“Nơi đầu sóng” – cầu nối thắp lửa gắn kết tình yêu biển đảo quê hương

(Sóng trẻ) - Nhân dịp kỷ niệm 74 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2019), tại Trung tâm Thông tin triển lãm Hà Nội (93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội), Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương phối hợp cùng Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học tổ chức Lễ ra mắt sách, triển lãm ảnh chủ đề "Nơi đầu sóng".

Biển đảo là một phần máu thịt bất tử, không thể tách rời của Tổ quốc. Với mỗi người dân Việt Nam được đặt chân đến Trường Sa là trải nghiệm tự hào, thiêng liêng, với bao xúc cảm bâng khuâng khó tả đôi khi in sâu suốt cuộc đời.

d1893064e_391.jpg

Sóng An Bang

Triển lãm Nơi đầu sóng trưng bày 100 bức ảnh phản ánh chân thực và sinh động đời sống trên biển: một ngôi chùa, một lớp học trên đảo, đón khách ở nhà giàn, trồng cây trên đảo, ngọn hải đăng hay con cá chuồn quẫy sóng bay trên mặt nước..Điểm nhấn của triển lãm là lần đầu tiên giới thiệu tới công chúng hình ảnh 15 nhà giàn trên thềm lục địa phía nam của Tổ quốc.


d5ca94c27_69423963_523038418464910_8822164757889941504_n.jpg

Ô cửa nhỏ thời gian muối mặn. Ở đảo chìm, đọc Tâm tình người lính rồi nhìn qua ô cửa nhỏ đẹp như bức tranh, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ sâu thêm về vùng đảo chìm đang ngày thêm vững vàng trên những dải san hô. Vệt thời gian muối mặn ngả màu hệt bức tranh trừu tượng bắt nguồn từ thực tế nhiều khắc nghiệt, xót xa mà tha thiết đến quặn lòng (Trích Nơi đầu sóng)

Các bức ảnh được ghi lại bởi những nhiếp ảnh gia không chuyên nhưng với tình yêu thiết tha, với xúc cảm cháy bỏng, tươi mới dành cho biển đảo quê hương, các bức hình đã chạm tới công chúng hơi thở của Trường Sa tươi đẹp. 

01028ab27_69360059_523038328464919_3247216114404425728_n.jpg

Nụ cười chiến sỹ. Một khoảnh khắc hồn nhiên, trong sáng, yêu đời của chàng lính trẻ người Hà Nội, ra Trường Sa thực hiện nghĩa vụ quân sự

Phần lớn các bức ảnh được trưng bày là tác phẩm của tác giả Trần Thành. Ngắm nhìn vẻ đẹp của bức ảnh, ít ai có thể nghĩ rằng anh Trần Thành là một kĩ sư, một công việc tưởng như “khô khan”, không liên quan tới nghề nhiếp ảnh. Anh là chủ nhiệm các công trình ý nghĩa hướng về Trường Sa như: Máy lọc nước biển thành nước ngọt, máy ép rác C-Sea, công nghệ vi sinh xử lý môi trường… và nhiều công trình đang ấp ủ nhằm cải thiện cuộc sống tinh thần và vật chất cho quân dân nơi đảo xa. Ấy vậy mà thưởng thức mỗi bức hình, người xem cảm nhận rõ sự sống động, chiều sâu linh hồn của tác phẩm một cách chân thực và sâu sắc.

01028ab27_69391002_523038451798240_593779937341603840_n.jpg

Cờ đội tuyển quốc gia tặng nhà giàn. Sau khi vô địch Asian Cup cuối năm 2018, đội tuyển quốc gia Việt Nam đã gửi lá cờ Tổ quốc có đầy đủ chữ ký của cả đội cùng lời chúc tết gửi tặng các cán bộ , chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên các nhà giàn DK1. Tinh thần chiến thắng, vượt lên mọi khó khăn được gửi từ đất liền đến với những người lính Nơi đầu sóng

Từng 8 lần vượt khơi, với anh Trường Sa còn hơn là một quần đảo, nó là một phần cuộc sống, một phần đời, phần người mà anh dành công sức, tâm huyết để viết, để nói, để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời ấy. Mỗi chuyến đi là một dấu ấn, một cuộc “phiêu lưu”, một hành trình đặc biệt tới nơi đầu sóng đất nước.

01028ab27_69455635_523038575131561_4373671330453651456_n.jpg

Quê hương Nơi đầu sóng

Mái tóc đã thoáng điểm sương, đôi mắt long lanh chất chứa một tình yêu mãnh liệt, gương mặt trở nên rạng rỡ khi được hỏi, anh chân thành chia sẻ: “Đây là hoạt động liên tục trong nhiều năm của CLB Tuổi trẻ vì Biển đảo quê hương, bọn anh tổ chức tại đây, trung tâm của thủ đô với mong muốn giới thiệu những hình ảnh đó, câu chuyện đó đến với bà con nhân dân và du khách quốc tế.

Nhan đề Nơi đầu sóng thực ra với hi vọng là một dự án dài. Nếu như quý độc giả và cộng đồng mà yêu mến bọn anh sẽ xuất bản ra nhiều cuốn nữa, nói về những câu chuyện về biển khơi. Nó cũng nhẹ nhàng thôi, cũng mênh mang như là ở nơi đầu sóng nhưng mà qua đó, mình chuyển tải cuộc sống của những người đang giữ biển, giữ đảo, đang sinh tồn trên biển. Biển đảo của Việt Nam cũng rất là rộng lớn, rất là đẹp, nhưng trong những năm gần đây đang đối diện với ô nhiễm, với rác thải nhựa. Thông qua triển lãm này, anh mong muốn truyền đi thông điệp làm sao tuổi sẽ chung tay bảo vệ môi trường, cụ thể là nói không với cả chai nhựa sử dụng một lần và như ở đây, các anh đã không sử dụng plastic”

d1893064e_70235839_523038535131565_7569855463785758720_n.jpg

Khách tham quan chụp ảnh lưu niệm tại triển lãm. Triển lãm thu hút sự tham gia của du khách trong và nài nước. Hình ảnh các bà, các chi thướt tha, duyên dáng trong tà áo dài truyền thống với nền đỏ, sao vàng và  hoa sen làm cho triển lãm thêm phần ý nghĩa và xúc động

Triển lãm còn ra mắt cuốn sách cùng tên của hai tác giả Trần Thành và Lữ Mai do NXB Văn học ấn hành. Nhà thơ, nhà báo Lữ Mai, hiện công tác tại Ban Văn hóa - Văn nghệ, Báo Nhân Dân, đồng thời là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
         
01028ab27_67401658_688584151569612_2187009673679339520_n.jpg

Cuốn sách Nơi đầu sóng (Ảnh: Internet). Họa sĩ Mạnh Tiến, tác giả bìa sách  chính là đồng đội chung chuyến công tác với kỹ sư Trần Thành

Cuốn “Nơi đầu sóng” gồm 21 tản văn, ghi chép và bộ ảnh chọn lọc minh họa xoay quanh chủ đề biển đảo, cuộc sống của người chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 và trên những con tàu… Đây là những câu chuyện mộc mạc, bình dị nhưng đầy cảm xúc hai tác giả ghi lại thông qua những trải nghiệm trực tiếp của mình trong những lần được đến với Trường Sa. 

21 tản văn, ghi chép và 21 bức ảnh viết về nhiều đối tượng như các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì biển đảo Tổ quốc; lực lượng bộ đội trên đảo, trên tàu; thân nhân của người lính, y – bác sĩ,các chuyến tàu trên biển với những thủy thủ tinh anh, đội phục vụ tận tâm, tổ xuồng quả cảm, tổ máy thầm lặng… những loài cây trái, những chú chó như những người bạn, người đồng đội anh dũng của các chiến sĩ trên đảo hay những khoảnh khắc của thiên nhiên như nắng mưa, giông bão chốn khơi xa cũng được đồng tác giả chăm chút, tỉ mẩn chép lại.

d5ca94c27_69608684_523038375131581_917476405371994112_n.jpg

Tiễn cha lên đường giữ đảo. 

Người ta cứng kiến giọt nước mắt hiếm hoi trên gương mặt rắn rỏi của cán bộ, chiến sĩ trên tàu, nụ cười méo của người vợ trẻ tiễn chồng, các thiếu nữ tiễn người yêu dưới cảng. Xa xa, vài người mẹ trẻ dắt tay con, bóng đổ dài theo nắng cứ nhỏ dần, nhỏ dần nơi cầu cảng. Hồi còi chấm dứt, con tàu xa khuất là lúc cảm xúc không thể và không cần kìm nén nữa, mặc nhiên òa lên, bung vỡ. Nụ cười méo tắt hẳn trên môi, thay bằng tiếng nấc..(Trích Nơi đầu sóng).

Nài ra, có những tình huống rất đặc biệt mà tác giả may mắn chứng kiến và kể lại trong sách như vật nuôi chết trên tàu cấp hàng, một ca mổ cam trên đảo mà nếu chậm hơn có thể tính mạng bệnh nhân bị đe dọa…

Chia sẻ với VTV, nhà báo, nhà thơ Lữ Mai cho biết:”Tôi không kì vọng viết về những gì thật là lớn lao, những gì mà mình chưa chạm tới mà chúng tôi viết những câu chuyện nhỏ, giản dị ví dụ như những can cà 20 lít của những người vợ lính tặng chồng vào mùa thay quân.”

“Hứng trọn những góc nhìn cận cảnh, những góc nhìn cụ thể về những câu chuyện nhỏ, hi vọng sẽ chạm tới một góc yêu thương nho nhỏ trong mỗi con người”, chị chia sẻ thêm.

d5ca94c27_70557863_523045531797532_7553476485743378432_n.jpg

Kỹ sư Trần Thành, tác giả cuốn sách ân cần tặng sách cho cụ già tham dự triển lãm

Theo báo Gia đình.net, phát biểu tại lễ ra mắt sách, nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét: "Khác với rất nhiều cuốn sách trước đó, "Nơi đầu sóng" không phải nghệ thuật hư cấu, mà là tản văn, tạp văn. Một dạng ghi chép, thấy sao ghi vậy. Chính vì thế, cuốn sách lại có sức hấp dẫn riêng. Đây là vẻ đẹp của sự thật. Cuộc sống của quân và dân nơi đầu sóng ngọn gió, con người và cảnh sắc ở một quần đảo được nhìn bằng con mắt đằm thắm, tinh tế mà không kém phần sâu sắc. Đây cũng là một cột mốc chủ quyền lãnh thổ mà các tác giả đã cắm cho Trường Sa, một vùng máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta".

Nhân dịp này, nhóm tác giả và các đơn vị tổ chức sự kiện sẽ phát động chương trình Tết trung thu "Bố ở đảo xa - Con ở nhà có bạn" năm 2019 kết nối các nguồn lực cá nhân, xã hội nhằm gửi quà tặng tới các cháu thiếu nhi là con em chiến sĩ đang làm nhiệm vụ, công tác tại đảo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định:” Bờ biển nước ta dài tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”, triển lãm ảnh - ra mắt sách góp phần lan tỏa sâu sắc tình yêu biển đảo của tổ quốc, nâng cao ý thức xây dựng, bảo vệ biển đảo quê hương, là cầu nối gắn kết tình đồng bào đồng chí giữa đất liền và hải đảo, với cái nhìn sâu sắc và kiêu hãnh về hình ảnh người lính biển anh dũng nơi đầu sóng ngọn gió.

Huy Ngọc

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN