Phai dấu những phong tục ngày Tết

(Sóng Trẻ) - Tết cổ truyền là dịp con người ôn lại một năm đã qua, ghi dấu những thành tích đã đạt được và chuẩn bị những điều tốt đẹp nhất cho năm mới. Có rất nhiều phong tục được coi là may mắn, là khởi đầu tốt đẹp cho một năm mới. Tuy nhiên, hiện nay những phong tục đó đang dần bị mai một.

Xin chữ đầu năm

Phong tục xin chữ đầu năm bắt nguồn từ khi ông cha ta còn dùng chữ Hán, chữ Nôm làm chữ viết chính thống của đất nước. Người dân xin chữ đầu năm để trưng bày câu đối, trướng, hoành phi ngày Tết, vừa thể hiện lòng quý trọng đối với chữ nghĩa, học vấn; cũng là sự cầu mong cho năm mới sẽ tốt lành như những chữ: đức, phúc, tài, tâm,…

Ngày nay, khi chữ Hán, chữ Nôm không còn thịnh hành thì phong tục xin chữ đầu năm dần bị mai một. Vắng bóng hơn những ông đồ già “Bày mực tàu giấy đỏ/ Trên phố đông người qua” (Vũ Đình Liên).

Để nét đẹp truyền thống không bị biến mất, vào dịp Tết Nguyên Đán, những người biết chữ Hán, chữ Nôm hay sinh hoạt ở các câu lạc bộ thư pháp mở những bàn viết chữ cho mọi người, nhất là trẻ em đến xem viết chữ và xin chữ. Lớp trẻ có cơ hội thấy được sự tồn tại của một nét văn hóa đặc trưng của đất nước hiếu học.

b07aaff46_1.jpg
 Ông đồ già ngày nay viết chữ ở Văn Miếu, Bờ Hồ để gìn giữ văn hóa truyền thống (Ảnh minh họa – Nguồn internet)

Tục lệ khai bút
Khai bút là một nghi thức của kẻ có học ngày xưa. Người ta chọn thời điểm tốt lành, hoàng đạo trong năm mới để viết ra những điều tươi đẹp, mong việc học hành và con đường tri thức được suôn sẻ, thuận lợi. 

Khai bút đầu xuân như một biện pháp khuyến khích học hành ở trẻ em. Hiện nay, nhiều gia đình dường như đã “bỏ quên” tục lệ này, ngày Tết chỉ chú trọng việc ăn chơi, nghỉ ngơi.

b07aaff46_2.jpg
Học sinh khai bút đầu xuân mong bắt đầu một năm học mới thuận lợi (Ảnh minh họa – Nguồn internet)

Bạn Diệu Linh (sinh viên khoa Giáo Dục Tiểu Học, Đại học Thủ đô Hà Nội) cho biết: “Ngày bé mình được ông bà nhắc khai bút mỗi lần năm mới. Khi mình viết thì ông bà chúc mình học giỏi, nghe lời cô giáo nên mình rất thích, từ đó cố gắng học tập. Bây giờ lớn, bận nhiều việc hơn nên mình quên luôn cả khai bút. Năm nay mình sẽ nhớ để thực hiện, vừa may mắn lại tạo được động lực cho bản thân.”

Tết trồng cây

Tết trồng cây được Bác Hồ phát động vào ngày mồng 5 tết âm lịch mỗi năm. Trồng cây vào mùa xuân để cầu mong sự tươi tốt, lộc lá đến với cuộc sống, đồng thời tạo môi trường sống trong lành hơn.

Phong tục trồng cây ngày Tết bị hạn chế do ở thành phố không có không gian để tự trồng cây. Một số nhà trường khắc phục bằng cách tổ chức lễ trồng cây nhân dịp năm mới cho học sinh tham gia.

b07aaff46_3.jpg
Các trường tiểu học cho học sinh tham gia trồng cây ngày Tết hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ (Ảnh minh 

Gói bánh chưng

Câu chuyện gói bánh chưng ngày tết lưu truyền từ thời Lang Liêu, trở thành nét văn hóa thờ cúng cũng như ẩm thực ở Việt Nam. 

Ngày nay, người dân thành thị không có nhiều thời gian chuẩn bị cho Tết, và các dịch vụ phục vụ sẵn phổ biến, nên nhiều gia đình đặt bánh chưng gói sẵn chủ yếu chỉ để bày bàn thờ. Điều đó vô tình làm mất đi không khí rộn ràng, đầm ấm quanh nồi bánh chưng, chuẩn bị những lễ vật linh thiêng dâng lên ông bà tổ tiên.

05ad85757_images_3.jpg 
Được tự tay gói bánh chưng, các em học sinh sẽ cảm thấy ngày Tết ý nghĩa hơn (Ảnh minh họa – Nguồn internet)

Nhà trường đóng góp một phần công sức lớn trong việc gìn giữ những nét đẹp này. Bé Mai Thùy (học sinh lớp 1 trường Tiểu học Phú Diễn) háo hức nói: “Tuần sau cháu được đi gói bánh chưng ở lớp. Cô giáo bảo cháu sẽ được tự gói bánh mang về cho bố mẹ và em cháu.”

Những phong tục ngày Tết không còn thịnh hành, nhưng ngày nay chúng đang được cố gắng gìn giữ để lớp trẻ có được cách tận hưởng ngày Tết chân thực, mộc mạc, gần nhất với truyền thống ở Việt Nam.
Hoài Thu
ĐPT K34 A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN