Những ngôi nhà ngang nhiên ‘ôm’ trọn vỉa hè ở Hà Nội

(Sóng Trẻ) - Sau hơn một tháng, Hà Nội đẩy mạnh chiến dịch đòi lại phần đường dành cho người đi bộ, nhiều căn nhà lấn chiếm vỉa hè vẫn “giậm chân tại chỗ - bình an vô sự” gây ra nhiều bức xúc trái chiều cho người dân. Nguyên nhân là do nhiều vấn đề bất cập vẫn chưa được giải quyết.

Đa số các ngôi nhà có diện tích đất nằm trên vỉa hè hiện nay chưa được xử lý đều xuất phát từ việc chưa làm tốt công tác giải phóng mặt bằng. Phần đất nằm trong diện lấn chiếm vỉa hè đều có sổ đỏ hoặc trong giai đoạn chưa thống nhất được đền bù giữa hai bên. 

Sự việc kéo dài trong suốt nhiều năm qua đã gây ra sự bức xúc cho người dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn của người tham gia giao thông. Và chỉ khi chiến dịch đòi lại vỉa hè cho người đi bộ được ráo riết thực hiện thì những lỗ hổng tồn đọng trước kia mới được lật lại.

Cơ quan bó tay vì nhà có sổ đỏ

Ngôi nhà  số 27 đường Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa, Hà Nội) có phần đất lấn chiếm ra tận mép đường, khiến nhiều người đi bộ gặp khó khăn trong suốt nhiều năm qua. Không những thế, phần đất lấn chiếm vỉa hè còn được xây dựng kiên cố bằng hai trụ lớn bê tông, theo lý giải của những người dân sống quanh khu vực thì chủ nhà cho đổ hai trụ lớn là để đánh dấu chủ quyền đất, còn khoảng trống tạo ra là phần đường dành cho người qua lại.

b21b1a7c6_1.jpg
Ngôi nhà số 27 đường Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội) có cột trụ bê tông ôm trọn cả vỉa hè

b21b1a7c6_2.jpg
 Hai trụ bê tông gần sát mép đường khiến việc đi lại của người đi bộ gặp nhiều khó khăn

Giữa trong tâm bão của chiến dịch đòi lại vỉa hè được thực hiện quyết liệt, thì ngôi nhà số 27 vẫn bình an vô sự trước sự kinh ngạc của nhiều người. Theo như tìm hiểu thì phần đất lấn sang vỉa hè là hoàn toàn hợp pháp và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên khi tham gia vào giải phóng mặt bằng thì các cơ quan lúng túng trong việc giải quyết.

Sự việc ngôi nhà số 27 tồn tại trong nhiều năm qua đã gây ra những ý kiến trái chiều trong việc giải phóng mặt bằng, nhưng qua một thời gian lãng quên thì sự việc lại chìm xuống, chỉ khi nào có vấn đề nổi cộm thì mới được nhắc qua, còn bình thường đâu lại vào đấy.

Theo chú Hùng ( quận Ba Đình) chia sẻ: “Lấy lại vỉa hè là việc làm đúng đắn nhưng phải có chủ trương phù hợp, phải xem xét lịch sử tại sao ngôi nhà đó còn tồn tại đến bây giờ và quan trọng hơn là phải có lời giải thích hợp lý cho người dân, hay đền bù xứng đáng cho người có liên quan”.

Còn theo bà Hải, người sống ở dãy phố Tôn Đức Thắng lại đưa ra một ý kiến khác:”Cả đoạn phố dài có đủ người qua lại, tự nhiên lại mọc lên một ngôi nhà chắn ngang lối đi làm mất mĩ quan đô thị, đất đai đều thuộc chủ quyền của nhà nước, người dân phải chấp hành theo các quy định nếu có liên quan”.

Giải phóng mặt bằng: Câu chuyện không có hồi kết

Ngôi nhà số 7 dọc con đường Nguyễn Phong Sắc (gần cổng phụ Học viện Báo chí và Tuyên truyền) rất nhiều năm nay vẫn nằm án binh bất động trên phần đất vốn dĩ được coi là vỉa hè, nhưng chủ nhà vẫn một mực khẳng định rằng đất của gia đình mình không chiếm đoạt vỉa hè như mọi người đồn đoán.

b21b1a7c6_3.jpg
 Ngôi nhà số 7 nằm án ngữ trên đường Nguyễn Phong Sắc từ rất nhiều năm qua, gây cản trở việc di chuyển cho người đi bộ

Cô Vũ Thanh Hải chủ ngôi nhà số 7 cho biết căn nhà được làm từ nhưng năm 1991 trước khi con đường Nguyễn Phong Sắc được xây dựng từ năm 2007. Trước đó đã có rất nhiều ngôi nhà được xem xét nhưng chỉ riêng nhà cô là chưa được đền bù nên gia đình sẽ không di chuyển cho đến khi giải phóng mặt bằng ổn thỏa.

 “Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và 2013 thì đất nhà tôi được hợp thức hóa thành đất ở. Thời điểm cấp sổ đỏ năm 2007 trùng với thời điểm giải phóng mặt bằng để làm đường Nguyễn Phong Sắc cho nên gia đình không được cấp sổ đỏ” – cô Hải chia sẻ.

Bức ảnh được cô Hải chụp lại từ năm 2007 với lời khẳng định rằng gia đình mình không lấn chiếm vỉa hè.
Ngôi nhà số 7 là một trong những trường hợp đặc biệt chưa xử lý được giải phóng mặt bằng từ rất nhiều năm nay. ‘Căn nhà đã nhiều lần được các cơ quan đến vận động di dời, nhưng cả hai bên không thống nhất được phương thức chung nên suốt bao nhiêu năm nay vẫn dai dẳng như vậy” – anh Hải ( đường Nguyễn Phong Sắc) tâm sự.

Theo như tìm hiểu, ngôi nhà số 7 một mình nằm ôm trọn hết phần vỉa hè khu vực dành cho người đi bộ ở đoạn đường Nguyễn Phong Sắc trong nhiều năm qua, gây ảnh hưởng đến một bộ phận lớn người đi bộ qua khu vực này.

 “Một ngày ít nhất tôi phải đi qua chỗ đường này đến 3,4 lần để đi học, đặc biệt mỗi khi vào giờ cao điểm, tôi phải đi xuống lòng đường, đi song song cùng lúc với ô tô, xe máy thực sự rất nguy hiểm và không an an toàn” – bạn Yến (sinh viên Báo chí) chia sẻ.

Đòi lại vỉa hè cho người đi bộ là một chủ trương đúng đắn, hợp lý trong giai đoạn hiện nay về xây dựng hệ thống giao thông văn minh, an toàn. Nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp phải vô số các rào cản chưa được tháo gỡ kịp thời, gây ra nhiều tranh cãi, bức xúc trong dư luận. Việc xử lý làm sao cho phù hợp với chủ trương, vừa hợp lòng dân vẫn luôn là bài toán khó cần lời giải đáp dành cho các cơ quan chức năng.

Hình ảnh một số ngôi nhà đang lấn chiếm vỉa hè hiện nay:

b21b1a7c6_4.jpg
Ngôi nhà số 295 Xã Đàn nằm ở một con phố sầm uất, phần án ngữ vỉa hè đang được sử dụng trong việc buôn bán

b21b1a7c6_5.jpg
 Ngôi nhà số 160 phố Tôn Đức Thắng lấn chiếm phần vỉa hè dành cho người đi bộ 

bbd7b96e6_7.jpg
Ngôi nhà số 85 phố Tôn Đức Thắng “ôm trọn vỉa hè” dùng để buôn bán quần áo

Hoàng Dung
Báo mạng K35


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN