Nữ thủ khoa Học viện Báo chí và hành trình vươn lên khẳng định chính mình
(Sóng trẻ) - Trở thành thủ khoa đầu vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm học 2019 với số điểm 27,5, ít ai biết rằng để có được một bảng thành tích đáng nể như thế, Đỗ Thị Phương Huệ - sinh viên lớp Truyền hình Chất lượng cao K39 đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn, áp lực. Thành công của em hôm nay, chính là một sự ghi nhận cho những nỗ lực của em, cũng là nền tảng để em tiếp tục phát triển ước mơ của mình.
Gặp gỡ Phương Huệ sau tiết học buổi chiều, cô gái nhận lời vui vẻ chia sẻ với PV về cuộc sống và việc học tập hiện đại của mình. Đằng sau giọng nói ấm áp, trong trẻo là những nỗi niềm như kìm nén rất lâu, những nỗ lực rất lớn để tiếp tục với cuộc sống sau liên tiếp những khó khăn của gia đình. Đôi mắt cô gái nhỏ toát lên sự mạnh mẽ, nghị lực, thế nhưng khi nhắc đến người mẹ và gia đình của mình, em vẫn không kìm nét được những giọt nước mắt chảy dài trên má.
Phương Huệ trong tà áo dài khi chụp ảnh kỷ yếu chia tay thời THPT (Ảnh NVCC)
Cô gái năm 18 tuổi với những khó khăn tưởng như quá sức chịu đựng
Phương Huệ sinh ra và lớn lên ở miền đất Lãng Công, Sông Lô (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) – một vùng quê thuần nông với cuộc sống đầy rẫy những lam lũ, vất vả. Người dân ở đây sống quanh quẩn với mấy sào ruộng, nông nghiệp vẫn là chỗ dựa kinh tế lớn của nhiều hộ gia đình, trong đó có gia đình của em.
Trước đây, người mẹ của Huệ chính là trụ cột của gia đình. Bố Huệ suốt quãng thời gian dài lam lũ vất vả trở nên lao lực, sức khỏe yếu. Một mình mẹ làm việc lo bữa cơm cho 7 người trong gia đình và cho cả 3 người con ăn học. Cuộc sống tưởng chừng như vậy đã quá khó khăn, chật vật. Thế nhưng, khi em út của Huệ chưa tròn 18 tháng tuổi, mẹ em đã đột ngột qua đời sau trận ốm chỉ vọn vẹn 4 ngày. Giọng nói nghẹn ngào, Huệ kể lại: “Mẹ em mất gần như đột tử, chính vì mẹ em mất đột tử, nên em rất là sốc, em rất khó để chấp nhận sự thật. Khi mẹ mất, em vẫn đi học bình thường, em cũng nghĩ mẹ chỉ ốm sốt như thường ngày thôi, nên chỉ em không xuống bệnh viện cùng mẹ lúc mẹ mất, đó cũng là điều khiến em hối hận nhất từ trước tới nay”.
Người lao động chính của gia đình đã ra đi, các em còn quá nhỏ để có thể hiểu được nỗi mất mát vô bờ của mình, cô gái năm 18 tuổi ấy phải ngậm ngùi những cay đắng, buồn tủi, gồng mình lên để lo toan cho gia đình, chăm sóc người bố sức khỏe yếu và các em thơ. Huệ chia sẻ: “Suốt những năm tháng lớp 12 của em thì nổi đau tinh thần chính là nỗi đau lớn nhất. Bởi vì những lúc mình cảm thấy bề tắc nhất, mình lại không tìm thấy nguồn động lực, mình đau khổ rất nhiều về mặt tinh thần. Đương nhiên cũng có những vất vả về mặt vật chất, nhưng vật chất nó vô bờ lắm, nó không biết thế nào là đủ”.
Những lúc cảm thấy cuộc sống chèn ép mình quá nhiều, nỗi tủi thân và đau lòng lại khiến cho Huệ mệt mỏi, nản lòng, thế nhưng em vẫn luôn nghĩ về hai em nhỏ, về sự hy vọng của cả gia đình phía sau của mình, em lại tiếp tục cố gắng từng bước đi nhỏ nhất. Vì em biết rằng “nếu mình có dừng lại, có buông bỏ thì người khổ nhất vẫn sẽ là mình và gia đình mình”.
Khó khăn là thế, nhưng Huệ lại có được một bảng thành tích vô cùng đáng tự hào. Trong 12 năm học của mình, Huệ đều đạt học sinh giỏi toàn diện. Nài ra, Huệ còn giành giải Nhất môn Lịch sử lớp 10 và vượt cấp lớp 12 cấp tỉnh. Giải Nhất môn Lịch sử và giải Ba môn ngữ văn cấp tỉnh lớp 11, giải Nhất môn Lịch sử cấp tỉnh lớp 12. Năm 2017-2018, đại diện tỉnh Vĩnh Phúc tham dự cuộc thi “Tự hào Việt Nam” vòng chung kết toàn quốc tại Hà Nội. Trong kỳ thi đại học vừa qua, Huệ đã đỗ thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với số điểm 27.5.
Trở thành thủ khoa đầu vào khóa 39 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đối với Huệ, đây vừa là niềm vui, sự hãnh diện nhưng cũng chính là một chút áp lực để em phải hoàn thiện bản thân và tiếp tục cố gắng nhiều hơn. Những thành tích xuất sắc đó là sự ghi nhận, minh chứng cho những nỗ lực em đã trải qua cũng là một nền tảng ban đầu, để em tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.
Khát khao trở thành một nữ Biên tập viên và hành trình khẳng định chính mình
Để có thể “chạy trốn” khỏi những suy nghĩ bế tắc, những nỗi đau mất mát quá lớn của mình, Huệ thường lao vào học. Em cho rằng, chỉ khi đầu óc mình không được nghỉ ngơi thì mình mới không bị dồn ép vào những suy nghĩ linh tinh. Tìm kiếm sự bận rộn để tạm quên đi những nỗi đau quá lớn chính là điều vô cùng chua xót mà bất cứ ai trong hoàn cảnh này cũng có thể cảm thấy vô cùng đồng cảm và thấu hiểu cho cô gái nghị lực này.
Phương Huệ (nài cùng bên phải) nhận bằng khen tại Lễ khai giảng năm học 2019 – 2020 (Ảnh NVCC)
“Em cảm giác là nỗi đau lớn nhất là mất người thân mà chính em đã trải qua rồi, thì em nghĩ, sẽ không có bất kỳ khó khăn nào có thể đánh gục mình được nữa” – Huệ tâm sự. Cô sinh viên năm nhất cũng bày tỏ tâm đắc với một câu nói của thầy giáo Đặng Ngọc Khương (Giáo viên hệ thống giáo dục Học Mãi Online) đó là: “Chúng ta vươn lên không phải để tranh dành với ai cả, chúng ta vươn lên chỉ để khẳng định sự có mặt của mình trên cuộc đời này”. Những thành tích của Huệ cũng đã khẳng định một phần nào sự góp mặt của em trên cuộc đời này, thế nhưng với em, mọi thứ dường như chỉ mới bắt đầu cho những dự định và ước mơ lớn hơn của mình. Em luôn tự nhủ rằng mình phải cố gắng nhiều hơn nữa, tập trung trau dồi việc học, đặc biệt là nại ngữ để có thể tiến gần hơn với những mục tiêu, dự định của mình.
Chia sẻ với PV, bạn Phạm Quỳnh Anh (Lớp trưởng Truyền hình CLC K39) cho rẳng: “Bạn Phương Huệ là một người rất ham học hỏi, luôn thẳng thắn tích cực đóng góp ý kiến của mình trong các bài giảng. Nhiều ý kiến của bạn mở ra các khía cạnh sáng tạo trong bài giảng, Huệ thật sự là một người đam mê học tập, sôi nổi và năng động với các hoạt động tập thể”.
Với mong muốn trở thành BTV Truyền hình, Huệ lựa chọn chuyên ngành Truyền hình chất lượng cao thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. TS. Đinh Thị Xuân Hòa (Giáo viên chủ nhiệm lớp Truyền hình CLC K39) khi được hỏi về cô học trò nhỏ của mình, cô tâm sự: “Cô đánh giá rất cao những nỗ lực của Huệ để vươn lên nỗi đau quá lớn về tinh thần và những khó khăn về vật chất và đạt được nhiều thành tích nổi bật, ở lớp, em cũng là sinh viên sống chan hòa với mọi người, được nhiều bạn bè yêu mến. Huệ thật sự trở thành tấm gương để nhiều sinh viên học tập”.
Theo lời kể của Huệ, hiện tại, em đang sinh sống tại gia đình của người chú và được chú thím của mình hỗ trợ kinh phí ăn học. Sự giúp đỡ từ phía người thân, các anh chị báo chí, thầy cô và bạn bè là nguồn động lực rất lớn để Huệ tiếp tục hành trình “khẳng định sự có mặt của mình trên cuộc đời này” và trở thành một BTV Truyền hình xuất sắc.
Phan Cúc
Cùng chuyên mục
Bình luận