Nhưng các chị cũng cần lắm những thông cảm từ phía gia đình. Không phải là đồng ý cho các chị làm nữ tài xế taxi mà còn phải rất ủng hộ, giúp đỡ thì các chị mới có thể yên tâm làm việc.
Đi cùng chị Hà trên một chuyến taxi từ bến xe Kim Ngưu sang phường Lĩnh Nam, tôi hiểu hơn về công việc của những nữ tài xế. Cảm giác ngồi trên xe taxi nữ cũng an toàn và thoải mái như bao chiếc xe taxi khác. Có một điều mà tôi hiểu thêm đó là sự thân thiện, cởi mở của các chị.
Không ngại ngùng bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm của mình về nghề mà mình đang theo đuổi, chị Hà cho biết:“Thực ra chỉ vì sự yêu thích mà chị đến với nghề này. Trước đây chị đã làm nhiều nghề rồi. Gia đình chị lúc đầu không cho vì sợ nghề này nguy hiểm. Vẫn biết vậy nhưng mình cảm thấy yêu nó là sẽ làm được thôi”.
Theo chị Hà thì những ai đã quyết định bước chân vào nghề này cần có một sự gan dạ, nếu như không muốn nói môt cách tự nhiên: cần phải “lì” một chút mới dám làm nữ tài xế. Các chị gọi nghề này là nghề làm dâu trăm họ, chính vì vậy, can đảm, dứt khoát và một chút khéo léo là rất cần thiết. Nhiều khách đi xe taxi nữ cũng chỉ vì sự cẩn thận, chu đáo và khéo léo của các chị.
Công ty cổ phần vận tải Taxi nữ là công ty đầu tiên và duy nhất ở Hà Nội chỉ tuyển những người phụ nữ lái taxi. Cho đến nay, mặc dù mới thành lập được hơn một năm (2007), nhưng hình ảnh nữ taxi đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người. Hình ảnh những chiễc xe đỏ có biểu tượng Sao khuê, điện thoại 83-83-83 rất ấn tượng với tên đề “Nữ taxi” không còn quá lạ lẫm với mọi người.
Tuy vậy quan niệm của xã hội vẫn chưa hết khắt khe khi nhìn người nữ lái xe đón khách, nhất là khi họ phải chạy đường trường. Nhưng đối với những phụ nữ làm công việc này, các chị cũng cần nhiều lắm sự chia sẻ và ủng hộ.
Chị Trịnh Thuý Hà, một cán bộ của cơ quan công an phường Lĩnh nam, là khách hàng thường xuyên của hãng taxi nữ cho biết quan điểm của mình: “Về mặt xã hội thì đây là một nghề mới đối với người phụ nữ và thực sự nguy hiểm. Người ta cứ nghĩ phụ nữ chân yếu tay mềm nên việc xử lí những trục trặc trên đường còn hạn chế. Mình nghĩ nếu như cho đây là một nghề thì xã hội nên có một cái nhìn nhận lại đối với phụ nữ. Đặc biệt cần phải có những xem xét để hỗ trợ phụ nữ trong vấn đề an ninh”.
Đối với chúng tôi, cảm giác khi ngồi xe taxi do các chị điều khiển thật an toàn và thân thiện. Nhìn theo tay lái điêu luyện của các chị, tôi thầm cầu chúc cho những chuyến đi của các chị luôn gặp may mắn và bình an.
Đinh Thuý - Thanh Tùng
Lớp Phát thanh K.26
Học viện Báo Chí và Tuyên truyền
Lớp Phát thanh K.26
Học viện Báo Chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận