Olympic 2024: Không có đơn vị truyền hình trực tiếp ở Việt Nam

(Sóng trẻ) - Olympic Paris (Pháp) 2024 chính thức diễn ra vào ngày 26/7 tuy nhiên không đơn vị truyền thông, đài truyền hình nào ở Việt Nam mua bản quyền phát sóng.

Olympic Paris 2024 diễn ra từ ngày 26/7 đến 11/8 với sự tham dự của 10.700 vận động viên, đại diện cho 206 đoàn tranh tài ở 32 môn thi đấu, với 329 nội dung. Đoàn thể thao Việt Nam góp mặt 16 tuyển thủ tranh tài tại 19 nội dung trong 11 môn thể thao bao gồm: Bắn cung; Judo; Bắn súng; Rowing; Boxing; Canoeing; Điền kinh; Bơi; Cử tạ; Cầu lông; Xe đạp. 

Đây là lần thứ 3 Paris đăng cai Thế vận hội mùa hè. Ảnh: FranceTV
Đây là lần thứ 3 Paris đăng cai Thế vận hội mùa hè. Ảnh: FranceTV

Tối 26-7 (theo giờ địa phương), Olympic Paris (Pháp) 2024 tiến hành Lễ khai mạc. Tuy nhiên, tới thời điểm trên không đơn vị truyền thông, đài truyền hình nào trên lãnh thổ Việt Nam công bố mua bản quyền truyền hình trực tiếp các nội dung của Thế vận hội. Điều này đồng nghĩa, khán giả, người hâm mộ thể thao Việt Nam sẽ khó có cơ hội xem truyền hình trực tiếp các nội dung mà VĐV của thể thao Việt Nam dự tranh. 

Tính đến trước khi Lễ khai mạc diễn ra, có 160 quốc gia và vùng lãnh thổ mua bản quyền truyền hình giải đấu để phát trực tiếp trên lãnh thổ của mình. Các quốc gia tại Đông Nam Á mua bản quyền truyền hình Olympic Paris 2024 để phát trực tiếp là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Myanmar, Campuchia. Được biết, Cơ quan Thể thao Thái Lan (SAT) chi ra 400 triệu baht (hơn 280 tỷ đồng) để sở hữu bản quyền của sự kiện. Một nửa số tiền trong đó do Ủy ban Phát thanh và Viễn thông Quốc gia (NBTC) chi trả, phần còn lại được Quỹ Phát triển Thể thao Quốc gia chi trả với sự hỗ trợ từ khu vực tư nhân. 

Hình ảnh của đoàn thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc Olympic Paris 2024, tay vợt Lê Đức Phát là người cầm cờ - Ảnh: AFP
Hình ảnh của đoàn thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc Olympic Paris 2024, tay vợt Lê Đức Phát là người cầm cờ - Ảnh: AFP

Bốn năm trước, Đài Truyền hình Việt Nam từng là đơn vị mua bản quyền truyền hình và phát trực tiếp các nội dung thi đấu của Olympic Tokyo 2020. Nhưng ở Thế vận hội Mùa hè năm nay, theo nhiều chuyên gia, một trong những nguyên do khiến các nhà đài và đơn vị truyền thông không mặn mà xúc tiến mua bản quyền truyền hình bởi thể thao Việt Nam tham dự ít nội dung và ít cơ hội giành được huy chương. Đồng thời, giá bản quyền truyền hình của giải đấu này không nhỏ.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN