NSƯT Kim Tiến: Giọng đọc đi cùng năm tháng

(Sóng trẻ) - Chiều ngày 10/12/2015, Ban biên tập trang tin điện tử Sóng trẻ đã tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến cùng NSƯT Kim Tiến với chủ đề: NSƯT Kim Tiến – Giọng đọc đi cùng năm tháng. Tại buổi giao lưu, người phụ nữu có giọng đọc huyền thoại đã chia sẻ những điều thú vị về nghề MC, phát thanh viên, về kinh nghiệm của những bậc tiền bối đi trước và những lời trăn trở cho thế hệ MC trẻ.

Nghệ sĩ ưu tú Kim Tiến (sn 1948) là phát thanh viên, biên tập viên nổi tiếng của Đài truyền hình Việt Nam. Người phụ nữ có giọng đọc đi vào huyền thoại đã chinh phục biết bao khán, thính giả khó tính với những câu nói nổi tiếng như: “Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được…” . Xuất thân từ một nghệ sĩ múa nhưng cái duyên, cái số đã đưa bà đến với nghề phát thanh viên, biên tập viên.

Năm 1970, Kim Tiến thi tuyển phát thanh viên cho Đài Tiếng nói Việt Nam, năm 1971 bà tiếp tục thi vào Đài Truyền hình Việt Nam nhưng cả hai lần đều không đỗ. Năm 1975, bà về công tác tại đội múa của Đài Truyền hình Việt Nam và sau đó được chuyển sang làm phát thanh viên. Bà là một trong những phát thanh viên đầu tiên của Ban thời sự Đài Truyền hình Việt Nam và cũng là một trong những người dẫn chương trình truyền hình đầu tiên kể từ từ khi VTV lên sóng.

Nài công việc phát thanh viên và biên tập viên, Kim Tiến còn làm thuyết minh cho phim truyền hình, bà là người thuyết minh cho bộ phim nổi tiếng Tây Du Ký (bản năm 1986). Kim Tiến thôi làm phát thanh viên chương trình Thời sự từ tháng 5 năm 2001 do công việc của chương trình Thời sự trực tiếp có cường độ lớn, không phù hợp với độ tuổi. Bà chuyển sang làm việc tại Ban chương trình, lên hình ở chương trình Hộp thư Truyền hình VTV1.

Dù đã nghỉ hưu nhưng bà vẫn tham gia giảng dạy cho các học viên trẻ có niềm đam mê với nghề dẫn chương trình. Bà vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT năm 1993.

Buổi giao lưu trực tuyến có sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang – Tổng thư kí tòa soạn, Thạc sĩ – nhà báo Phạm Quý Trọng cùng đông đảo các bạn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

a1164bddf_i_8817.jpg
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang tặng hoa NSƯT Kim Tiến

Thưa NSƯT Kim Tiến, cháu hiện đang là sinh viên ngành kinh tế nhưng cháu đặc biệt yêu thích nghề MC truyền hình và cũng được nhiều người nhận xét là có năng khiếu trở thành MC. Cháu được biết trước khi bén duyên với nghề này, cô từng là một nghệ sĩ múa. Vậy, động lực nào đã thôi thúc cô từ một nghệ sĩ múa chuyển sang một PTV – MC truyền hình? Nghệ thuật có hỗ trợ cô trong việc làm PTV? (độc giả Thu Trang, Hà Nội)

Bạn hỏi về động lực thì tôi cũng xin nói với các bạn khi tôi còn 17-18 thì cũng chưa có mục tiêu gì rõ ràng. Khi tôi đang học một môn nghệ thuật rồi chuyển sang một ngành ngôn ngữ nói. Về âm thanh, tôi nghĩ chắc cũng là duyên trời cho chứ mình không thể biết trước được điều gì. Khi tôi ở trường múa cũng không rõ vì sao nhà trường dùng tôi để làm các bản tin phát thanh trong nhà trường. Chắc có lẽ tại vì tôi hay hát nên mọi người phát hiện ra giọng nói của tôi.

Tôi nghĩ là chương trình đào tạo ở trường múa tương đối toàn diện. Chúng tôi được học âm nhạc, các buổi biểu diễn dành cho diễn viên. Âm nhạc có tiếng nói của con người thôi thúc tôi làm ngành này.

d03780277_i_8838.jpg
NSƯT Kim Tiến đang trả lời các câu hỏi giao lưu

Cháu rất hâm mộ và yêu thích chất giọng truyền cảm, ấm áp của cô. Không biết điều gì đã khiến cho cô có được một chất giọng tuyệt vời như vậy, đó là năng khiếu vốn có hay trải qua quá trình luyện tập, cô có thể chia sẻ cho chúng cháu biết được không ạ? (điạ chỉ [email protected])

Tôi không nghĩ giọng nói của tôi là huyền thoại. Trời sinh ra mỗi người có một chất giọng khác nhau, có người âm sắc trầm, âm sắc cao mang theo tính cách của mỗi người. Sau đó thì các bạn phải tìm hiểu, có kiến thức chuyên ngành, khi đó các bạn rất tự tin trong việc phỏng vấn người khác. Năm 1970 làm ở VOV, sau đó mới về Đài Truyền hình Việt Nam.

Rõ ràng khi tôi còn trẻ, lúc đấy chúng tôi cũng không có kinh nhiệm gì đâu. Nhưng trải qua một quá trình học tập, công tác nó đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Ngày đầu , giọng đọc của toi rất yếu. Khi nói tiếng Nga,, âm nói của tôi không được vang,Khi nghiên cứu về tiếng gió như “sản xuất”, “sang sảng”.Khi anh chưa phát âm chưa thể ra thành tiếng. Từ đó, tôi về nhà luyện tập và đã ngẫm ra được  chất giọng của mình.

Tiếng gió ví dụ như từ sảng sốt, tôi về tôi nghiên cứu lại cách phát âm gió, mình phải nghiên cứu phải xem tại sao và tìm cách để khắc phục.

Theo quan điểm cá nhân của cô thì yếu tố năng khiếu đối với một MC truyền hình có quan trọng không ạ? Nó quyết định khoảng bao nhiêu phần trăm trong sự thành công của MC đó? Cháu là một người không có năng khiếu đối với nghề này nhưng lại vô cùng yêu thích nó, liệu cháu có thể thành công chỉ bằng tập luyện được không? Cô có thể cho cháu lời khuyên được không ạ? (Quỳnh Chi, Nghệ An)

Trước tiên tôi phải nói là nếu có năng khiếu thì dễ thành công là cũng đúng một phần. Nó có rất nhiều yếu tố để làm nên thành công, trong đó nỗ lực là quan trọng nhất. không có năng khiếu thì cũng rất chật vật. Tôi thấy trí tuệ và cách diễn đạt của anh, một tình yêu của anh qua chương trình của mình. Trong lòng phải có tình yêu để làm nên một chương trình thành công chứ không phải chỉ là năng khiếu.

2420e1591__mg_5735.jpg
Nhiều kinh nghiệm về nghề MC đang được NSƯT Kim Tiến chia sẻ với công chúng Sóng trẻ

Theo cô, làm thế nào để có thể nâng cao hiệu quả giọng nói trong phát thanh hiện đại?

Việc nâng cao giọng đọc cũng giống như việc trông nom trẻ sẽ phải học rất nhiều thứ. Từ y tế, dinh dưỡng, đến giáo dục… tôi rất thích viết bảng và rất thích giảng giải cho học sinh hiểu.

50m là từ thông tin truyền từ sự xúc động, thông tin truyền đến bạn. 50m nữa truyền từ bạn đến người nghe để làm sao cho người nghe hiểu để tiếp nhận thông tin.

Những người mà nuôi dạy trẻ phải được học rất nhiều kiến thức ở lĩnh vực y học, giáo dục,… những ngành như thế cũng phải cần giọng nói. Trong lúc chia sẻ kỹ thuật nói thì tôi rất thích chia sẻ với học sinh trên bảng. rất nhiều người hiện nay các bạn đang hiểu nhầm, muốn cho mọi người hiểu một cách xúc động thì bạn phải có nghề và phải phát âm đúng.

Ví dụ như câu sau: “Ông muốn mọi người yêu thích học môn nghệ thuật tuồng”

Theo tôi thì tôi sẽ ngắt thành 3 động từ “Ông muốn mọi người yêu, thích, học môn nghệ thuật tuồng”. Để nói là không phải cứ sao chép là có thể trở thành phát thanh viên. Nếu không có cơ bản thì dù có năng khiếu cũng không thể thành công được.

Thưa cô Kim Tiến, đối với một MC giỏi, giọng nói hay là quan trọng nhất, vậy nại hình đóng vai trò như thế nào trong sự thành công của một MC và nó có thực sự quan trọng không ạ? Nếu một người có chất giọng đặc biệt nhưng nại hình không ưa nhìn liệu có thể trở thành MC được không? Trong suốt những năm làm nghề, cô đã từng gặp trường hợp nào như thế chưa ạ? (Đức Anh, 23 tuổi, Hà Nội)

Khá nhiều người hỏi tôi câu này. Tôi lấy ví dụ: trước khi làm bánh gato thì người ta sử dụng bột, đường và một số nguyên liệu khác. Để cái bánh ra lò thì cần có công nghệ và công thức. Nhan sắc và hình thể của con người chỉ là một đống nguyên liệu thô, chưa phải là sản phẩm tinh. Người ta không thể sử dụng nhan sắc để chinh phục mọi người, người ta phải mang trí tuệ để khẳng định mình. Để đạt tiêu chuẩn của nghề thì phải biết cách nói, các bạn đã nói đúng quy tắc dấu chưa, ngữ điệu Tiếng Việt...

Đó là kỷ niệm không bao giờ quên. Ngày xưa tôi là diễn viên múa thì để tóc dài ngang lưng, khi vào phát thanh viên thì sếp yêu cầu phải cắt tóc. Tôi cũng tiếc không muốn cắt tóc. Thế là có một cô cặp tóc cho tôi, khi đang nói thì cặp ghim tuột thế.

Phụ nữ Việt Nam hết rồi hay sao, eo ơi xấu quá”. Tôi nghĩ đó cũng là tai nạn trong nghề nghiệp. từ đó tôi cắt luôn chứ không để tóc giả gài như thế. Từ đó tôi quyết tâm, phấn đấu từng chương trình, chương trình ngày mai phải tốt hơn chương trình hôm nay. Sau đó các sếp nhìn thấy sự cố gắng của tôi, và 6 tháng sau nhận được nhiều thư từ khán giả.

Tôi rất thích những ai có một sự am hiểu sâu sắc nghề của mình, mảng mình phụ trách. Tôi thích những người đó vì bản thân khán giả mong chờ điều đó ở trên sóng. Một chương trình cần sự sáng tạo, không nhất thiết phải chỉ là quần áo. Cái làm nên chất lượng của chương trình là sự sáng tạo. Ví dụ như chương trình bóng đá bình luận trực tiếp thì anh Trần Huy, học tiếng Pháp tại trường Nại giao, anh có kiến thức và rất thông minh. Ngày ấy những hiện tượng tiêu cực trong bóng đá phải giấu đi. Khi đó thì cúp chính đặt tại Nghệ An, còn bản sao của chiếc cúp đặt tại Hồ Chí Minh. Chương trình đó thì có câu hỏi: “Xin anh cho biết tại sao có 2 mô hình đặt ở 2 nơi”.
Kết thúc cuộc trò chuyện.

2763b9031_i_8906.jpg
Khán giả dõi theo và đặt nhiều câu hỏi trực tiếp cho NSƯT Kim Tiến

Yếu tố quan trọng nhất để trở thành MC giỏi? (độc giả Đào Thúy Trang, Vĩnh Phúc)

Không có yếu tố nào cả. Quan trọng nhất là tình yêu của anh với nghề. Khi đã yêu thì bạn sẽ có thể vượt qua được những thử thách. Tình yêu thật sự là bạn có thể vượt qua mọi sự ngăn trở, đã yêu thì phải hoàn thành mọi việc. Đó là cốt lõi của vấn đề.

Trong thời gian làm nghề, cô có thể chia sẻ kỷ niệm vui hoặc buồn của cô không? (một độc giả trong hội trường)

Có rất nhiều kỷ niệm nhưng tôi chỉ tự hào về cách xử lý, phản ứng nhanh, rất nhanh. Tôi đang thuyết minh phim truyện bắt buộc không được vấp, anh không thể nói theo ý anh được mà phải nói theo nhân vật. bản dịch thì họ không hề viết tên nhân vật mà chỉ có gạch đầu dòng. Trong lúc đang làm thì ở nài đang chuẩn bị cho truyền hình bình luận bóng đá. Đang phát sóng phim thuyết minh thì hình ảnh bóng đá được chèn vào, lúc ấy thì chỉ có phân biệt được âm sắc của mỗi người.

Tuổi thơ của cháu gắn liền với Tây Du Ký và chắc hẳn những ai đang ngồi trong hội trường hôm nay đều rất mê mệt với bộ phim do cô Kim Tiến thuyết minh. Vậy cơ duyên nào đưa cô đến với công việc này? Khi hồi tưởng lại, cảm xúc của cô khi đó như thế nào? (độc giả Nam Nguyễn, TP HCM)

Thời kỳ đấy là Tây Du Ký chưa phát hành nhưng Đại sứ quán Trung Quốc không có bản nét. Lúc đó đã có máy ghi. Người biết tiếng Trung Quốc thì rất ít. Khi đó phải mời một ông dịch ở Đại sứ quán mà ông thì chuyên dịch về vấn đề nại giao. Tôn Ngộ Không nói 3 câu thì ông chỉ dịch có 2 câu thôi. Ông dịch rất chậm. Mà mỗi ngày một tập. Ngày trước được phản xạ tốt nên được các sếp tin dùng.

Cháu được biết rằng công việc PTV hay BTV truyền hình không hề đơn giản, đó còn là một công việc hết sức vất vả và áp lực, việc đi sớm về hôm là chuyện thường tình. Vậy trong suốt quãng thời gian 30 năm làm biên tập viên truyền hình có lúc nào cô thấy mệt mỏi và muốn buông xuôi, thất vọng khi đã chuyển từ một nghệ sĩ múa sang làm BTV truyền hình chưa?

Bạn nói đúng. Thời ấy rất mệt mỏi, thiếu ăn, hầu hết phải mang cơm từ nhà đi, chỉ có vài cọng rau muống. hồi đó tôi có 42kg thôi, rất gầy. Ít cân quá thì cột hơi nó không mạnh. Một thời gian sau tôi cũng thấy mệt mỏi, cuộc sống khá thiếu thốn. về sau có một số người mở cửa hàng để sinh sống. tôi cũng có một thời gian bị ốm và được nhà nước cho đi nghỉ dưỡng. Tôi cũng đang định bỏ mà thế nào sau khi quay lại thì lại yêu nghề và tiếp tục.

Năm 1992 thì tôi học khóa đầu tiên khóa đạo diễn, truyền hình, điện ảnh. Học xong thì mê đi làm phim lắm. Lúc đó thì nhiều đạo diễn khuyên không nên bỏ nghề. Và tôi còn yêu nghề lắm nên không bỏ được.

Theo cô để có một chất giọng tốt thì điều quan trọng là gì.? Cháu thấy có phải cách “Ngậm sỏi hay luyện giọng dưới nước là một cách luyện giọng tốt”, cô có suy nghĩ gì về ý kiến này? (độc giả, Nam Lan, Vũng Tàu)

Cũng giống như việc lúc tôi bắt đầu lên hình sếp bảo phải ken răng vào, không thì không lên hình được đâu. Điều đó theo tôi thì không đúng, có nhiều người đầy lưỡi, nói lắp, người ta phải tập chậm, người ta phải tập luyện để âm lượng bật ra được mạnh để nói trước công chúng.

4661987f6_i_8852.jpg
NSƯT Kim Tiến: "Trong lòng phải có tình yêu mới làm nên một chương trình thành công 
chứ không chỉ là năng khiếu"

Một độc giả có tên Hồ Thị Kiều, đến từ Ba Vì - Hà Nội muốn đặt câu hỏi trực tiếp cho cô thông qua đường dây nóng của chương trình. Độc giả chia sẻ rất mến mộ giọng nói và nại hình của nghệ sĩ Kim Tiến và có đưa tới chương trình câu hỏi: "Giọng nói của chị do trời phú hay do luyện tập mà có?".

Đầu tiên là do trời ban cho mình, sau đó mình phải luyện tập, phải nỗ lực. Nhờ sự luyện tập cộng với quá trình công tác nên giọng nói của tôi mới trở nên được như ngày hôm nay.

Cho dù làm bất cứ nghề gì trong xã hội cũng cần có cái tâm đối với nghề. Theo cô, “cái tâm” trong nghề PTV, MC truyền hình được thể hiện như thế nào ạ? (Độc giả Trình Đình Tiến, Cần Thơ)

Cái tâm của người làm MC là cái tâm của người phục vụ, đó là làm sao cho người ta thích thú. Nài cái tâm phục vụ thì các bạn phải có trách nhiệm về vấn đề giáo dục. tôi được dạy những điều này từ khi bắt đầu làm việc, kiểu cách quần áo mặc, cách giao lưu trước công chúng, được thực hiện với chuẩn mực của một người có văn hóa. Tôi nghĩ khán giả nhìn vào thì mọi người có thể bắt chước. Nài việc cung cấp thông tin thì cũng cần phải có tâm và trách nhiệm với công việc.

Cháu biết công việc của một biên tập viên và phát thanh viên rất bận bịu và khó nhọc. Là một người phụ nữ, làm sao mà cô có thể cân bằng được thời gian giữa việc chăm sóc gia đình và sắp xếp cho công việc?

Phát thanh viên là một nghề đặc thù. Những người làm truyền hình thì phải hy sinh về nghệ thuật. cái thời gian dành cho con cái, bố mẹ thì rất là thiệt thòi. Riêng tôi thì nếu có thời gian rỗi thì tôi về nhà chăm sóc gia đình, tranh thủ nghỉ ngơi. Trên đường về nhà thì mình phải nghĩ xem mua gì cho ai, vào những dịp này thì chuẩn bị những gì.

Thưa cô Kim Tiến, là một người có thâm niên và kinh nghiệm lâu năm trong nghề, cô có thể cho biết những ưu điểm, hạn chế của thế hệ phát thanh viên, MC truyền hình trẻ hiện nay là gì không ạ? (Anh Thư, Đại học Hà Nội)

Những người để đáp ứng nhu cầu thì cũng phải thay đổi. những cái đó thì phải cần nỗ lực của bản thân rất nhiều. đã là phát thanh viên chỉ chuyên đọc, chuyên nói. Bây giờ phương tiện rất đầy đủ, nhiều người cần phải đa năng.

Cô có thể chia sẻ cho chúng cháu biết điểm giống và khác biệt giữa công việc phát thanh viên những năm 1990 và phát thanh hiện đại được không ạ? (độc giả Lan Khuê, Thanh Hóa)

Thời điểm nào cũng có nhược điểm. Thời điểm của chúng ta không có nhiều kênh truyền hình thực tế. Ngay các đài phát thanh không được nghe ở một số vùng nên kiến thức không có nhiều. Vì tốc độ sống chậm nên người ta có thời gian để đi sâu hơn, chăm chút hơn để trau chuốt các sản phẩm của mình. Còn bây giờ thì phương tiện rất đầy đủ, các bạn vừa phải đi viết tin, dựng tin… các bạn không có thời gian để đi sâu. Các bạn có kiến thức qua các kênh để làm các sản phẩm tốt. nhưng hiện nay có nhiều lỗi trong phát âm, nên lên sóng có thể có nhiều người nói lắp, nói sai dấu.

Cô có thực sự ấn tượng với cái tên nào trong thế hệ MC trẻ hiện nay không ạ?

Tôi dẫn chủ yếu là những vấn đề chính luận cho nên tôi quan tâm đến vấn đề chính luận nhiều hơn. Thời sự chính luận thì tôi rất ấn tượng với Vân Anh, Diệp Anh, Quang Minh… nói rõ ràng và phản xạ tốt.

Chương trình vấn đề hôm nay tôi thích nhất : thông tin nhiều chiều hơn, nhiều góc độ hơn, đa dạng phân tích hơn. Thông tin được cập nhật liên tục, đa chiều. Ví dụ như Vụ máy bay Nga bị Thổ Nhĩ Kì bắn rơi. Trên các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều thông tin, kết luận nhưng chương trình vấn đề hôm nay lại rất khoa học và chuyên nghiệp. Các bạn không kết luận, nhưng lại mở ra nhiều góc độ, bình luận. Tạo nên được ấn tượng sâu sắc cho người xem . Tôi đánh giá đấy là chương trình đáng xem nhất hiện nay.


b1f6e5ca3_i_8925.jpg
BTV Sóng trẻ đang cập nhật những thông tin mới nhất về buổi giao lưu với NSƯT Kim Tiến

Theo cô  MC mảng chính luận có sự khác biệt so với MC với mảng khác không ạ?

Nó rất mộc mạc nhưng phải rất uyên bác. Đó là sự khác biệt giữa chính luận và các thể loại khác. Các bạn đang xem bản tin trong đó nhiều tin và nguồn. đó là những gì xảy ra trong 24 tiếng. những gì xảy ra phải phản ánh ngay lập tức, chúng ta không phải mặc những chiếc áo diêm dúa nhưng chúng ta đang xem một chương trình chính luận. Những điều đó rất không hợp. cần ăn mặc mộc mạc. Ở những mảnh đất kia người ta có thể kéo dài, nhưng trong chính luận thì càng ngắn gọn càng tốt, mang tính chính trị thì đã là tốt rồi. chính luận cần thời gian ít, thông tin nóng, ngôn từ mộc mạc.

Tôi là người rất thích xem các chương trình thời sự nhưng trong vài năm gần đây khi coi các kênh của VTV, tôi chỉ dám nghe chứ không dám nhìn. Họ nói thì cứ như cái máy mà tay chân, điệu bộ thì quá đà, coi rối mắt không chịu nổi. Cô nghĩ sao về ý kiến này? (một độc giả lớn tuổi đến từ Hà Nội)

Tôi nghĩ là rất nhiều người nhận thấy điều ấy. trong các hộp thư thì cũng có nhiều người gửi về. tâm lý người xem là người ta muốn bắt chước, nhưng chúng ta không có quan điểm cá nhân. Các bạn nên cẩn thận ngay cả cách viết. các cụ ngày xưa nói “văn mình” mà. Mỗi người có tính cách riêng, có người giọng trầm, có người lại có giọng sắc. có người trong cuộc sống rất điềm đạm, không bày tỏ cảm xúc của mình, có người lại rất sôi nổi… cái việc tay chân khua khoắng cũng là bắt chước. Tôi nghĩ rằng điều đó là không nên, chúng ta hãy là chính mình.

Điều đáng buồn là các vị sếp thì cứ chủ trương là người đến sau bắt chước người đi trước. nên chúng ta hãy thay đổi đi. Mình hãy giao lưu, bày tỏ cảm xúc của mình. Chúng ta dùng cái đó để đưa vào mảng chúng ta dẫn, nhưng mang vào một cách nghệ thuật, không phải bê toàn bộ vào.

MC có thể lồng ý kiến cá nhân vào chương trình được không ạ?

Tùy từng chương trình, với thời sự chính luận thì tuyệt đối không được phép nói gì thì nói. Ý kiến đó phải đạt đến thẩm mỹ.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, cô có một đôi mắt rất đa cảm, có phải chính điều đó khiến cuộc sống của cô có nhiều nước mắt không? Cô có tin vào số phận không ạ?

Tôi chả bao giờ xem bói toán nhưng những vấn đề liên quan tới số phận thì tôi thấy đúng. Nên các cụ có câu “Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”. Đúng là ông trời cho tôi sự thành công. Sự thành công này không phải hoàn toàn do mình. Tự nhiên thôi mọi người thấy tôi đều bảo mắt tôi buồn buồn trong khi chả có điều gì làm mình buồn đâu. Có người hỏi tôi làm sao nhìn khán giả tình cảm thế, tôi luôn nghĩ là lúc nào cũng phải chào khán giả, cứ nhìn cái ống kính cứ như nhìn con mình hay nhìn người yêu mình. Chứ đừng nhìn lên nhìn xuống cái máy, người ta nhìn vào cũng thấy vô hồn.

Cháu đọc báo và được biết rằng cuộc sống của cô trải qua rất nhiều thăng trầm. Vậy, sau khi trải qua những thăng trầm ấy, hiện giờ cô cảm thấy thế nào ạ? Cô có cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại không ạ? (MC)

Đúng là số phận, tất nhiên thì các bạn còn chưa biết cuộc đời đi trước của chúng ta sẽ xảy ra như thế nào nhưng có một điều luôn đúng: thành công luôn đi cùng với thất bại. bạn không thể thành công mà không có thất bại. cái quan trọng là bạn chọn lựa điều gì để đi những bước đi tới thành công.

Thật ra cái sự hài lòng nó không có lâu. Chúng ta được nhận bằng khen, huy chương, nhưng tất cả đều sẽ qua đi. Tôi đang có một hiện tại rất hài lòng. Hài lòng của tôi là lâu dài, nó không bị ngắt quãng bởi những khó khăn. Con người ta rất nhỏ bé trước thiên nhiên, tạo hóa. Chỉ một trận sóng thần của Nhật Bản, con người đều bị nhấn chìm. Chúng ta quá nhỏ bé. Giống như các cụ bảo tuổi già đi lên chùa để bình an. Tôi thấy tôi tin vào đấng tạo hóa.

Cháu vừa đọc trang tin điện tử Sóng trẻ. Biết được tình yêu là động lực lớn nhất của cô. Vậy với cô tình yêu nào là động lực lớn nhất đối với cô hiện giờ ạ?

Đối với mỗi người, tình yêu nào cũng quan trọng, cho dù là tình yêu gia đình hay tình yêu công việc. Chúng ta không thể thiếu tình yêu nào trong cuộc sống. Chúng ta không thể không yêu gia đình, không yêu quê hương, không yêu bố mẹ... Từ "tình yêu" chúng ta sử dụng trong quan hệ nam nữ nhưng thật ra tình yêu đối với gia đình, xóm làng,... cũng vô cùng lớn lao. Các bạn nên có một tình yêu thật lớn, thật sâu đối với tất cả mọi điều trong cuộc sống.

Cháu rất muốn tham gia lớp học huấn luyện MC của cô, vậy cháu phải đăng kí như thế nào ạ?

Tôi rất là vất vả trong khóa đào tạo, bởi các bạn mang đến lớp học của tôi rất nhiều những khuyết điểm, mà những khuyết điểm đó nếu các bạn tuyển vào kênh truyền hình nào đó thì người ta loại các bạn luôn. Với tinh thần phục vụ các bạn, tôi bắt buộc phải lắng nghe từng người một, nhưng có điều tôi không bao giờ dạy tới 10 người, chỉ 6 người thôi. Những bài giảng của tôi luôn cập nhật thông tin liên tục, tôi không có yêu cầu và không phân biệt học viên, cứ ai có nhu cầu và có tâm thì tôi dậy thôi (cười). 

Vâng! Rất cảm ơn những chia sẻ của cô. Cháu được nghe giọng nói và nhìn hình ảnh của cô trên sóng phát thanh - truyền hình rất nhiều rồi nhưng đây là lần đầu tiên cháu được trực tiếp trò chuyện và chia sẻ với cô, cháu rất cảm ơn những chia sẻ thật gần gũi và dễ mến của cô trong buổi giao lưu ngày hôm nay. Chúc cô luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống!

d8334cb5c_cuoi.jpg
NSƯT Kim Tiến chụp hình cùng BBT Sóng trẻ và khách mời



Buổi giao lưu trực tuyến kết thúc vào 16h30. Ban biên tập Sóng trẻ đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ quý vị độc giả. Tuy nhiên, vì thời lượng chương trình có hạn nên ban biên tập sẽ gửi các câu hỏi chưa được trả lời đến NSUT Kim Tiến và cập nhật lên trang tin điện tử Sóng trẻ trong một chương trình hoặc bài viết thích hợp. Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm, theo dõi và ủng hộ chương trình! 

BBT Sóng trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN